Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok-2012-12-17
Các nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn kêu gọi và tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn tiếp tục bị chính quyền thành phố ngăn chặn, sách nhiễu vào chủ nhật 16/12 vừa qua.Thô bạo với dân
Một tuần lễ sau ngày chủ nhật 9 tháng 12 với cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngắn ngủi diễn ra trước tiền sảnh Nhà hát lớn thành phố, các vị nhân sĩ, trí thức hàng đầu tham gia biểu tình và ký tên trong đề nghị hồi ngày 27 tháng 7 yêu cầu thành phố tổ chức cho người dân biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, cũng như thông báo cuộc biểu tình vào ngày 9 tháng 12 vừa qua, tiếp tục bị nhân viên an ninh cầm chân ở nhà hay theo dõi; thậm chí ép xe gây tai nạn cho họ như trường hợp nhà báo Nguyễn Quốc Thái.
Ông Nguyễn Quốc Thái có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự do và trước hết trình bày lại sự việc của bản thân ông trong ngày 16 tháng 12 như sau:
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Sáng hôm qua tôi đi lễ giỗ thân phụ tôi dưới Thủ Đức. Trên đường từ nhà tôi đi đến gần ngã tư Điện Biên Phủ- Phạm Ngọc Thạch, có một thanh niên tông vào tôi rất mạnh. Tôi năm nay lớn tuổi rồi nên tay lái lạng quạng. Tôi cố kềm lại để không bị té; nhưng cổ tay bị trặt, đau cho đến hôm nay. Khi tôi dựng xe, khi chưa định hồn được bởi cú va đập mạnh như vậy, thì có hai cảnh sát giao thông ập tới và cướp chìa khóa xe của tôi.
Sau đó họ hỏi giấy tờ của tôi và tôi đưa giấy tờ cho họ. Họ giữ xe của tôi và đòi chở tôi về Công an Quận 3. Tôi nói tôi bị người khác tông và cố tình gây ra vụ va đập này, sao lại giữ tôi như vậy? Họ nói cứ về Quận 3 giải quyết bởi vì đây là vụ va đập mà đây là Tuần lễ An Toàn Giao thông nên chúng tôi phải giải quyết.
Tôi không ngờ họ dùng một biện pháp rất thô bạo như vậy đối với tôi. Họ có thể dừng xe tôi lại, họ có thể xét hỏi giấy tờ của tôi, họ mời tôi về một cơ quan pháp luật; nhưng họ không thể dùng một biện pháp là tông xe, đạp xe tôiKhi về đến Quận 3, tôi biết người tông xe vào tôi là một cảnh sát hình sự. Họ bắt tôi ngồi làm việc, đưa tôi tờ khai, rồi họ đóng cửa và bỏ đi từ lúc 6:30. Đó là sự việc rất bất hợp lý, gây ra những tổn thương về tinh thần cho tôi và những bạn bè của tôi.
Ô. Nguyễn Quốc Thái
Tôi không ngờ họ dùng một biện pháp rất thô bạo như vậy đối với tôi. Bởi vì nếu họ cần giử tôi hay làm bất cứ gì thì có luật pháp: họ có thể dừng xe tôi lại, họ có thể xét hỏi giấy tờ của tôi, họ mời tôi về một cơ quan pháp luật; nhưng họ không thể dùng một biện pháp là tông xe, đạp xe tôi để tôi có thể té xuống và gây ra tại nạn như vậy được. Nhưng rất may, tôi là người Công giáo, tôi tin có Chúa phù hộ tôi khỏi những tai họa và dã tâm muốn gây cho tôi.
Gia Minh: Ông có thể lý giải vì sao bản thân ông lại gặp sự việc như vậy?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Theo tôi được biết thì họ nghĩ tôi đi biểu tình; bởi vì theo tôi được biết tất cả những người trong số 42 người ký vào thư gửi UBND Thành phố đều bị cầm giữ tại nhà
bằng nhiều cách khác nhau. Có người đi ra đường như anh Lê Công Giàu, anh Huỳnh Tấn Mẫm, hay ai đó cũng đều bị chặn lại, và có người bị ép lên xe đưa về nhà hoặc đâu đó. Riêng tôi bị sử dụng một biện pháp thô bạo như vậy. Rất may lúc này tôi còn được ngồi nói chuyện với anh ở đây. Gia Minh: Như vậy trong ngày 9 tháng 12, ông cũng không thể tham gia biểu tình?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Ngày 9 tháng 12 tôi ở cách Sài Gòn 300 cây số. Lúc đó tôi phải đi công việc riêng.
Gia Minh: Trước đó tại những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, ông đều có tham gia?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Không phải có mặt mà còn đi hàng đầu nữa. Đó là chuyện lương tâm của mình mà. Trước tình hình của đất nước như vậy, thì lương tâm của mình mách bảo và dẫn dắt mình đến những nơi mà mình phải làm gì.
Đừng làm mất lòng tin người dân
Gia Minh: Mặc dù lương tâm và ý thức của người công dân thúc đẩy làm vậy, nhưng phía chính quyền vẫn ngăn trở; ông nghĩ sao về những hành động lâu nay của phía chính quyền đối với những người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc gây hấn?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Trong cuộc nói chuyện với UBND Thành phố gồm có anh Lê Công Giàu, anh Cao Lập và tôi, tôi có hỏi ông đại diện của UBND Thành phố là các ông có cảm thấy vui khi chúng tôi có mặt trong những cuộc biểu tình phản đối những thế lực nước ngoài xâm lược nước ta hay không và các ông nghĩ thế nào vào lúc đó chúng tôi đang ngồi trong một bar uống rượu, chơi bida hoặc làm điều gì đó? Các ông có hãnh diện là thành phố này có những công dân như chúng tôi hay không? Và tôi cũng nói với họ là xin các ông hãy giữ gìn niềm tin của nhân dân vào những người lãnh đạo của thành phố này.
Gia Minh: Nhưng chính quyền vẫn không làm những việc để đáp ứng những nguyện vọng như vậy; theo ông những biện pháp tốt nhất cho đất nước sắp tới đây là thế nào?
Tôi cầu mong những vị lãnh đạo đất nước này có một sự sáng suốt và có một quyết định rất đúng đắn, hợp thời, và đúng lúc để nhân dân còn tin ở người lãnh đạo của mình và kính trọng những người lãnh đạo của mình.Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Tôi có trả lời một cuộc phỏng vấn của VTV nhưng sau đó họ không phát đi cuộc trả lời phỏng vấn đó. Tôi có nói rằng sự hòa hoãn, nhân nhượng, hữu nghị nếu bước qua một ranh giới nào đó thì sẽ biểu hiện một sự ươn hèn và sợ hãi. Những người lãnh đạo đất nước này đừng bao giờ để cho nhân dân nghĩ rằng những lãnh đạo của mình ở trong tâm trạng ươn hèn và sợ hãi.
Ô. Nguyễn Quốc Thái
Gia Minh: Còn cụ thể gì nữa không thưa ông?
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Trong hoàn cảnh đất nước mà chúng tôi đang sống, có những điều mà chúng tôi được thông tin, có những điều chúng tôi chỉ biết một phần, có những điều chúng tôi biết hết; trong hoàn cảnh đất nước này, là một công dân bình thường tôi cầu mong những vị lãnh đạo đất nước này có một sự sáng suốt và có một quyết định rất đúng đắn, hợp thời, và đúng lúc để nhân dân còn tin ở người lãnh đạo của mình và kính trọng những người lãnh đạo của mình.
Sau khi xảy ra những sự việc như đối với một trong 42 người ký tên vào kiến nghị thành phố tổ chức biểu tình chống Trung Quốc hồi ngày 27 tháng 7, xuất hiện văn bản nêu rõ 'Tôi tiếp tục tố cáo' ký bởi ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh và hiện là phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam,
Ông này nhắc lại mọi trường hợp bị sách nhiễu trong ngày 16 tháng 12, trong đó có những cá nhân và gia đình của họ cũng như điều mà ông này cho là thủ đoạn khi Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí do bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm phụ trách cũng bị đe dọa. Đây là nơi đang giúp chữa trị cho hơn 100 cháu bé bị tự kỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét