Thứ hai, 13/08/2012, 07:29
7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất siêu 100 triệu USD nhưng riêng thị trường Trung Quốc lại thâm hụt 8,3 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu bắt đầu từ 2001 đang tăng chóng mặt trong 3 năm gần đây.
Câu chuyện thâm hụt thương mại với Trung Quốc bắt đầu được chú ý cách đây hơn 10 năm, khi Việt Nam chuyển từ xuất siêu 130 triệu USD năm 2000 sang nhập siêu gần 200 triệu USD một năm sau đó.
Con số này tuy không lớn nhưng liên tục tăng dần trong những năm tiếp theo. Đồng thời, tỷ trọng trong tổng nhập siêu của toàn nền kinh tế ngày một cao.
Con số này tuy không lớn nhưng liên tục tăng dần trong những năm tiếp theo. Đồng thời, tỷ trọng trong tổng nhập siêu của toàn nền kinh tế ngày một cao.
Đến 2009, thâm hụt với Trung Quốc (11,5 tỷ USD) gần như đã chiếm toàn bộ số chênh lệch giữa xuất - nhập khẩu của Việt Nam (12,2 tỷ USD).
Liên tiếp trong vòng 2 năm sau đó, mức chênh lệch này nhanh chóng vượt xa tổng nhập siêu.
Sau 7 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập ròng từ Trung Quốc 8,3 tỷ USD (xuất 7 tỷ USD, nhập khẩu 15,3 tỷ), trong khi cán cân tổng thể vẫn xuất siêu khoảng 100 triệu USD. Với con số này, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng chỉ đứng thứ 5 về xuất khẩu.
Xuất - nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường lớn sau 7 tháng 2012. Số liệu: GSO
|
Trong Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2011, Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã cảnh báo về thực trạng này.
Số liệu VEPR thống kê cho thấy trong khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam phần lớn xuất sang Trung Quốc các mặt hàng như nhiên - nguyên liệu (than, cao su, gỗ), thực phẩm (rau - củ - quả, thủy sản)…
Trong khi đó, lại nhập khẩu chủ yếu máy móc, sắt thép, hóa chất (phân bón), sợi - nguyên liệu may…
Số liệu VEPR thống kê cho thấy trong khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam phần lớn xuất sang Trung Quốc các mặt hàng như nhiên - nguyên liệu (than, cao su, gỗ), thực phẩm (rau - củ - quả, thủy sản)…
Trong khi đó, lại nhập khẩu chủ yếu máy móc, sắt thép, hóa chất (phân bón), sợi - nguyên liệu may…
“Soi” lại những mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu ở hầu hết các nhóm đều giảm khoảng 5 - 30% về cả lượng lẫn giá trị hàng hóa.
Riêng xuất khẩu than giảm 32% thì bán cho Trung Quốc (chiếm gần 80% tổng xuất khẩu) giảm 16%. Nhập khẩu nói chung cũng có dấu hiệu chậm lại, các mặt hàng đều giảm 4 - 14%, nhưng lượng nhập từ thị trường Trung Quốc vẫn tăng đều.
Riêng xuất khẩu than giảm 32% thì bán cho Trung Quốc (chiếm gần 80% tổng xuất khẩu) giảm 16%. Nhập khẩu nói chung cũng có dấu hiệu chậm lại, các mặt hàng đều giảm 4 - 14%, nhưng lượng nhập từ thị trường Trung Quốc vẫn tăng đều.
Cụ thể, lượng nhập sắt thép giảm 4% nhưng từ thị trường Trung Quốc vẫn đạt hơn một triệu tấn, tăng 22%. Giá trị nhập sợi - nguyên liệu may từ thị trường này thậm chí còn tương đương hơn 2 tỷ USD, tăng nhẹ (0,7%) trong khi giá trị nhập tổng thể giảm hơn 14% so với cùng kỳ.
Việt Nam cũng nhập khoảng 2,4 tỷ USD máy móc từ Trung Quốc trong 7 tháng. Con số này tuy có giảm (2%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giảm chung (11,3%) của toàn ngành.
Việt Nam cũng nhập khoảng 2,4 tỷ USD máy móc từ Trung Quốc trong 7 tháng. Con số này tuy có giảm (2%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giảm chung (11,3%) của toàn ngành.
Tìm hiểu về nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, có nhiều lý do, trong đó năng lực sản xuất hàng tiêu dùng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư - năng suất lao động yếu, dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu để củng cố cán cân thương mại…
Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu công nghiệp phụ trợ, nặng về gia công hiện phải nhập tới 80 - 90% nguyên phụ liệu cho sản xuất, mà chủ yếu là từ Trung Quốc - nơi nguồn cung các mặt hàng này vừa rẻ, lại vừa dồi dào.
Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu công nghiệp phụ trợ, nặng về gia công hiện phải nhập tới 80 - 90% nguyên phụ liệu cho sản xuất, mà chủ yếu là từ Trung Quốc - nơi nguồn cung các mặt hàng này vừa rẻ, lại vừa dồi dào.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, những nguyên nhân trên đã dẫn tới tình trạng xuất khẩu của Việt Nam tuy có tăng, nhưng rất nhiều trong số đó là xuất khẩu “hộ” Trung Quốc. Còn việc nhập siêu từ Trung Quốc, bà Chi Lan chỉ ra nguyên nhân đáng lo ngại hơn.
Phân tích của bà Phạm Chi Lan cũng như báo cáo của VEPR cho thấy, lý do quan trọng khiến nhập siêu gia tăng trong những năm gần đây là sự thắng thế liên tục của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án tại Việt Nam.
Riêng giai đoạn 2007 - 2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên (trong đó có 2 trường hợp vốn trên 2 tỷ USD).
Các dự án “ưa thích” của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông…
Riêng giai đoạn 2007 - 2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên (trong đó có 2 trường hợp vốn trên 2 tỷ USD).
Các dự án “ưa thích” của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông…
Nhà thầu Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế tại các dự án tại Việt Nam.
|
Đây chính là lý do khiến máy móc - thiết bị kỹ thuật luôn là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc vào Việt Nam. “Điều này bất lợi hơn nhiều so với nhập nguyên phụ liệu, bởi đa phần máy móc nhập từ Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, hoặc đã lạc hậu.
Các dự án xây dựng cũng hay chậm tiến độ, có hoàn thành thì chất lượng cũng không cao. Rồi chính người Việt lại phải sử dụng những sản phẩm, công nghệ đó”, bà Lan phân tích.
Một vấn đề khác cũng được chuyên gia này chỉ ra là phần lớn dự án quan trọng ở lĩnh vực điện, giao thông mà phía Trung Quốc đang làm nhà thầu đang sử dụng vốn vay ODA.
“Như vậy, vốn giá rẻ mà Việt Nam đi vay, các nước khác giúp đỡ, lại được sử dụng để mua máy móc Trung Quốc, làm lợi cho họ. Điều này sẽ khiến các nhà tài trợ không thực sự hài lòng”, chuyên gia này nhận định.
“Như vậy, vốn giá rẻ mà Việt Nam đi vay, các nước khác giúp đỡ, lại được sử dụng để mua máy móc Trung Quốc, làm lợi cho họ. Điều này sẽ khiến các nhà tài trợ không thực sự hài lòng”, chuyên gia này nhận định.
Trên thực tế, cơ quan quản lý từ lâu cũng đã nhận rõ sự bất hợp lý trong cán cân thương mại 2 nước.
Ngay từ năm 2007, Bộ Công Thương đã vạch ra đề án Phát triển xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 với mục tiêu hạn chế dần thâm hụt thương mại.
Phát biểu với báo chí gần đây, Nguyễn Thành Biên cũng cho biết giải pháp quan trọng nhất để đạt mục tiêu này là tăng nhanh xuất khẩu, trong đó trước mắt tập trung vào các mặt hàng có lợi thế tự nhiên và lao động. Kế đó (2016-2020), sẽ đẩy mạnh các mặt hàng công nghệ mới có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghiệp và chất xám cao…
Ngay từ năm 2007, Bộ Công Thương đã vạch ra đề án Phát triển xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 với mục tiêu hạn chế dần thâm hụt thương mại.
Phát biểu với báo chí gần đây, Nguyễn Thành Biên cũng cho biết giải pháp quan trọng nhất để đạt mục tiêu này là tăng nhanh xuất khẩu, trong đó trước mắt tập trung vào các mặt hàng có lợi thế tự nhiên và lao động. Kế đó (2016-2020), sẽ đẩy mạnh các mặt hàng công nghệ mới có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghiệp và chất xám cao…
Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Việt Nam vẫn chưa thành công trong việc hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, thậm chí ngày một thiệt thòi hơn trong giao thương. Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp được đề ra nhưng chưa được thực hiện một cách nhất quán và kiên định.
Một thực tế khác là các doanh nghiệp Trung Quốc hầu như chỉ thực hiện chiến lược “nhà thầu” chứ rất ngại mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2011, vốn FDI từ Trung Quốc chỉ đạt hơn 800 triệu USD, đứng thứ 14 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư (số vốn trong 4 năm trước đó cũng chỉ dao động trong khoảng 360 - 570 triệu USD). Số vốn này khó có thể khỏa lấp thâm hụt thương mại nhiều tỷ USD của Việt Nam trên cán cân thanh toán tổng thể với Trung Quốc.
Năm 2011, vốn FDI từ Trung Quốc chỉ đạt hơn 800 triệu USD, đứng thứ 14 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư (số vốn trong 4 năm trước đó cũng chỉ dao động trong khoảng 360 - 570 triệu USD). Số vốn này khó có thể khỏa lấp thâm hụt thương mại nhiều tỷ USD của Việt Nam trên cán cân thanh toán tổng thể với Trung Quốc.
Theo kết quả nghiên cứu tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 - 2011 và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), trong giai đoạn 2000 - 2010, tỷ giá thực của đồng Việt Nam đã đắt lên so với đôla Mỹ 25,9%, trong khi con số tương tự của nhân dân tệ với USD là 19,78%.
Ngay cả khi tính thêm lần phá giá 9,3% vào năm 2011 thì đồng Việt Nam vẫn đắt lên tương đối so với nhân dân tệ. Điều này khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp thêm bất lợi trước các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. |
Chơi với TQ tiền mất, tật mang.
Trả lờiXóa