Ngày này năm trước: Biểu tình lần thứ 10. Đây là cuộc biểu tình thành công cuối cùng, trước khi cuộc biểu tình lần thứ 11 vào ngày 21/8 bị dập tắt, kết thúc phong trào biểu tình yêu nước, chống Trung Quốc trong năm 2011.
NTT blog xin giới thiệu lại bài viết ngày 14/8/2011:
THỦ ĐÔ TIẾP TỤC XUỐNG ĐƯỜNG
Mỗi lần đi biểu tình, mình thấy tình yêu Tổ quốc càng thêm tha thiết; yêu thêm Thủ đô ngàn năm văn vật; yêu thêm những người yêu nước. Kể ra cũng kỳ lạ, trong những cuộc biểu tình, người ta dễ làm quen hơn, nhanh chóng trở thành thân thiết hơn bất cứ môi trường nào. Những ấn tượng không mấy hay ho về lực lượng công an cũng dần dần được cải thiện.
Vậy thì tại sao, vì lý do gì ta không đi hay không dám đi biểu tình cơ chứ.
Chả thế, nhiều người chỉ vì khao khát được bày tỏ tình yêu Tổ quốc, khao khát hòa mình vào không khí chung của những người yêu nước mà lặn lội từ các tỉnh về thủ đô vào những chủ nhật hẹn nhau.
Cảm giác sau mỗi cuộc biểu tình cũng có những điểm mới khác nhau, chẳng phải là sự lặp lại của cuộc biểu tình lần trước.
Hà Nội hôm nay trời mát. Cuộc biểu tình lần thứ 10 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có kế hoạch đặt giàn khoan thăm dò khủng ở Biển Đông, tập trung quân sát biên giới Việt Trung nói là tập trận. Những trang mạng quá khích của Trung Quốc tung ra kế hoạch đánh chiếm Việt Nam trên đất liền. Rồi ở Cà Mau, người ta vừa lôi ra hơn 1000 lao động Trung Quốc làm việc bất hợp pháp, Tình trạng này phổ biến ở tất cả các dự án mà phía TQ trúng thầu mà việc khắc phục là rất nan giải.
Rất nhạy bén, những người biểu tình đã đưa ra các khẩu hiệu, biểu ngữ phù hợp với diễn biến mới.
Xin được gửi tới các bạn một vài hình ảnh về cuộc biểu tình của những người yêu nước tại Thủ đô Hà Nội lần thứ 10.
Có lệ thuộc vào Trung Quốc không? Hồ Chí Minh: Không bao giờ”
Tổ quốc gọi, chúng con xin có mặt vì bình yên xã tắc sơn hà:
Đoàn kết xây ASEAN xóa lưỡi bò Trung Quốc:
Phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan thăm dò tại Biển Đông:
Chấm dứt tình trạng lao đông Trung Quốc trái phép tại Việt Nam:
Tổ quốc không của riêng ai …:
Yêu nước là quyền thiêng liêng của mọi người dân Việt Nam! Nhân dân có quyền dược biết được bàn về việc nước:
Bốn nghìn năm cha ông ta dựng nước, là dân Nam ta phải giữ cơ đồ (Lời bài hát “Người con gái Việt nam”):
Nhà văn Nguyên Ngọc tác giả “Đất nước đứng lên” từ Sài Gòn ra. Ông ra Hà Nội để mục kích đất nước lần này đứng lên như thế nào. Mình cũng bon chen chụp chung với ông một kiểu:
Ba cha con cùng đi biểu tình. Bác bên trái là mình nhờ đứng vào để tránh chụp 3: (ghi chú ngày 14/8/2012: Lúc ấy chưa biết “bác” này là JB Nguyễn Hữu Vinh)
Còn đây là hai chị em khi đang tuần hành:
Kem và nước uống cung cấp thoải mái. Một người đi đường dừng xe máy tặng cho đoàn 1 bịch nước uống. Bác dắt xe đạp đang phục vụ nước cho đoàn. Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà lễ mễ bê một túi kem nặng, phát mãi không hết:
Tràng cảnh tắc đại thanh (cổ dài thì kêu to). Nhưng không đúng với trường hợp Phương Bích (kêu vẫn to):
Bác gái người nhỏ bé tuần nào cũng thấy có mặt. Bác mang biểu ngữ có dòng chữ “Tổ quốc lâm nguy xin đừng vô cảm”. Một bác trai thấy thế đến giật ngay lấy cái đó bỏ đi. Bác tỏ ra rất gay gắt: “Tổ quốc của ta, ta bảo vệ. Không phải xin xỏ bố con đứa nào hết. Rồi bác thay cho bác gái kia biểu ngữ “Tổ quốc trên hết” (Ghi chú ngày 14/8/2012: Lúc ấy chưa biết ông này là Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải):
Từ Anh Tú, sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái Nguyễn bị đuổi học vì đọc báo mạng hôm nay thấy xuất hiện. Nghe nói Tú được thầy Đỗ Việt Khoa nhận về bố trí cho công việc:
Và đây, Nguyễn Anh Tuấn, sinh viên năm 3 Học viện Hành chính Cơ sở Hà Nội với lá đơn tự thú nổi tiếng về tội “tàng trữ tài liệu phản động” do Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ làm ra:.
Gốc tre còn chả ăn ai nữa là Gốc Sậy. Gã đang lăng xăng tác nghiệp. Buổi trưa ngồi uống bia với nhau, mấy cậu cho biết, gã chính là Nguyễn Hồng Kiên, một trong 4 thần đồng thơ xuất hiện trong những năm 60 của thế kỷ trước là Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên và Hoàng Hiếu Nhân. Vui miệng, gã kể mấy câu về chuyện hồi bé, người ta đôn gã lên thành thần đồng như thế nào:
Trang bìa báo Thanh Niên phóng khổ lớn hôm nay vẫn được mang đi, chắc là để nhắc nhở, nhỡ ra có chiến sĩ công an nào “quên” mà nặng tay với dân chăng:
Hình như mấy chàng cảnh sát đang nghĩ, đồng bào cứ việc biểu tình hô cho khỏe, chúng tôi vì nhiệm vụ không hô hét được thì phải chịu chứ cũng thích được như mọi người lắm:
Nghệ sĩ Tạ Trí Hải kéo đàn sát cửa xe cảnh sát, chắc là ông đang làm công tác “binh vận”:
Đoàn biểu tình diễu hành quanh Hồ Gươm. Lần này có rất nhiều gương mặt mới. Đáng chú ý là có cả những tiếng hô: “Không được xuyên tạc qui kết người yêu nước”, “Bảo vệ trí thức”:
Cho đoàn ta qua …
… về đài Cảm tử:
Một cậu rủ mình với Gốc Sậy đi uống nước ở quán gần đó. Mình loanh quanh, đến sau một tí thấy hai người vẫn ngồi ngoài. Hỏi ra mới biết là quán không bán. Minh Hằng bảo, quán này không bán nước cho người yêu nước thì ta đi chỗ khác:
Bây giờ mới nhìn thấy Nguyễn Chí Đức, người từng 4 lần đưa mặt và ngực vào đế dép của đại úy Minh làm cho đại úy từ trên xe loay hoay tìm cách bước xuống đường nhưng mãi nhưng không được đành phải “đặt tạm” đế dép vào đấy:
Trở lại chuyện quán nước không bán nước cho người yêu nước. Tính mình vốn cẩn thận mới hỏi lại một cô bé bán hàng: “Quán này không bán à cháu?” “Vâng” “Sao không bán?” Im lặng. Mình mới gặng hỏi: “Thế ai ra lệnh không được bán hàng?” Cô bé cười, không nói gì, có vẻ rất là bí hiểm.
Chợt nhớ hôm 17/7, đoàn biểu tình đến ngang Bảo tàng Hà Nội, thấy đoàn biểu tình chờ ở bến, tất cả xe bus bỏ qua không dừng lại. Hôm ấy, vì mình mệt quá nên dừng trước một bến. Khi xe bus mình đi ngang qua, cậu lái xe bảo: bọn biểu tình đấy, rồi thản nhiên vụt qua. Sau này nói chuyện lại mới biết cuối cùng mọi người phải đi xe ôm hay tắc xi về.
Sao lại có kẻ ghét người biểu tình thế nhỉ?
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng không thể cản nổi bước chân của người yêu nước Việt Nam.
Bài và ảnh: Nguyễn Tường Thụy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét