Hiện
nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên
dòng chính hạ lưu sông Mekong, trong đó
có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng
Lào. Đề án này đã được đem ra
thảo luận giữa các quốc gia thành viên
của Ủy hội Sông Mekong từ tháng 9/2010.
Đến
tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc
gia thành viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã
đồng ý đình hoãn kế họach xây đập
thủy điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm
tìm hiểu thêm về những tác động tiêu
cực mà chuỗi các đập thủy điện xây
trên dòng chính hạ lưu Mekong có thể
gây ra trên môi trường và những ảnh
hưởng trên sản xuất nông ngư nghiệp và
cuộc sống của người dân trong lưu vực.
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân |
TS
Huỳnh Long Vân : Ngày
4/02/2012, Cơ quan Điện lực Thái Lan Electricity
Generating Authoriy of Thailand-EGAT xác nhận trước Ủy
ban Quản tri của Quốc hội Thái Lan là EGATđã
ký hợp đồng với Công ty đầu tư đập
Xayaburi vào ngày 29/10/2011. Sau đó trong buổi
họp ngày 21/02/2012 với Ủy ban Nhân quyền của
Quốc hội Thái Lan, Ngân hàng nhà nước
Thái Lan, Krung Thai Bank và 3 ngân hàng
tư nhân khác, xác nhận đã hỗ trợ
vốn cho các nhà đầu tư công trình
Xayaburi, sau khi được chánh phủ Thái Lan cho
phép.
Tiếp
theo đó, ngày 17/04/2012 công ty Ch. Karnchang
chánh thức thông báo cho Thị trường Chứng
khoán Thái Lan là công ty này đã
ký hợp đồng xây dựng, trang bị máy móc
và kỹ thuật với Công ty Điện lực của
Xayaburi để xây đập Xayaburi ở Lào. Báo
cáo này còn cho biết thêm là đề
án Xayaburi đã thật sự được khởi công
vào ngày 15/03/2012 và sẽ hoàn tất
trong vòng 96 tháng, với kinh phí tổng cộng
khoảng 2.4 tỉ Mỹ kim.
RFI : Các
nước có liên quan, các tổ chức khu vực
và các tổ chức bảo vệ môi trường đã
phản ứng ra sao trước những dấu hiệu bất thường đó?
TS
Huỳnh Long Vân : Những
thông báo trên đã khiến cộng đồng
hạ lưu sông Mekong và các tổ chức quốc
tế sững sốt, đồng thời gây phẫn nộ và
phản đối từ Cam Bốt và Việt Nam, các tổ
chức phi chính phủ và đặc biệt là một
số nhà khoa học VN thuộc Nhóm Đặc nhiệm về
sông Mekong, Mạng lưới Sông ngòi VN, các
nhóm bảo vệ môi trường khác.
Cam
Bốt đòi đưa Lào ra trước tòa án
quốc tế nếu Lào tự ý tiến hành xây
đập, đồng thời gởi văn thư đến chánh phủ Lào
yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề.
Ủy
ban sông Mekong Việt Nam cho rằng, “việc làm
trên của công ty Ch. Karnchang là không
phù hợp với quan điểm chung của các nước
thành viên MRC, cũng như tinh thần tuyên bố
của Chính phủ Lào về việc tạm ngừng dự án
xây dựng thủy điện Xayabury cho tới khi hoàn
tất quá trình tham vấn với các bên
liên quan”.
21
nhà khoa học thuộc Nhóm Đặc nhiệm sông
Mekong và Tổ chức Mạng lưới Sông ngòi
Việt Nam đã gởi văn thư đến Thủ Tướng nước
CHXHCH Việt Nam, cực lực phản đối những hành động
của công ty Ch. Karnchang và yêu cầu nhà
cầm quyền VN can thiệp để chấm dứt tức khắc những
công trình xây dựng, đồng thời yêu
cầu thực thi thỏa thuận đã đạt được trong năm
2011 về sông Mekong.
Trong
khi đó, tổ chức Mạng lưới Sông ngòi VN
có phần phát biểu như sau: ” Nếu các
nhà cầm quyền khu vưc Mekong thực sự muốn thảo
luận về những hợp tác trong tương lai để tài
nguyên sông Mekong được quản lý tốt, đúng
cách, bảo đảm cho sư phát triển bền vững
của khu vực, thì các quốc gia này trước
tiên phải đồng ý ngưng ngay tức khắc việc
xây đập Xayaburi, trong khi các chương trình
nghiên cứu bổ túc được tiến hành”.
Ngoài
ra, Nhóm bảo vệ môi trường Chiang Khong ở Thái
Lan cũng cho rằng công ty Ch. Karnchang không có
quyền tiến hành xây đập, vì chưa có
sự đồng thuận của các quốc gia thành viên,
theo như tinh thần của thủ tục PNPCA. Nhóm này
kêu gọi Thái và Lào phải có
thái độ dứt khoát và yêu cầu chấm
dứt việc xây dựng.
Một
số người dân Thái Lan đã tổ chức biểu
tình phản đối trước trụ sở của công ty Ch.
Karnchang và tập hợp ở Phuket để trao kháng
thư đến Ủy hội Sông Mekong, nhân buổi hội
thảo ngày 03/05/2012 của chương trình MRC Mekong
2 Rio International.
Liên
minh cứu sống Sông Mekong cũng kêu gọi các
nhà cầm quyền trong khu vực phải nhanh chóng
làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến dự
án Xayaburi và các đề án khác
trên dòng chính hạ lưu sông Mekong.
Trước
những phản đối mạnh mẽ trên, vào ngày
10/05/2012, Giám đốc Thông tin Bộ Ngoại giao Lào,
kế đến là Ông Viraponh Viravong, Tổng Giám
đốc Nha Điện Lực, nay là Thứ Trưởng Bộ Năng
lượng và Hầm Mỏ của Lào cho phái viên
AFP biết :” Không có xây cất nào trên
sông Mekong, chỉ có một số cơ sở và
đường xá đã được làm từ trước, vào
thời điểm mà đề án được chánh phủ
Lào chấp thuận”.
Tuy
nhiên, Ông Viraponh Viravong cho biết thêm: “
Một bản đánh giá mới về những tác
động của đập Xayaburi đã được chuyển đến các
quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mekong và
Lào hiện đang chờ sự chấp thuận của các
quốc gia này”. Ông tỏ ra tin tưởng: “Bản
phúc trình mới này sẽ giúp các
quốc gia thành viên MRC hiểu được tính an
toàn và không hủy hoại môi trường
của con đập và đề án từ đó có
thể được tiến hành”. Thông tin này của
ông Viravong giúp chúng ta hiểu thêm vì
sao có những diễn biến gần đây từ phía
Thái Lan. Qua những diễn biến trên chúng ta
thử hỏi liệu có những thúc đẩy nào từ
bên trong không?
RFI : Vì
sao Thái Lan gia tăng áp lực để thúc đẩy
kế hoạch khai thác thủy điện hạ lưu Mekong?
TS
Huỳnh Long Vân : Sau khi chiến tranh Đông Dương
chấm dứt, nền kinh tế khu vực Mekong được hồi phục
và tiếp tục phát triển. Điều này dẫn
đến tình trạng gia tăng nhu cầu năng lượng, đặc
biệt là ở các quốc gia Thái Lan, Trung
Quốc và Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu gia
tăng năng lượng này, Trung Quốc và Việt Nam
chủ trương khai thác thủy điện trong nước và
đồng thời nhập khẩu điện sản xuất từ các
quốc gia láng giềng. Riêng Thái Lan, theo ước
tính của các cơ quan điện năng Thái Lan,
nhu cầu năng lượng của Thái Lan sẽ tăng gấp đôi
vào năm 2021 so với năm 2009.
Tuy
nhiên, chánh phủ Thái Lan, với chủ trương
bảo vệ môi trường, khuyến khích các công
ty xây dựng và tập đoàn tài chánh
đầu tư khai thác thủy điện ở các quốc gia
láng giềng, và nhập khẩu điện ngược lại
vào xứ Thái, coi như là « xuất khẩu
» những chống đối của quần chúng đối với
các dự án thủy điện sang các quốc gia
láng giềng, nơi mà tiếng nói của người
dân không được tôn trọng và luật lệ
nơi đây còn lỏng lẻo. Vì thế, Thái
Lan tỏ ra rất nồng nhiệt, sẵn sàng tạo áp
lực và liên kết với Lào thúc đẩy
tiến hành xây đập Xayaburi.
RFI : Còn
về phía Trung Quốc, họ có những mối lợi gì
nếu Lào vẫn quyết tâm xây đập Xayaburi và
các đập khác trên hạ lưu sông Mêkông
?
TS
Huỳnh Long Vân : Trước
hết chúng ta hãy nhìn sang châu Phi ;
với trường hợp xây các đập thủy điện trên
sông Nile để nhìn thấy đường lối gây
mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực, để
bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trung
Quốc đã viện trợ gần như không điều kiện
cho nhiều quốc gia kém phát triển trên thế
giới, trong đó có Sudan và Ethiopia ở châu
Phi.
Năm 2003, tài trợ Sudan xây đập thủy điện khổng lồ Merowe, có công xuất 1250 MWatt và nâng cấp đập Roseries; năm 2009 tài trợ Ethiopia xây đập thủy điện Tekezze và dự án Tana-Beles. Sông Nile cung cấp 95% lượng nước sử dụng của Ai Cập và các đập thủy điện của Sudan và Ethiopia do Trung Quốc tài trợ đều nằm ở thượng nguồn sông Nile ngăn chặn nguồn nước cung cấp cho Ai Cập. Làm như thế Trung Quốc vô hiệu hoá thỏa ước 1959 giữa Ai Cập và Sudan chia sẻ nguồn nước sông Nile, gây ra những bất đồng giữa các quốc gia trong lưu vực sông Nile, để thiết lập ảnh hưởng của họ ở Sudan và Ethiopia.
Năm 2003, tài trợ Sudan xây đập thủy điện khổng lồ Merowe, có công xuất 1250 MWatt và nâng cấp đập Roseries; năm 2009 tài trợ Ethiopia xây đập thủy điện Tekezze và dự án Tana-Beles. Sông Nile cung cấp 95% lượng nước sử dụng của Ai Cập và các đập thủy điện của Sudan và Ethiopia do Trung Quốc tài trợ đều nằm ở thượng nguồn sông Nile ngăn chặn nguồn nước cung cấp cho Ai Cập. Làm như thế Trung Quốc vô hiệu hoá thỏa ước 1959 giữa Ai Cập và Sudan chia sẻ nguồn nước sông Nile, gây ra những bất đồng giữa các quốc gia trong lưu vực sông Nile, để thiết lập ảnh hưởng của họ ở Sudan và Ethiopia.
Trong
khi đó ở vùng Đông Nam Á,Trung Quốc
gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay ở Biển
Đông với bản đồ đường lưỡi bò để kiểm
soát lưu thông hàng hải trong khu vực,
thương gia Trung Quốc tìm mọi cách để lũng
đoạn thị trường VN, vì thế đối với khu vực
Mekong, chắc chắn Trung Quốc không ngồi yên.
Nếu
các đập thủy điện được xây trên dòng
chính hạ lưu Mekong, Trung Quốc sẽ đạt được
những lợi thế rất quan trọng về giao thông đường
thủy, an ninh quốc phòng, chánh trị, kinh
tế......như sau:
Vì
tất cả 11 đập thủy điện đều được xây theo
chương trình đầu tư BOT (Built-Operation-Transfer), nên
Trung Quốc sẽ thật sự làm chủ 5 đập trong 30 năm,
nên nhờ đó sẽ kiểm soát giao thông
trên sông Mekong từ Vân Nam đến tận biên
giới Cao Miên và Việt Nam, nơi sông Mekong
chảy vào ĐBCLVN
Chuyển
hướng mũi dùi chỉ trích Trung Quốc về những
tác động tiêu cực gây ra bởi các đập
Lancang trên môi trường hạ lưu Mekong
Làm
suy giảm được tiềm năng sản xuất lúa gạo của
châu thổ ĐBCLVN
Gia
tăng ảnh hưởng ở Lào, gây chia rẽ giữa các
quốc gia hạ nguồn nhằm cô lập hóa VN
Bằng
cách nào Trung Quốc có thể ảnh hưởng
đến các quyết định xây đập thủy điện
trên dòng chính hạ lưu Mekong?
Trong
thực tế Trung Quốc đã thúc đẩy việc khai
thác thủy điện trên dòng chính hạ
lưu Mekong qua một số sự việc sau đây:
a.
Trung Quốc đơn phương xây chuỗi đập thủy điện
Lancang ở thượng nguồn; điều này khiến Lào
sau cùng, viện dẫn chủ quyền quốc gia nên có
toàn quyền xử dụng tài nguyên trong phạm
vi lãnh thổ của mình, sẽ để tiến hành
xây đập Xayaburi bất chấp những phản đối của
các quốc gia trong lưu vực (theo nghĩa bình dân
thì Trung Quốc cầm đầu, xúi dục Lào)
b.
Chuỗi đập thủy điện Lancang của Trung Quốc, với những
hồ nước khổng lồ, có khả năng điều tiết và
trong quy trình vận hành sẽ xả nước vào
mùa khô, làm gia tăng dòng chảy sông
Mekong ở thượng Lào, tạo điều kiện thuận lợi
để các đập thủy điện của Lào xây
trên dòng chính hạ lưu, có thể vận
hành suốt năm, thay vì chỉ 5 hay 6 tháng
một năm vào mùa mưa.
c.
Công ty Trung Quốc trúng thầu khai thác 5
trong số 11 đề án thuỷ điện ở hạ nguồn; họ
sẽ sử dụng mọi phương tiện để tạo áp lực
lên các giới chức Lào và Cam Bốt
trong các quyết định liên quan đến việc khai
thác thủy điện trên dòng chính hạ
lưu Mekong.
RFI: Giới
chuyên gia phản ứng như thế nào về phát
biểu của Ông Viraponh Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng
Lượng và Hầm Mỏ Lào. về cái gọi là
“tính thân thiện môi trường” của đập
Xayaburi?
TS
Huỳnh Long Vân : Trong
thời gian kể từ ngày đề án đập thủy điện
Xayaburi được đem ra thảo luận, Ông Viraponh Viravong
đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố rất lạc
quan về tính thân thiện môi trường của
đập Xayaburi. Tuy nhiên khi kiểm chứng những tài
liệu mà ông Viravong viện dẫn, giới nghiên
cứu khoa học nhận thấy có nhiều thiếu sót
trầm trọng và không đạt những tiêu chuẩn
quốc tế. Vừa qua, ông Viravong lại một lần nữa
khẳng định là dự án đập Xayaburi được tái
phác hoạ sẽ giúp phù sa vận chuyển bình
thường xuống hạ nguồn. Chúng ta đề nghị Chánh
phủ Lào và ông Viravong phổ biến chi tiết
công tác tái phác họa thiết kế đập
Xayaburi để rộng đường dư luận và công việc
phản biện được dể dàng và chính xác
hơn.
Tuy
nhiên đối với phát biểu trên của ông
Viravong, hai trường hợp có thể xảy ra:
a.
Hạ thấp toàn thân con đập: Trên phương
diện kỹ thuật, đập thủy điện Xayaburi thực sự không
phải là “đập tràn” đúng nghĩa
(run-of-river), đây là đập có hồ chứa tuy
nhiên không có khả năng điều tiết; môt
khi có hồ chứa thì tất nhiên phù sa
sẽ bị giữ lại. Thử hỏi khi đồ án Xayaburi được
tái phác họa như theo lời của Ông Viravong
thì liệu chiều cao 32.6m của đập như trong đồ án
hiện thời có được giảm từ xuống < 2m không?
để đập Xayaburi trở thành một đập loại
run-of-river đúng nghĩa và từ đó phù
sa được di chuyển theo điều kiện thiên nhiên.
b.
Hạ thấp các cửa sổ thoát phù sa: Theo đồ
án hiện nay, thân đập thủy điện Xayaburi có
10 cửa sổ và một số cửa này được mở ra
theo định kỳ để phù sa trong hồ chứa thoát
xuống hạ nguồn. Theo đồ án hiện nay, thì
ngưởng cửa sổ cao hơn đáy hồ 10m như thế một
khối lượng lớn phù sa sẽ luôn luôn bị
giữ lại ở đáy hồ. Theo khuyến cáo của Bản
Đánh giá Môi trường Chiến lược SEA, thì
nếu các cửa sổ này được hạ thấp, sau 30
năm sử dụng, con đập chỉ mất đi 30% hiệu năng thay vì
60% như theo cách phối trí hiện thời và
hạ thấp các cửa sổ cũng sẽ giúp cho sự vận
hành của ô thuyền (navigation lock) được an toàn
hơn.
Nếu
đây là công tác mà ông
Viravong đề cập đến trong phát biểu mới đây,
thì chúng ta e rằng giá trị của công
tác này chỉ là làm gia tăng tuổi thọ
của con đập, cùng nâng cao mức độ an toàn
của tàu bè vận chuyển qua đập, trong khi đó
phù sa vẫn không được di chuyển theo điều
kiện tự nhiên.
Ngoài
ra, tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là
tác động của đập thủy điện xây trên
dòng chính hạ lưu Mekong không chỉ trên
sự vận chuyển phù sa, mà còn trên
môi trường, dòng chảy, chu kỳ lũ hạn, khối
lượng cá và cuộc sống của hằng triệu người
dân phụ thuộc vào nguồn thủy sản này,
cùng những giá trị về mặt văn hoá của
cộng đồng sinh sống trong lưu vực. Vì thế, tái
phác họa dự án Xayaburi để giúp gia tăng
khối lượng phù sa vận chuyển xuống hạ nguồn
không hoàn toàn tháo gở những tác
động tiêu cực mà đập Xayaburi gây ra.
Năm
1979, chính CNR (Companie Nationale du Rhone) đã đề
nghị với “Uỷ Ban Mekong Tạm thời” xây các
đập thủy điện run-of-river trên hạ lưu Mekong. CNR
cũng như Poyri là những công ty tham gia xây
dựng các công trình thủy điện ở Lào,
vì thế, nếu CNR được thuê để tái phác
hoạ đồ án Xayaburi, thì chắc chắn những nhận
định và đề xuất của CNR (cũng như phúc
trình trước đây của công ty Poyri về đề
án Xayaburi) sẽ nặng tính chủ quan.
RFI : Về
vấn đề dự án Xayaburi, quan điểm của Nhóm
NCVHĐNCL Úc châu là như thế nào ?
TS
Huỳnh Long Vân : Bản
Đánh giá Môi trường Chiến lược SEA của
Trung tâm Quốc tế Quản lý Môi Trường
(ICEM) về những tác động của chuỗi các đập
thủy điện xây trên hạ lưu Mekong khuyến cáo
các giới chức thẩm quyền cần phải thận trọng
tối đa trong quyết định khai thác thủy điện trên
dòng chính hạ lưu Mekong, vì có rất
nhiều rủi ro không lường trước được, với những
bằng chứng cho thấy những đe dọa và tác động
trên môi trường, xã hội và kinh tế
sẽ gây ra những hậu quả rất tiêu cực không
thể đảo ngược được.
Bản
Đánh giá SEA còn nhấn mạnh là, ngay
trong trường hợp có ý định muốn tránh
hay tìm cách giảm nhẹ những tác hại đi
nữa, thì cũng không thể thực hiện được vì
những khiếm khuyết hiện nay về kiến thức, khả năng
cùng ý chí của các cơ quan chức năng
trong lưu vực trong việc thực thi và áp đặt
các phương cách giảm thiểu các tác
hại này.
Mặc
dù trong thực tế, những quyết định về các
dự án có tầm vóc quy mô luôn
luôn có sự đánh đổi, nhưng nguyên
tắc phát triển bền vững của MRC đòi hỏi
những đánh đổi, nếu có, sẽ không gây
ra những mất mát vĩnh viễn, khiến các thế hệ
mai sau không còn cơ hội phát triển tiềm
năng của dòng sông và xứ sở họ, cũng
như những nhân nhượng sẽ không đem đến bất
công trong việc phân phối những lợi ích và
chia sẻ thiệt hại.
Thêm
vào đó, một điều rất hiển nhiên không
kém phần quan trọng ở đây là những giải
pháp thay thế để tận dụng nguồn năng lượng của
dòng sông Mekong như, xây đập không ngăn
chặn toàn bộ dòng chảy, kỹ thuật “thủy
điện nhưng không xây đập”, chưa được nghiên
cứu đến.
Vì
thế, quan điểm của Nhóm NCVH ĐNCL Úc châu
là kế hoạch khai thác thủy điện trên
dòng chính hạ lưu Mekong phải được đình
hoãn, vì cần có nhiều thời gian để thu
thập thêm những hiểu biết và phát triển
khả năng, trong mục đích tìm kiếm những giải
pháp khả dụng khác, đồng thời nghiên cứu
những phương cách để tránh những tổn hại
có thể làm giảm phúc lợi của khu vực.
RFI
: Xin
cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét