Trí Quân
TP -
Chiều 8-6, liên lạc với gia đình thuyền trưởng
Đặng Tằm (xã Bình Châu, Bình Sơn,
Quảng Ngãi), chúng tôi nhận được tin vui
từ vợ của ông: “Tàu ổng chỉ bị thu ICOM và
mấy thứ đồ, được thả rồi!”.
Mấy
ngày trước, có tin ông Tằm cùng 10
ngư dân bị Trung Quốc bắt ở Hoàng Sa khi đang
hành nghề lặn biển – cũng là lần thứ ba bị
bắt trong vòng 2 năm…
Kêu
cứu
Bà
Nguyễn Thị Kim Hồng, vợ ông Tằm, nói: Ông
cùng anh em xuất bến ngày 4-6, mấy ngày
sau thì có tin bị bắt. Đến giờ này vẫn
mất liên lạc, vì ICOM đã bị thu giữ. Mấy
anh em bên Đài trực canh Gành Cả cho hay,
tàu QNg 90281 TS của ông Tằm bị Trung Quốc rượt
đuổi, thu giữ máy móc sau đó thả ra.
Hiện ông cùng các ngư dân mượn đồ
nghề của tàu bạn để tiếp tục bám biển…
Tình
cờ, đúng thời điểm tàu ông Tằm bị bắt
ở Hoàng Sa, tòa soạn báo Tiền
Phong nhận
được đơn gọi sự giúp đỡ của ông và
gia đình.
Theo
lá đơn này, sau 2 lần tàu bị bắt ở
Hoàng Sa trước đó, gia đình ông khánh
kiệt, đang gánh món nợ trên 1 tỷ đồng.
Lần đầu vào trung tuần tháng 5-2010, tàu
ông cùng 11 ngư dân bị bắt đưa vào
đảo Phú Lâm. Lần ấy, ông phải cắn răng
nộp phạt 70 ngàn nhân dân tệ (khoảng 200
triệu đồng), cộng với việc bị thu hết máy móc,
phương tiện hành nghề, tổng thiệt hại là
650 triệu đồng.
Ngày
22-2-2012, con tàu 140 CV của ông cùng 11 ngư
dân trong khi tìm đường tránh bão ở
đảo Xà Cừ (Hoàng Sa) thì bị tàu
của Trung Quốc số hiệu 789 đuổi theo.
Ông
Tằm cho tàu chạy, lập tức bị người Trung Quốc
bắn đạn cháy xối xả về phía cabin. Sau đó,
người Trung Quốc áp sát, nhảy sang dùng
vòi rồng phun xối xả vào những ngư dân
Việt Nam, lấy áo trùm kín đầu họ rồi
thượng cẳng tay, hạ cẳng chân.
Trên
1.000 lít dầu bị xả xuống biển, ống hơi (dùng
để lặn) bị chặt đứt, toàn bộ ICOM, máy
định vị, máy dò cá, máy quét,
đồ lặn cùng lương thực, thực phẩm và hải
sản bị cướp sạch. Kết cục, hơn chục ngư dân
Việt Nam phải mò mẫm tìm đường trở về với
vài can dầu sót lại.
Cám
ơn ông Hồ Cương Quyết
Bà
Hồng rầu rĩ: “Nhà tui bây giờ điêu đứng,
mở mắt ra là thấy nợ. Nhà cửa cầm cố hết
rồi, giờ nợ cả tỷ bạc, người ta đang đòi
không biết bám víu vào đâu. Bốn
đứa con nhỏ còn đang đi học. Bởi vậy, đợt này
bị bắt, bị thu đồ, ổng vẫn mượn đồ nghề của
anh em tàu bạn ráng ở lại làm kiếm chút
tiền, chứ về tay không lại càng đổ thêm
nợ”.
Một
lát sau, bà nói: “Nếu viết báo, nhớ
cho tui gởi lời cám ơn tới ông Hồ Cương
Quyết, hồi tuần trước đã đến tận nhà hỗ
trợ gia đình tui 5 triệu đồng. Đây là số
tiền hỗ trợ lớn nhất gia đình tui được nhận
từ trước đến nay”.
Hồi
năm 2010, bị Trung Quốc bắt lần đầu, gia đình bà
được hỗ trợ 30 kg gạo. Sau lần bị bắt thứ hai, được
Hội Nghề cá của tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng.
Ông
André Menras (người Pháp, tên Việt Nam là
Hồ Cương Quyết) nổi tiếng yêu Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam. Đầu tháng 6, ông đem 260 triệu
đồng dành dụm đến hỗ trợ tận tay các gia
đình ngư dân xã Bình Châu (Bình
Sơn) và huyện đảo Lý Sơn.
Trong
đơn gửi báo Tiền
Phong,
thuyền trưởng 39 tuổi Đặng Tằm viết: “Tổng hai lần
thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Tôi là ngư dân
chuyên làm nghề lặn đêm bám đảo
Hoàng Sa. Gia đình tôi điêu đứng không
biết xoay sở ra sao phải vay mượn hàng xóm,
ngân hàng để tiếp tục ra khơi bám biển.
Chúng
tôi kiên quyết giữ Hoàng Sa. Tôi mong
tòa soạn báo kêu gọi bạn đọc hỗ trợ
cho chúng tôi… Chúng tôi sẽ cố gắng
bám biển Hoàng Sa làm ăn để góp
phần giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Bởi vì hàng trăm năm trước, cha ông chúng
tôi đã ra Hoàng Sa khẳng định Hoàng
Sa là của Việt Nam …”.
Mọi
sự giúp đỡ của bạn đọc dành cho gia đình
ngư dân Đặng Tằm, xin gửi về Tòa soạn báo
Tiền Phong (15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội), Ban đại
diện Tiền Phong tại Miền Trung (19 – Ngô Gia Tự –
TP Đà Nẵng, điện thoại 0511.3828039) để chuyển
tận tay. Hoặc trực tiếp liên hệ đến ông Đặng
Tằm – bà Nguyễn Thị Kim Hồng, địa chỉ: thôn
châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện
Bình Sơn – Quảng Ngãi, điện thoại: 0169
6158930.
|
T.Q.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét