Tại một chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 08/06/2012.
REUTERS/Kham
Kế hoạch cải tổ khu vực ngân hàng ở Việt Nam bị cản trở bởi các nhóm lợi ích đầy thế lực, đó là nhận định chung của các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn trong bài phân tích hôm nay 10/06/2012.
Các
nhà kinh tế cảnh báo rằng, sau một thập niên
tự do hóa ngành ngân hàng quá
nhanh và một cách thiếu bài bản, Việt
Nam hiện nay có quá nhiều ngân hàng (
tổng cộng là 42 ngân hàng ), trong đó
nhiều ngân hàng mang đầy nợ xấu, và việc
quản lý các ngân hàng nói chung
là rất kém cỏi.
Năm
ngoái, trước tình hình lạm phát tiếp
tục tăng cao và nhiều ngân hàng thiếu
thanh khoản một cách trầm trọng, chính phủ Hà
Nội đã thi hành những kế hoạch tái cơ
cấu rất mạnh bạo. Nay với mức lạm phát đã
giảm từ 23% tháng 8 năm ngoái xuống còn
khoảng 8,3% tháng 5 vừa qua, ngân hàng Trung
ương có thể gia tăng nguồn cung cấp tín dụng,
giảm nhẹ vấn đề thiếu thanh khoản của các ngân
hàng.
Hãng
tin AFP trích lời kinh tế gia Nguyễn Xuân Thành,
Giám đốc chương trình giảng dạy Fulbright ở
Sài Gòn nói rằng : «
Tình hình nay đã lắng dịu xuống nhiều
nhờ lạm phát giảm. Cho nên bây giờ họ
nghĩ rằng chúng ta không cần phải cải tổ mạnh
bạo như thế ».
Cũng
theo ông Nguyễn Xuân Thành, yếu tố thứ hai
cản trở việc cải tổ là sự kháng cự từ
các chủ ngân hàng, khiến chính phủ
không thể cương quyết hành động, nắm lấy
một ngân hàng nào đó, làm trong
sạch nó, để có thể bán đi.
Ngoài
5 ngân hàng hoàn toàn thuộc sở hữu
ngoại quốc, như ANZ hay HSBC, khu vực ngân hàng
của Việt Nam chủ yếu bao gồm các ngân hàng
quốc doanh lớn và hàng chục ngân hàng
cồ phần nhỏ hơn của các nhà đầu tư công
và tư.
Sau
nhiều năm mức tăng tín dụng lên quá cao,
các ngân hàng này đang gánh nhiều
nợ xấu, mà đa số là do các doanh nghiệp
Nhà nước làm ăn thua lỗ, và do những đầu
tư mang tính đầu cơ vào các dự án
bất động sản. Trong khi các ngân hàng quốc
doanh lớn coi như vẫn được bảo đảm của chính
phủ và vẫn được các nhà đầu tư tin
tưởng, thì nhiều ngân hàng cổ phần đang
gặp vấn đề thiếu thanh khoản nghiêm trọng và
khó mà duy trì sự tồn tại.
Tình
trạng này ảnh hưởng đến nền kinh tế nói
chung. Nguồn tín dụng cạn kiệt đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vửa, khiến khoảng 18 ngàn
công ty đã phá sản chỉ trong năm nay.
Theo
nhận định của ông Nguyễn Xuân Thành, trừ
phi được cải tổ một cách kiên quyết, hệ
thống ngân hàng Việt Nam sẽ vẫn không lành
mạnh, tác hại đến toàn bộ nền kinh tế.
Về
phần ông Jonathan Pincus, kinh tế gia làm việc cho
chương trình Việt Nam của trường Harvard Kennedy, thì
cho rằng, điều mà chính phủ cần làm là
nắm lấy những ngân hàng yếu nhất, sáp
nhập chúng lại, bán đi các nợ xấu và
bán lại ngân hàng được sáp nhập.
Theo ông Pincus, làm như thế sẽ nhanh hơn và
bớt rủi ro hơn cho toàn bộ hệ thống. Nhưng các
chủ ngân hàng sẽ chống lại điều đó.
Nhiều
ngân hàng cổ phần nhỏ là sở hữu của
các chi nhánh của các doanh nghiệp quốc
doanh lớn hoặc của các nhóm nhà đầu tư
có quan hệ chặt chẽ với chính quyền. Khu vực
ngân hàng Việt Nam hiện nay có đầy những
quan hệ sở hữu chồng chéo lên nhau, rất khó
mà tháo gỡ được.
Kế
hoạch cải tổ ngân hàng của chính phủ
hiện nay dựa trên sự sáp nhập tự nguyện giữa
các ngân hàng tư để cải thiện vấn đề
thanh khoản. Những ngân hàng nào có
bản cân đối kế toán ( balance sheet ) tốt sẽ
sáp nhập những ngân hàng đang khó
khăn. Nhưng theo lời kinh tế gia Jonathan Pincus, nhiều ngân
hàng lại che giấu thực trạng tài chính
của mình, cũng như tìm cách che giấu các
khoản nợ xấu.
Ba
ngân hàng yếu đã tự sáp nhập với
nhau vào tháng 12 năm ngoái, nhưng theo các
chuyên gia, lẽ ra chính phủ nên nắm lấy
các ngân hàng đó, dọn sạch nợ xấu
và cải tổ chúng một cách nghiêm
chỉnh. Đối với kinh tế gia Nguyễn Xuân Thành,
điều cần nhất bây giờ là Nhà nước
phải cải tổ cơ cấu những ngân hàng sáp
nhập không thuộc khu vực tư. Điều đó đòi
hỏi những nguồn lực rất lớn, và một sự thừa
nhận rõ ràng về tầm mức của vấn đề nợ
xấu. Nhưng cái cần thiết đầu tiên là
quyết tâm chính trị thì lại chưa có.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét