Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-04-03
Bà Aung San Suu Kyi vừa tuyên bố Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà vừa giành chiến thắng 43 ghế Quốc hội trong tổng số 44 ghế mà đảng này tham dự tranh cử.
Vai trò của bà được sau cuộc bầu cử và tương lai Miến Điện sẽ như thế nào? Mời quý thính giả nghe cuộc trò chuyện giữa Quỳnh Chi và ông Aung Din, Giám đốc chính sách của Chiến dịch Hoa Kỳ cho Miến Điện, có trụ sở tại Washington.
Quỳnh Chi: Trước tiên xin ông cho biết là đây có phải là một cuộc bầu cử tự do và công bằng không?
Aung Din: “Nếu mà so với cuộc bầu cử năm 2010 thì cuộc bầu cử bổ sung này tốt hơn và có sự cải thiện. Nhưng so với tiêu chuẩn quốc tế thì tiêu chuẩn này rất thấp. Trước cuộc bầu cử diễn ra, một ứng cử viên bị tấn công, bà Aung San Suu Kyi cũng bị quấy nhiễu. Và đã có một số nhân vật vận động tranh cử sai Hiến pháp”.
Quỳnh Chi: Nhiều người gọi đây là một chiến thắng lịch sử sau mấy thập kỷ Miến Điện đặt dưới chế độ quân phiệt. Chiến thắng này có ý nghĩa như thế nào?
Aung Din: “Đây là một chiến thắng cho người dân Miến Điện. Mặc dù có những áp lực nhưng người dân từ phía chính quyền nhưng người dân đã hô rất to là họ không cần Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP), chính đảng được quân đội hậu thuẫn tại Miến Điện mà họ muốn Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ NLD. Họ muốn bà Aung San Suu Kyi. Đây là một thông điệp rõ ràng cho thấy người dân đồng thuận với chiến thắng của bà. Chiến thắng này rất quan trọng bởi vì bà Suu Kyi đã làm thay đổi sân khấu chính trị nơi đây khi chống lại thể chế quân đội trong quốc hội. Cho nên có thể gọi đây là chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, đây không phải là kết thúc mà chỉ là một bước mở đầu trong công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ của người dân Miến Điện”.
Quỳnh Chi: Nhiều người rất vui vẻ về chiến thắng này nhưng lại cũng có nhiều người dè dặt. Phản ứng của ông là như thế nào?
Aung Din: “Họ có quyền dè dặt bởi vì mặc dù thắng 43 ghế trong tổng số 45 ghế tranh cử ở Quốc hội, sự cân bằng quyền lực trong Quốc hội không thay đổi. Quân đội Miến vẫn giữ 25% số ghế, Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP) vẫn giữ 55% số ghế. Hai nhóm này cộng lại đã chiếm hơn 80% số ghế trong Quốc hội. Điều này có nghĩa khi bà Aung San Suu Kyi kêu gọi thay đổi Hiến pháp hay kêu gọi ra những luật mới cho đất nước, bà sẽ gặp khó khăn. Một lý do nữa là chính phủ và Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP) đã cố tình gây khó khăn trong thời gian vận động bầu cử thì họ cũng sẽ cố gắng đàn áp những sáng kiến của bà Aung San Suu Kyi nếu có”.
Quỳnh Chi: Và theo Hiến pháp Miến Điện thì phải có ít nhất là 75% số phiếu trong Quốc hội để có thể thay đổi Hiến pháp phải không?
Aung Din: Đúng vậy.
Quỳnh Chi: Tôi hiểu rằng cũng có những ý kiến dè dặt, nhưng mà ông có nghĩ là Miến Điện phần nào đó lấy được lòng tin từ phương Tây sau cuộc bầu cử này không?
Aung Din: “Những người nào ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, ủng hộ công cuộc đấu tranh cho dân chủ Miến Điện đều biết rằng bà luôn muốn thay đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, hiện tại rất khó để bà làm điều đó mà có thể thay đổi sân khấu chính trị thôi. Bà Suu Kyi vẫn đang kêu gọi dân chủ và thay đổi Hiến pháp. Các nước phương Tây và những ai ủng hộ dân chủ vẫn phải tiếp tục ủng hộ bà Suu Kyi khi bà vào được Quốc hội với mục tiêu là thực sự dẹp đi sự hậu thuẩn của quân đội. Đó mới chính là sự thay đổi thực sự và tạo lòng tin thật sự”.
Quỳnh Chi: Tương lai của Miến Điện sẽ như thế nào?
Aung Din: “Tôi thấy người dân Miến Điện ngày càng tự tin hơn trước. Lúc trước, họ rất sợ vì không có ai đại diện cho mình. Nhưng bây giờ họ cảm thấy có người đại diện cho họ trong Quốc hội. Một phần nữa là người dân Miến Điện cũng có tổ chức hơn. Cho nên tôi tin tưởng là người dân Miến Điện sẽ mang đến những thay đổi cho đất nước trong tương lai”.
Quỳnh Chi: Vậy thì trong tương lai thì vai trò của bà Aung San Suu Kyi là quan trọng như thế nào?
Aung Din: “Dĩ nhiên là bà ta sẽ là một nhân tố quan trọng. Mặc dù trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn và tiếng nói của bà sẽ không đủ mạnh trong Quốc hội. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng bà sẽ dần trở thành một nhân tố quan trọng trong Quốc hội”.
Quỳnh Chi: Ông là một trong những người thuộc thế hệ sinh viên Miến Điện 1988, ông có thấy sự khác biệt nào giữa lần chiến thắng này và lần vào năm 1990 của đảng NLD?
Aung Din: “Tôi bị bắt vào tháng 6 năm 1988 nên không thể trả lời câu hỏi đó”.
Quỳnh Chi: Ông đánh giá thế nào về những thay đổi của Miến Điện trong thời gian gần đây?
Aung Din: “Họ chưa thuyết phục được tôi là những thay đổi này sẽ không bị đảo ngược. Đã có vài trăm tù nhân chính trị được thả nhưng họ có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, vẫn còn hàng trăm tù nhân chính trị bị bắt. Nói chung là những gì mà chính quyền đang thay đổi thì là một nửa thôi”.
Quỳnh Chi: Ông có nghĩ là những thay đổi của Miến Điện sẽ có một sự ảnh hưởng nào đó đối với các nước trong khu vực?
Aung Din: “Có thể lắm vì tất cả các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt là các nước ĐNA đang chú ý kỹ càng đến Miến Điện. Cho nên, tất cả những động thái nào của Miến Điện cũng có thể ảnh hưởng đến khối ASEAN”.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
Mới chỉ là một bước mở đầu
Quỳnh Chi: Trước tiên xin ông cho biết là đây có phải là một cuộc bầu cử tự do và công bằng không?
Aung Din: “Nếu mà so với cuộc bầu cử năm 2010 thì cuộc bầu cử bổ sung này tốt hơn và có sự cải thiện. Nhưng so với tiêu chuẩn quốc tế thì tiêu chuẩn này rất thấp. Trước cuộc bầu cử diễn ra, một ứng cử viên bị tấn công, bà Aung San Suu Kyi cũng bị quấy nhiễu. Và đã có một số nhân vật vận động tranh cử sai Hiến pháp”.
Quỳnh Chi: Nhiều người gọi đây là một chiến thắng lịch sử sau mấy thập kỷ Miến Điện đặt dưới chế độ quân phiệt. Chiến thắng này có ý nghĩa như thế nào?
Chiến thắng này rất quan trọng bởi vì bà Suu Kyi đã làm thay đổi sân khấu chính trị nơi đây khi chống lại thể chế quân đội trong quốc hội. Cho nên có thể gọi đây là chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, đây không phải là kết thúc mà chỉ là một bước mở đầu
ông Aung Din
Aung Din: “Đây là một chiến thắng cho người dân Miến Điện. Mặc dù có những áp lực nhưng người dân từ phía chính quyền nhưng người dân đã hô rất to là họ không cần Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP), chính đảng được quân đội hậu thuẫn tại Miến Điện mà họ muốn Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ NLD. Họ muốn bà Aung San Suu Kyi. Đây là một thông điệp rõ ràng cho thấy người dân đồng thuận với chiến thắng của bà. Chiến thắng này rất quan trọng bởi vì bà Suu Kyi đã làm thay đổi sân khấu chính trị nơi đây khi chống lại thể chế quân đội trong quốc hội. Cho nên có thể gọi đây là chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, đây không phải là kết thúc mà chỉ là một bước mở đầu trong công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ của người dân Miến Điện”.
Quỳnh Chi: Nhiều người rất vui vẻ về chiến thắng này nhưng lại cũng có nhiều người dè dặt. Phản ứng của ông là như thế nào?
Aung Din: “Họ có quyền dè dặt bởi vì mặc dù thắng 43 ghế trong tổng số 45 ghế tranh cử ở Quốc hội, sự cân bằng quyền lực trong Quốc hội không thay đổi. Quân đội Miến vẫn giữ 25% số ghế, Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP) vẫn giữ 55% số ghế. Hai nhóm này cộng lại đã chiếm hơn 80% số ghế trong Quốc hội. Điều này có nghĩa khi bà Aung San Suu Kyi kêu gọi thay đổi Hiến pháp hay kêu gọi ra những luật mới cho đất nước, bà sẽ gặp khó khăn. Một lý do nữa là chính phủ và Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP) đã cố tình gây khó khăn trong thời gian vận động bầu cử thì họ cũng sẽ cố gắng đàn áp những sáng kiến của bà Aung San Suu Kyi nếu có”.
Lạc quan một cách dè dặt:
Quỳnh Chi: Và theo Hiến pháp Miến Điện thì phải có ít nhất là 75% số phiếu trong Quốc hội để có thể thay đổi Hiến pháp phải không?
Aung Din: Đúng vậy.
Những người nào ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, ủng hộ công cuộc đấu tranh cho dân chủ Miến Điện đều biết rằng bà luôn muốn thay đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, hiện tại rất khó để bà làm điều đó mà có thể thay đổi sân khấu chính trị thôi.
ông Aung Din
Quỳnh Chi: Tôi hiểu rằng cũng có những ý kiến dè dặt, nhưng mà ông có nghĩ là Miến Điện phần nào đó lấy được lòng tin từ phương Tây sau cuộc bầu cử này không?
Aung Din: “Những người nào ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, ủng hộ công cuộc đấu tranh cho dân chủ Miến Điện đều biết rằng bà luôn muốn thay đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, hiện tại rất khó để bà làm điều đó mà có thể thay đổi sân khấu chính trị thôi. Bà Suu Kyi vẫn đang kêu gọi dân chủ và thay đổi Hiến pháp. Các nước phương Tây và những ai ủng hộ dân chủ vẫn phải tiếp tục ủng hộ bà Suu Kyi khi bà vào được Quốc hội với mục tiêu là thực sự dẹp đi sự hậu thuẩn của quân đội. Đó mới chính là sự thay đổi thực sự và tạo lòng tin thật sự”.
Quỳnh Chi: Tương lai của Miến Điện sẽ như thế nào?
Aung Din: “Tôi thấy người dân Miến Điện ngày càng tự tin hơn trước. Lúc trước, họ rất sợ vì không có ai đại diện cho mình. Nhưng bây giờ họ cảm thấy có người đại diện cho họ trong Quốc hội. Một phần nữa là người dân Miến Điện cũng có tổ chức hơn. Cho nên tôi tin tưởng là người dân Miến Điện sẽ mang đến những thay đổi cho đất nước trong tương lai”.
Quỳnh Chi: Vậy thì trong tương lai thì vai trò của bà Aung San Suu Kyi là quan trọng như thế nào?
Aung Din: “Dĩ nhiên là bà ta sẽ là một nhân tố quan trọng. Mặc dù trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn và tiếng nói của bà sẽ không đủ mạnh trong Quốc hội. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng bà sẽ dần trở thành một nhân tố quan trọng trong Quốc hội”.
Họ chưa thuyết phục được tôi là những thay đổi này sẽ không bị đảo ngược. Đã có vài trăm tù nhân chính trị được thả nhưng họ có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, vẫn còn hàng trăm tù nhân chính trị bị bắt. Nói chung là những gì mà chính quyền đang thay đổi thì là một nửa thôi
ông Aung Din
Quỳnh Chi: Ông là một trong những người thuộc thế hệ sinh viên Miến Điện 1988, ông có thấy sự khác biệt nào giữa lần chiến thắng này và lần vào năm 1990 của đảng NLD?
Aung Din: “Tôi bị bắt vào tháng 6 năm 1988 nên không thể trả lời câu hỏi đó”.
Quỳnh Chi: Ông đánh giá thế nào về những thay đổi của Miến Điện trong thời gian gần đây?
Aung Din: “Họ chưa thuyết phục được tôi là những thay đổi này sẽ không bị đảo ngược. Đã có vài trăm tù nhân chính trị được thả nhưng họ có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, vẫn còn hàng trăm tù nhân chính trị bị bắt. Nói chung là những gì mà chính quyền đang thay đổi thì là một nửa thôi”.
Quỳnh Chi: Ông có nghĩ là những thay đổi của Miến Điện sẽ có một sự ảnh hưởng nào đó đối với các nước trong khu vực?
Aung Din: “Có thể lắm vì tất cả các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt là các nước ĐNA đang chú ý kỹ càng đến Miến Điện. Cho nên, tất cả những động thái nào của Miến Điện cũng có thể ảnh hưởng đến khối ASEAN”.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
Video: Miến Điện Ngày Nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét