Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Việt Nam siết chặt việc kiểm soát các blogger

2012-06-06
Việc trang blog Nguyễn Xuân Diện bị đóng cửa đột ngột vào đầu tháng 6 đã khiến không ít người quan tâm đến vấn đề thời sự Việt Nam qua trang blog này hết sức bất ngờ.

RFA file
Trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nay chỉ còn dấu chấm hỏi?
Nhưng trên thực tế, việc đóng cửa trang blog này còn cho thấy một dấu hiệu khác đáng lo ngại trong việc kiểm soát blog tại Việt Nam. Việt Hà có bài tường trình sau đây.
Trang blog Nguyễn Xuân Diện đột ngột đóng cửa
Vào ngày 1 tháng 6 vừa qua, trang blog Nguyễn Xuân Diện đã đột ngột bị đóng cửa khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và thất vọng. Đây là trang blog nổi tiếng với những tin bài thời sự cập nhất hàng ngày và có hàng triệu lượt người ghé thăm mỗi ngày.
Anh Bùi Thanh Hiếu (blogger Người Buôn Gió) nói lên suy nghĩ của mình về sự thiếu vắng trang blog Nguyễn Xuân Diện như sau:
Người Buôn Gió: Tôi thấy nguồn thông tin từ blog Nguyễn Xuân Diện rất chính xác, phong phú và kịp thời. Độ chính xác luôn tuyệt đối từ những tin như vụ cưỡng chế đất ở Văn giang, gần như đó là một trang thể hiện tâm tư nguyện vọng, thông tin của một phần Việt Nam. Bây giờ mà bị cấm đi hoặc không được hoạt động nữa thì đó là một điều rất đáng tiếc.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong cuộc biểu tình chống TQ lấn chiếm các vùng biển đảo của ta. RFA file
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong cuộc biểu tình chống TQ lấn chiếm các vùng biển đảo của ta. RFA file
Đây là trang blog đã đưa các tin tức cập nhật về các vụ biểu tình, tập trung đông người của những nông dân mất đất ở nhiều địa phương, các vụ cưỡng chế đất gây xôn xao dư luận như ở Văn Giang, tỉnh Hưng yên, và Vụ Bản, tỉnh Nam Định, và gần đây nhất là bức thư của các trí thức Việt Nam phản đối chính phủ Nhật bản cho Việt nam vay tiền để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Độ chính xác luôn tuyệt đối từ những tin như vụ cưỡng chế đất ở Văn giang, gần như đó là một trang thể hiện tâm tư nguyện vọng, thông tin của một phần Việt Nam. Bây giờ mà bị cấm đi hoặc không được hoạt động nữa thì đó là một điều rất đáng tiếc.
Anh Bùi Thanh Hiếu
Trước khi trang blog này bị đóng cửa, vào ngày 18 tháng 5, một nhóm thương binh đã đến viện Hán Nôm là cơ quan làm việc của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, chủ blog, để đe dọa và yêu cầu ông rút bức thư phản đối khỏi trang blog. Đến ngày 1 tháng 6, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được mời lên làm việc với thanh tra sở thông tin truyền thông Hà Nội về trang blog của mình. Cũng trong cùng ngày, trang blog bị đóng cửa.
Blogger Đặng Phương Bích nhận xét về việc đóng cửa blog này như sau:
Đặng Phương Bích: ở đây rõ ràng là có sự can thiệp nào đó thì mới dẫn đến tình trạng này. Và sự can thiệp có thể là từ phía chính quyền nhiều hơn.
Chủ blog hiện vẫn chưa chính thức lên tiếng về lý do đóng cửa blog.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. AFP
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. AFP
Tuy nhiên vào ngày 5 tháng 6 vừa qua, ông đã có một bức thư khiếu nại thanh tra sở thông tin truyền thông. Ông Diện cho rằng quyết định thanh tra không đúng với các quy định trong pháp luật của Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng khiếu nại về cách làm việc của thanh tra với ông trong những ngày gần đây. Ông viết 'khi làm việc, thành viên đoàn thanh tra không đi vào trọng tâm việc họ thanh tra tôi vì mục đích gì, yêu cầu tôi giải trình về vấn đề gì, làm lãng phí thời gian của tôi, o ép tinh thần và sức khỏe của tôi'. Ông viết tiếp 'trong quá trình làm việc họ đã coi tôi như một bị can trong một vụ án hình sự'.
Theo blogger Đặng Phương Bích thì chính quyền tạo sức ép lên việc đóng cửa blog Nguyễn Xuân Diện là vì sợ tầm ảnh hưởng của trang blog này:
Đặng Phương Bích: người ta sợ ảnh hưởng rộng lớn của trang blog Nguyễn Xuân Diện và người ta muốn dập tắt tiếng nói của người dân mà người ta muốn gửi gắm vào trang Nguyễn Xuân Diện.
Thời gian vừa qua, không chỉ có trang blog Nguyễn Xuân Diện bị đóng cửa mà còn nhiều trang blog khác bị tấn công, bị chặn bởi tường lửa, các blogger bị triệu tập để thẩm vấn. Ví dụ điển hình là trang blog Nguyên Hữu Vinh vừa bị hacker tấn công trong những ngày gần đây, hay blogger Người buôn gió liên tục bị gọi lên làm việc với an ninh trong tháng 5 vừa qua. Theo blogger này cho biết thì anh đã bị triệu tập làm việc ít nhất là khoảng 4 đến 5 lần trong tháng 5.  Các blog này cũng thường xuyên có các bài viết, đưa tin về hiện tình Việt nam hay bị coi là nhạy cảm như tham nhũng, cưỡng chế đất đai và tự do tôn giáo.
người ta sợ ảnh hưởng rộng lớn của trang blog Nguyễn Xuân Diện và người ta muốn dập tắt tiếng nói của người dân mà người ta muốn gửi gắm vào trang Nguyễn Xuân Diện
Đặng Phương Bích
người ta sợ ảnh hưởng rộng lớn của trang blog Nguyễn Xuân Diện và người ta muốn dập tắt tiếng nói của người dân mà người ta muốn gửiTiến sĩ Nguyễn Xuân Diện gắm vào trang Nguyễn Xuân Diện
Gia tăng thắt chặt quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới cho rằng những gì đang diễn ra với các blogger tại Việt Nam không có gì là mới mẻ. Ông nói:
Phil Robertson: đây không phải là điều gì mới mẻ mà chỉ cho thấy sự leo thang thắt chặt hơn nữa việc đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều trang blog bị đóng cửa, chúng tôi đã thấy chính phủ Việt Nam đã tìm cách chặn các blog bằng tường lửa.
Với khoảng 31% người dân sử dụng internet và 97% người truy cập internet để đọc tin tức, trong khi các trang blog không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ như báo, đài và truyền hình, chính phủ Việt nam hẳn có nhiều lý do để gia tăng việc kiểm soát các hoạt động blog trong thời gian tới. Bằng chứng là vào hồi đầu tháng 4 vừa qua, Bộ Thông tin Truyền thông đã đưa ra một bản thảo nghị định mới về quản lý internet với các điều khoản thắt chặt việc quản lý thông tin người sử dụng internet cũng như người cung cấp dịch vụ internet. Ông Phil Robertson nhận định:
Phil Robertson: đã có lo ngại là nghị định mới sẽ được thông qua trong đó có việc hình sự hóa việc đưa tin bài bị cho là chống nhà nước. Cũng có lo ngại là nghị định này sẽ bắt người truy cập internet phải đăng ký tên thật của mình. Một khi nghị định này được thông qua thì nó sẽ là một điều đáng lo ngại cho Việt Nam.
...đây không phải là điều gì mới mẻ mà chỉ cho thấy sự leo thang thắt chặt hơn nữa việc đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều trang blog bị đóng cửa, chúng tôi đã thấy chính phủ Việt Nam đã tìm cách chặn các blog bằng tường lửa.
ông Phil Robertson
Theo blogger Người buôn gió thì việc đóng cửa blog Nguyễn Xuân Diện hay bất cứ những cản trở nào từ phía chính quyền cũng không thể ngăn cản được luồng thông tin từ các trang blog này đến độc giả, và nếu có thì cũng chỉ trong thời gian ngắn:
Người Buôn Gió: tôi nghĩ blog Nguyễn Xuân Diện bị đóng lại sẽ bị ảnh hưởng một thời gian vì mọi người đang quen theo dõi tin tức trên đấy. Nhưng tôi nghĩ là sẽ có những trang khác vì đây là nhu cầu người đọc thông tin. Đã có nhu cầu thì sẽ có cung. Không có blog Nguyễn Xuân Diện thì sẽ có blog khác đưa tin đầy đủ, trung thực và hoàn thiện như blog Nguyễn Xuân Diện.
Blogger Đặng Phương Bích thì cho rằng với việc chính quyền xiết chặt quản lý internet và hoạt động blog, sắp tới các blogger sẽ phải cẩn trọng hơn khi viết blog. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ sẽ đầu hàng, bởi việc viết blog của một cá nhân còn chính là ý chí của con người và nguyện vọng của rất nhiều người.

Nguồn :RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét