Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (AFP)
Ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ loan báo tại Singapore về quyết định triển khai 60% hạm đội Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương, hôm nay Trung Quốc đã lập tức có phản ứng gay gắt và nêu đích danh vấn đề Biển Đông. Trong một bài xã luận, Tân Hoa xã đã khuyến cáo Mỹ là "Không nên làm Biển Đông dậy sóng".
Theo các nhà phân tích, khi nêu bật tại Singapore các bước đi sắp tới đây của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trong vùng Thái Bình Dương, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho thấy rõ là Washington sẽ chống lại mọi cố gắng của Bắc Kinh muốn đơn phương áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, nơi họ đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Theo ông Panetta, các tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa tất cả các nước có liên can, và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chỉ ít lâu sau tuyên bố kể trên, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã, trong một bài xã luận, đã cảnh cáo Mỹ là không nên làm Biển Đông dậy sóng. Với giọng điệu gay gắt, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc đã khuyên « một số người nào đó là nên tránh khuấy động nước bùn để thả câu ».
Bài báo đã không ngần ngại cho rằng chính một số nước có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại vùng Biển Đông đã cố tình gây ra căng thẳng trong vùng. Bài viết khẳng định : « Liên quan đến các mối căng thẳng tại vùng biển Nam Hải (tức là Biển Đông), chính một số nước có đòi hỏi chủ quyền, không rõ là đã trở nên bạo dạn hơn vì lập trường mới của Mỹ hay không, đã châm lửa rồi thổi cho lửa bùng lên ».
Ngược lại, cũng theo tờ báo, « mong muốn chân thật » của Bắc Kinh là biến Biển Đông thành một vùng biển « hòa bình, hữu nghị và hợp tác ».
Hiện nay, Trung Quốc là nước tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp đòi hỏi của các láng giềng. Trong thời gian qua, chính Trung Quốc là nước thường xuyên có những hành động lấn lướt các láng giềng, mà gần đây nhất là vụ đưa cả chục chiếc tàu đến trấn tại khu vực bãi đá ngầm Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Theo ông Panetta, các tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa tất cả các nước có liên can, và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chỉ ít lâu sau tuyên bố kể trên, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã, trong một bài xã luận, đã cảnh cáo Mỹ là không nên làm Biển Đông dậy sóng. Với giọng điệu gay gắt, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc đã khuyên « một số người nào đó là nên tránh khuấy động nước bùn để thả câu ».
Bài báo đã không ngần ngại cho rằng chính một số nước có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại vùng Biển Đông đã cố tình gây ra căng thẳng trong vùng. Bài viết khẳng định : « Liên quan đến các mối căng thẳng tại vùng biển Nam Hải (tức là Biển Đông), chính một số nước có đòi hỏi chủ quyền, không rõ là đã trở nên bạo dạn hơn vì lập trường mới của Mỹ hay không, đã châm lửa rồi thổi cho lửa bùng lên ».
Ngược lại, cũng theo tờ báo, « mong muốn chân thật » của Bắc Kinh là biến Biển Đông thành một vùng biển « hòa bình, hữu nghị và hợp tác ».
Hiện nay, Trung Quốc là nước tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp đòi hỏi của các láng giềng. Trong thời gian qua, chính Trung Quốc là nước thường xuyên có những hành động lấn lướt các láng giềng, mà gần đây nhất là vụ đưa cả chục chiếc tàu đến trấn tại khu vực bãi đá ngầm Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét