Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-04-06
Sau ba năm thực hiện gói kích cầu 143.000 tỷ đồng tương đương 8 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam đã rơi trở về điểm xuất phát cũ của năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới diễn ra.
Dư luận được báo chí dẫn dắt sau khi bị cuốn hút vào vụ Tiên Lãng, Vụ nứt đập thủy điện Sông Tranh 2, nay trở lại với thực tế đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo điện tử Saigon Tiếp thị, tăng trưởng GDP trong quí 1/2012 đã sụt giảm mạnh xuống mức 4%, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua. Tờ báo nhận định là, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 được ghi nhận là trong xu hướng hạ giảm, nhưng thực chất nếu tính theo năm thì vẫn tăng 14,15% so với tháng 3/2011 và cao hơn mức 11,25% của tháng 3/2009 ở giai đoạn khủng hoảng toàn cầu.
Những tín hiếu rõ rệt của đình đốn
Nhà báo Saigon Tiếp Thị nhận định một cách đầy lo ngại là nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng đình đốn, theo đó tăng trưởng kinh tế chậm trong khi lạm phát vẫn duy trì ở mức cao đang tác động lớn đến hầu hết tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. Người tiêu dùng hạn chế chi tiêu vì thu nhập không theo kịp vật giá, còn nhà sản xuất thì hầu như thập diện mai phục, khó tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất ngân hàng quá cao, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu cũng tăng nhanh. Tất cả các yếu tố đó dẫn tới thực tế là chi phí đầu vào tăng nhanh, sức tiêu thụ chậm và doanh nghiệp không thể tăng giá bán đầu ra tương ứng....ảnh hưởng tình hình thế giới và tất cả mọi thứ đều đi tới chỗ khó khăn, lãi suất ngân hàng cao, giá điện, giá nhân công. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn đóng cửa rất nhiều, trong giai đoạn này cố gắng hết sức để tồn tại thôi chứ đừng nói tới lợi nhuận và phát triển.
Một doanh nhân ở TP.HCM tâm sự với chúng tôi:
“Năm ngoái các doanh nghiệp trong nước Việt Nam chậm chân lắm, ảnh hưởng tình hình thế giới và tất cả mọi thứ đều đi tới chỗ khó khăn, lãi suất ngân hàng cao, giá điện, giá nhân công. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn đóng cửa rất nhiều, trong giai đoạn này cố gắng hết sức để tồn tại thôi chứ đừng nói tới lợi nhuận và phát triển.”
Ngày 1/4 VietnamNet đưa tin, chính phủ công bố trong ba tháng đầu năm 2012 có khoảng 12.000 doanh nghiệp giải thể, đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. Ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ trong cuộc họp báo ở Hà Nội nhìn nhận số lượng doanh nghiệp ngưng sản xuất và giải thể cao hơn những năm trước. Chính phủ giải thích nguyên nhân của tình trạng này là vì, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, tiêu thụ chậm, tồn kho còn ở mức cao, dẫn đến qui mô sản xuất thu hẹp. Trong khi đó lãi suất cho vay tuy giảm nhưng vẫn còn cao, việc tiếp cận vốn khó khăn.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam trấn an rằng, trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh lập ra các doanh nghiệp mới, đăng ký kinh doanh mới cũng như có các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể là chuyện bình thường. Theo lời ông Bộ trưởng, số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng hiệu quả họat động kinh doanh của cả nền kinh tế.
Hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang ‘cháy’vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý.
Mặt bằng lãi suất ngân hàng được chính phủ hạ giảm 1% hồi tháng trước nhưng lãi suất cho vay vẫn là quá cao trong mức 17%-18%, không những thế doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp ở Hà Nội từng nhiều lần kiến nghị chính phủ sớm giải quyết vấn đề vốn vay với lãi suất hợp lý dưới 10%, để cho doanh nghiệp có thể họat động, có thể tồn tại và có thể đóng một vai trò tích cực trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước. Nếu kể luôn từ năm 2011 tới nay thì gần 100.000 doanh nghiệp đã phá sản, ngừng hoạt động. Chuyên gia Bùi Kiến Thành phát biểu:
“Nếu như hôm nay ngay giữa thành phố Hà Nội trên phố Tràng Tiền cháy 5-7 căn phố mà Sở Cứu hỏa Hà Nội không chịu bơm nước chữa lửa thì tình hình nó sẽ như thế nào? Còn hiện nay trên toàn cõi Việt Nam hàng nghìn doanh nghiệp đang ‘cháy’vì thiếu tín dụng hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước không giải quyết vấn đề tiếp cận tín dụng cho những doanh nghiệp đó hoạt động để hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản, để hàng chục vạn người lao động phải mất việc làm thế thì không hợp lý.”
Doanh nghiệp khó thoát khỏi phá sản
Cùng với thông tin chính phủ chính thức công bố số lượng 12.000 doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012, báo chí đưa rất nhiều tin liên quan tới tình trạng các đại công ty vỡ nợ hàng loạt, khiến độc giả không khỏi bàng hoàng. Đối với người dân bình thường, hiệu quả của toàn bộ của nền kinh tế là cái gì đó quá trừu tượng, người dân đưa ra những câu hỏi mang tính đời thường. Thí dụ năm 2011, Việt Nam xuất khẩu được 2,7 tỷ USD cà phê, kim ngạch lớn lao thế, nhưng tiền đi đâu hết mà hàng loạt đại gia cà phê vỡ nợ, tổng nợ khó trả của các đại gia cà phê cũng khoảng vài ngàn tỷ đồng.VnExpress cuối tháng 3 đưa tin, Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây nguyên tức Vinacafe Buôn Ma Thuột đang ôm khối nợ quá hạn gần 2.000 tỷ đồng, ít cơ may hồi phục. Ngày 28/3, ông Vũ Đức Tiến, Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột phát biểu trên Tiền Phong Online xác nhận số nợ quá hạn với 8 Ngân Hàng đã giảm hiện còn 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên tài sản công ty gồm kho bãi, bất động sản, đoàn xe tải 55
chiếc đã được các ngân hàng thế chấp với trị giá 1.250 tỷ khi cho vay.
Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây nguyên tức Vinacafe Buôn Ma Thuột đang ôm khối nợ quá hạn gần 2.000 tỷ đồng, ít cơ may hồi phục. Ngày 28/3, ông Vũ Đức Tiến, Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột phát biểu trên Tiền Phong Online xác nhận số nợ quá hạn với 8 Ngân Hàng đã giảm hiện còn 1.600 tỷ đồng.
Ngoài ra công ty còn lượng hàng tồn kho ước tính trị giá 300 tỷ nên nếu bán hết sẽ trả được nợ. Vinacafe Buôn Ma Thuột từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, được Hiệp Hội Cà phê Thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu. Theo lời Giám đốc Vinacafe Buôn Ma Thuột Vũ Đức Tiến thì công ty ngập nợ vì chênh lệch tỷ giá USD quá lớn giữa thời điểm vay và trả. Đặc biệt lãi suất vay ngân hàng từ năm 2010 tới nay ở trong mức 16%-24% một năm khiến doanh nghiệp chao đảo. Ngoài ra Vinacafe Buôn Ma Thuột còn d
ùng một số khoản vay ngắn hạn vào đầu tư dài hạn.
INEXIM Daklak, một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê từng có doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm, nay cũng gần cạn vốn bên cạnh món nợ khó trả 365 tỷ đồng, INEXIM có khả năng phải bán hết tài sản để trả nợ hoặc công bố phá sản. Ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Tổng giám đốc INEXIM nói với chúng tôi “buôn tài không bằng dài vốn”, doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi khó tiếp cận vốn vay ngân hàng dù lãi suất cho vay rất cao. Hơn nữa một số lớn doanh nghiệp Việt Nam vay mượn ngân hàng lượng tiền gấp nhiều lần tổng vốn
điều lệ. Ông Vân Thành Huy nhấn mạnh:
“Do thắt chặt tiền tệ nên doanh số thấp xuống chi phí thì cao lên và lợi nhuận giảm. Một số ngành hàng trong đó có mặt hàng cà phê gặp khó, các công ty nước ngoài (FDI) có nguồn vay với lãi suất thấp hơn chỉ khoảng 5% thôi; trong khi các doanh nghiệp của mình nếu vay ngoại tệ chịu 9% còn vay tiền Việt Nam l suất tới 22%. Chủ trương mở rộng sản xuất để có tăng trưởng 15%-20% thì mình mở rộng sản xuất, mua thiết bị, mở rộng kho hàng, do thắt chặt tiền tệ thì bây giờ phải co hẹp lại, giải quyết bớt tài sản đi để làm vốn….
...nợ quá hạn nợ xấu ở hệ thống ngân hàng thương mại đang tăng cao hơn năm 2010 và có tỷ lệ đáng báo động. một khối lượng lớn dòng vốn là các khoản nợ quá hạn, không trở lại ngân hàng, tức không tiếp tục trở lại nền kinh tế, khiến cho vòng quay vốn không thể mở rộng.
Trong bài bình luận kinh tế đầu tuần, Sgtt.com.vn nhận định là cần khơi thông nguồn vốn để đối phó nguy cơ đình đốn. Thế nhưng chính phủ đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan khi không thể đưa ra một gói kích cầu như năm 2009 nữa vì tình hình có nhiều khác biệt. Nếu lựa chọn tiếp một gói kích cầu nữa, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ cải thiện được đôi chút nhưng rủi ro lạm phát tăng mạnh trong năm tới là điều khó tránh khỏi. Theo nhà báo, chính phủ cần có những biện pháp nhằm giải quyết căn nguyên gây ra tình trạng lạm phát đình đốn. Đó là phải giải quyết được tình trạng ách tắc của vòng quay vốn trong nền kinh tế, nhưng không gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước.
Vẫn theo báo điện tử SGTT, nợ quá hạn nợ xấu ở hệ thống ngân hàng thương mại đang tăng cao hơn năm 2010 và có tỷ lệ đáng báo động. một khối lượng lớn dòng vốn là các khoản nợ quá hạn, không trở lại ngân hàng, tức không tiếp tục trở lại nền kinh tế, khiến cho vòng quay vốn không thể mở rộng. Vẫn theo SGTT hiện nay nền kinh tế Việt Nam cần một dòng vốn “sạch” từ 250.000 tới 300.000 tỷ đồng tương đương tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vào khoảng 10-12% tổng dư nợ. Dòng vốn này có thể đến từ nước ngoài hoặc từ ngân sách nhà nước.
Điều gì đang xảy đến cho nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP đang giảm đáng kể nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ tín dụng, thế nhưng sự siết chặt này lại đang gây đình đốn sản xuất. Cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam đang đặt dấu hỏi về điều mà người xưa gọi là “Tài kinh bang tế thế” của Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét