Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-24
Tại cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội tuần qua, nhằm thảo
luận dự luật về việc tiếp công dân, đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng đề nghị là
cần có qui định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền cược khi nộp
đơn kiện.
Thua thì coi như mất
Đó là cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội
về dự thảo Luật Tiếp Công Dân hôm thứ Ba tuần trước. Báo chí trong nước trích
dẫn lời chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cuộc thảo luận là hiệu quả
việc tiếp dân, biểu hiện qua các kiến nghị, khiếu nại và tố cáo, có được giải
quyết thuận lòng dân không.
Ông Nguyễn Sinh Hùng hỏi rồi tự trả lời là
chưa đạt yêu cầu, cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được rằng sau
khi có luật thì sẽ tạo những biến chuyển gì mới.
Trong khi đó, nêu ý kiến cần có qui định buộc
người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cược là ông Phan Xuân Dũng,
phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường, nói rằng thua thì coi
như mất tiền cọc, kiện đúng thì tiền cọc được nhà nước hoàn trả.
Vòng thảo luận về Dự Luật Tiếp Công Dân diễn
ra vào khi Việt Nam, từ nhiều năm nay, đối diện với hàng chục ngàn vụ khiếu
kiện đủ loại từ thành đến tỉnh, trong đó đa số là những đơn khiếu kiện và đòi
bồi thường đất đai bị chiếm cứ một cách oan sai trên khắp cả nước.
Tiền ăn còn không có
Họ là những ngưòi thấp cổ bé miệng, tiền ăn
còn không có lấy đâu ra tiền cược khi đi khiếu kiện. Từ Hà Nội, nhà báo tự do
Nguyễn Khắc Toàn, thường giúp đỡ dân oan ra thủ đô thưa kiện trước Nhà Tiếp Dân
của chính phủ, khẳng định như vậy:
“Tôi có đọc trên tờ Thanh Niên và Tuổi
Trẻ, đăng tin một đại biểu trong Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, phát biểu là đi
khiếu kiện phải đặt tiền cọc nhưng nếu anh thua kiện thì anh mất số tiền đó.
Mục đích của họ là tìm cách hạn chế
người dân khiếu kiện, hạn chế những vụ khiếu kiện tập thể, khiếu kiện vượt cấp,
khiếu kiện ở khắp các địa phương, đang nở rộ như hoa mùa xuân ở trong nước.”
“Đồng bào dân oan mất
đất mất nhà do chính sách cưỡng đoạt đất đai và đền bù không thỏa đáng, mang
tính chất như cướp bóc của dân, muốn hạn chế dân oan và vấn nạn khiếu kiện phải
là xem xét lại toàn bộ chính sách về Luật Đất Đai hãy còn nhiều bất cập, thiếu
tính chất phục vụ tôn trọng người dân. Vấn đề nguồn gốc là chỗ đó.
Không phải bây giờ ép
dân đặt tiền cọc rồi mới cho họ khiếu kiện. Phần lớn dân oan bị áp bức phải đi
đến khiếu kiện lâu năm, và đã khánh kiệt không còn tài sản tiền bạc thì lấy đâu
ra mà tiền đặt cọc. Đây là ý kiến cá nhân của một nhà đại biểu quốc hội, mà nếu
như có được thông qua chăng nữa cũng sẽ vấp phải làn sóng phản đối dữ dội của
nhân dân và dân oan nói chung, và của giới trí thức và những người đấu tranh
như chúng tôi.”
Cựu giáo viên Lê Hiền
Đức, cũng thường xuyên sát cánh bên dân oan khắp nơi ra Hà Nội khiếu kiện, nhận
định:
“Chưa biết mặt mũi ông
này ra sao, chỉ đọc trên mạng thông tin khiếu kiện phải đặt cược, đúng trả lại
tiền, sai mất tiền, nói thật tôi hơi buồn cười mà vừa tức ở chỗ là bây giờ
người ta mất đất mất nhà mất ruộng người ta làm gì còn của cải nữa. Người ta
phải đi hàng ngàn cây số, thí dụ dân tộc thiểu số từ Dak Nông ra đây, rồi Tây
Ninh, Đồng Nai. Hàng trăm con người lang thang rét mướt đầu đường xó chợ ...
Người ta làm gì có tiền nữa.
Đề nghị đặt cược này
là cái trò đặt ra để ngăn cản người dân bớt đi khiếu kiện. Nào, có đi khiếu nữa
không, kiện nữa không đi là mất tiền, cược thì lấy đâu ra tiền. Gọi là thách đố
nhân dân đấy, một cách kiềm bớt việc đi đòi quyền sống của dân.”
Bịt miệng dân
Một dân oan ở Ki Yút,
Dak Nông, bà Hồng Loan, gia đình liệt sĩ, đi khiếu niện mấy năm nay tại Hà Nội
mà cứ bị xua đuổi về địa phương, phát biểu rằng đây chẳng qua là hù dọa để dân
oan đừng đi khiếu kiện nữa:
“Bọn em toàn hết nhà
hết cửa còn gì mà đặt cọc. Bây giờ còn nhiều gia đình bị bắt tù tội bị đánh đập
làm sao đào đâu ra tiền mà đặt cọc. Chẳng qua họ đe dọa mình tiền đặt cọc cho
mình chết. Nhưng không có tiền mình vẫn phải kiếm cách tạo điều kiện để đòi lại
quyền lợi của mình chứ. Họ nói gì kệ họ, mình kiện là mình cứ kiện.”
Ép dân thôi, biết dân hay đi kiện lấy đâu ra tiền mà đặt cọc,
bịt mồm dân thôi, làm vậy cho dân khỏi đi.
Ông Thậm
Còn theo ông Thậm, dân
oan tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, không bảo thì ai cũng hiểu qui định mà
ông Phan Xuân Dũng đề nghị chỉ là cách nói ép dân cho sướng miệng quan:
“Ép dân thôi, biết dân
hay đi kiện lấy đâu ra tiền mà đặt cọc, bịt mồm dân thôi, làm vậy cho dân khỏi
đi. Ví dụ dân bọn tôi không tiền, muốn kiện thì vay mượn mà kiện ra đến đấy rồi
thì đừng nói hai ba triệu, phải từ dăm bảy triệu trở lên chứ không dưới được.
Mà rồi chờ được cái đồng tiền mình kiện theo như kiểu ... kiện củ khoai thì
cũng chả được cái gì, chả có hy vọng làm được gì."
Được hỏi tại sao lại
không hy vọng rằng biết đâu đề nghị đặt cược giả sử được đưa vào Luật Tiếp Công
Dân rồi thì sẽ có biến chuyển mới như báo chí nói, nghĩa là đơn từ của dân được
cứu xét nghiêm túc hơn. Ông Thậm trả lời ông không tin là vì:
“Thì anh này bọc anh
kia, anh to bao phủ anh nhỏ, cứ vậy hóa ra mình là dân mình chỉ có chết thôi
chứ chả làm được gì.”
Điên hay ngu
Cũng may đề nghị tiền đặt cọc khi nộp đơn
khiếu kiện chỉ là ý kiến cá nhân của ông phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công
Nghệ Và Môi Trường Phan
Xuân Dũng trong quốc hội. Đó là nhận định của luật gia Lê Hi ếu Đằng, nguyên phó chủ tịch
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh:
“Trước hết có lẽ ông đó ông điên. Đại biểu quốc hội mà phát biểu
ngược luật pháp như vậy tôi cho là không còn xứng đáng. Quyền khiếu nại là
quyền của công dân. Trên thế giới có nước nào đi kiện mà phải đóng tiền cọc?
Theo tôi ông đó coi thường dân, coi thường mọi người, như vậy htì cách chức ông được rồi. Suy nghĩ như vậy mà có quyền hành trong tay thì sẽ xử lý như thế nào.”
Theo tôi ông đó coi thường dân, coi thường mọi người, như vậy htì cách chức ông được rồi. Suy nghĩ như vậy mà có quyền hành trong tay thì sẽ xử lý như thế nào.”
Trong những qui định về quản lý đất đai ở Việt
Nam, một trong những lý do khiếu kiện của dân, luật gia Lê Hiếu Đằng phân tích,
mà hiện nay nhiều đóng góp về sửa đổi hiến pháp gần như 100% đều muốn phải xác
định rõ sở hữu tư nhân về đất đai:
“Như vậy, một người có trách nhiệm
trong quốc hội mà đề xuất như thế lại càng tệ hơn nữa, rõ ràng ông này hoặc
điên hơạc dốt hoặc là coi thường dân. Ông đâu có đứng về phía dân, kiểu đó là
muốn tước quyền khiếu nại của dân.”
Nếu phải nộp tiền cược theo tỷ lệ của cải tài
sản mình đang đi kiện luật gia Lê Hiếu Đằng nhận định tiếp, thì tiền đâu mà
đóng cho xuể. Qui định đó, ông nói, nếu thành hình chẳng những vi phạm quyền và
lợi ích của người dân đi khiếu kiện mà còn phản lại luật pháp của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét