Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Xả lũ gây ngập lụt , trách nhiệm về ai ?

Cảnh xã lũ cứu hồ gây ngập lụt ở Dak Lak
Cảnh xã lũ cứu hồ gây ngập lụt ở Dak Lak
Courtesy Namviet.net
Vấn đề hồ chứa nước thủy điện cũng như hồ thủy lợi vào khi mưa bão xả nước hay vì bị vỡ gây ngập lụt cho vùng hạ du, tiếp tục khiến dư luận quan tâm bởi có quan điểm cho rằng những hồ chứa như thế là mối nguy cho cuộc sống người dân.
Tình hình thực tế được thông tin thế nào? Giải thích về nguyên nhân và công tác khắc phục ra sao?
Đó là đề tài trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.
Vỡ đập, xả lũ gây ngập lụt
Thông tin cho biết trong ngày 1 tháng 10 vừa qua tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa có ba hồ đập thủy lợi bị vỡ là đập thủy lợi Đồng Đắng, hồ Đập Khe Tuần và hồ đập Thung Cối. Bên cạnh đó còn có một số đê chắn lũ như đê chắn lũ Cầu tây ở xã Trúc Lâm bị vỡ đoạn dài 20 mét…
Do nước của các hồ đập thủy lợi bị vỡ như thế khiến cho mấy ngàn hộ dân thuộc các xã trong huyện Tĩnh Gia bị ngập sâu từ 1 đến 1,5 mét trong nước. Tuyến Quốc lộ 1 A từ xã Xuân Lâm đến Xã Tường Lâm bị ngập nước có chỗ sâu đến cả thước nước. Vào ngày 30 tháng 9, ba hồ lớn ở huyện Tĩnh Gia là Kim Giao, Yên Mỹ và Đồng Chùa cũng cho mở xả 2 cửa tràn.
Tại Nghệ An, cũng vào đầu tháng 10, Ban quản lý Đập Vực Mấu tại xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Lưu cho xả lũ vào khi mưa lớn để tránh vỡ đập, cũng khiến cho toàn huyện này chìm trong biển nước. Có một số nơi trong huyện được cho biết ngập đến 4 mét.
Tại khu vực tỉnh Quảng Nam, thủy điện Dak Mil 4 từ sáng ngày 2 tháng 10 phải mở 5 cửa xã lũ khi mà lượng nước thượng nguồn đổ về khá mạnh ớ mức 2500 m3/s.
Thực ra vừa rồi mưa lũ ở chỗ Tĩnh Gia rất lớn, mưa đến gần 800 li. Lượng mưa tương đối lớn nên một số hộ ngập lụt. Năm đặc biệt mới có lượng mưa lớn mà tập trung vào một khu vực hẹp như thế. Rất nhiều chục năm nay rồi mới có lượng mưa như thế này. Tất cả đều không thể lường trước được
Ông Ngô Hoàng Kỳ
Mới hôm 17 tháng 9, thị trấn Eadrang thuộc huyện Eahleo, tỉnh Dak lak cũng ngập chìm trong nước vì đập hồ sinh thái xã lũ.
Cứu trợ đang được chuyển cho các nạn nhân vùng lụ lụt ở miền Trung (ngày02/10/2013) RFA
Cứu trợ đang được chuyển cho các nạn nhân vùng lụ lụt ở miền Trung (ngày02/10/2013) RFA
Lý giải nguyên nhân
Ông Ngô Hoàng Kỳ, chánh văn phòng tỉnh Thanh Hóa, đưa ra lý giải cho tình hình ngập nước tại huyện Tĩnh Gia như sau:
Thực ra vừa rồi mưa lũ ở chỗ Tĩnh Gia rất lớn, mưa đến gần 800 li. Lượng mưa tương đối lớn nên một số hộ ngập lụt. Năm đặc biệt mới có lượng mưa lớn mà tập trung vào một khu vực hẹp như thế. Rất nhiều chục năm nay rồi mới có lượng mưa như thế này. Tất cả đều không thể lường trước được.
Một viên chức quản lý khác là ông Vũ Văn Tú, thuộc Cục Quản lý Đê Điều và Phòng Chống Lụt bão thuộc Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, cũng có những giải thích về nguyên nhân của tình trạng vừa xảy ra tại khu vực Thanh Hóa, Nghệ An trong những ngày đầu tháng 10 như sau:
Trong cơn bão vừa qua, lượng mưa rất lớn, một ngày như thống kê ngày hôm qua có những vùng mưa 388 li, với điều kiện địa hình như thế mà lượng mưa tập trung cao như thế, đúng là có chuyển lượng nước đến hồ rất lớn. Các hồ để đảm bảo an toàn, buộc phải xã lũ, điều này được thông báo trước. Các hồ cũng có qui trình thực hiện việc thông báo. Phía nhân dân do lượng nước mưa lên nhanh nên cũng có bất ngờ. Vì thế chính quyền địa phương phải lập phương án để tránh lũ, tránh thiệt hại. Tuy nhiên thiệt hại do lũ nhìn chung là lớn.
Hiện tại chúng tôi đang rà soát lại qui trình hoạt động của các hồ, và sẽ nghiêm khắc đối với những hồ nào không thực hiện đúng qui trình.
Dân chúng miền Trung lo chuẩn bị chống lũ (ngày 2/10/2013)
Dân chúng miền Trung lo chuẩn bị chống lũ (ngày 2/10/2013) RFA

Trong tương lai lâu dài phải tính đến chuyện phải có những qui định gắt gao hơn nữa đối với việc tích nước của các hồ này. Và cũng phải tính toán đến tình trạng biến đổi khí hậu như vừa rồi: mưa tập trung trong một ngày mà có thể lên đến gần 400 li; cũng như trong một đợt như vừa rồi có thể đến 700 li.
ông Vũ Văn Tú
Trong tương lai lâu dài phải tính đến chuyện phải có những qui định gắt gao hơn nữa đối với việc tích nước của các hồ này. Và cũng phải tính toán đến tình trạng biến đổi khí hậu như vừa rồi: mưa tập trung trong một ngày mà có thể lên đến gần 400 li; cũng như trong một đợt như vừa rồi có thể đến 700 li.
Về dự báo, chúng tôi đánh giá trong mặt bằng dự báo chung ở Việt Nam cũng còn ở mức thấp so với những nước tiên tiến hơn như Nhật Bản, Hong Kong, Mỹ, hoặc những nước khác có trình độ tiên tiến hơn, hoặc có điều kiện kinh tế hơn. Họ có mật độ thiết bị dày hơn, con người có đủ trang thiết bị tốt hơn. Tuy nhiên trong suốt thời gian vừa qua, chúng tôi thấy rằng việc chúng ta dự báo bão, nhìn chung cũng sát tình hình thực tế, không có gì lớn lắm. Tuy nhiên về mặt dự báo mưa còn đang khó khăn. Về vấn đề này thì về mặt con người dự báo là một phần, còn các trạm ‘cấy dày’, Việt Nam hiện đang ‘thưa’, có thể nói chỉ bằng 1/10. Tôi đã đi các nước chẳng hạn như Nhật Bản, cứ 50 kilomet họ có một trạm đo để phủ kín cả vùng đó rồi, nhưng chúng ta thì không được. Hiện tại đang có từng bước, không thể một sớm một chiều được mà là cả quá trình, vừa kinh tế, vừa nhận thức con người, rồi trình độ công nghệ. Chúng tôi đang từng bước; nhưng cũng phải nói một điều, nhìn chung trong khu vực, việc chính phủ Việt Nam đang tập trung xử lý, cảnh báo giúp đỡ nhân dân phòng chống thiên tai đã đi được một bước rất dài. Chính phủ Việt Nam cũng đã được các nước trên thế giới công nhận rằng công tác ấy của Việt Nam là nề nếp, cơ bản góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
Giải thích xả lũ!
Trước những quan điểm được nêu ra lâu nay về tình trạng xả lũ gây ngập lụt của các hồ chứa thủy điện hay hồ thủy lợi, tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội Tư Vấn Khoa học- Công nghệ và Quản lý, thành phố Hồ Chí Minh đưa ra cách giải thích như sau:
Lũ về thành phố
Lũ về thành phố. Courtesy dantri.com
Tôi rất quyết liệt trong đập Sông Tranh 2. Tôi đã vạch ra rất nhiều lỗi của thi công. Thi công đập đó rất bậy...tuổi thọ của đập thủy điện ít nhất phải 100 năm, trong khi đập đó đưa vào vận hành chưa được một năm đã xảy ra rất nhiều sự cố rất nguy hiểm mà người ta không chịu sửa cho đúng, không chịu kiểm tra cho đúng
tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc
Xả lũ các hồ nghĩa là gì? Nghĩa là khi người ta không chứa được nữa, không ‘cắt’ được nữa, buộc phải xả lũ. Trước khi lũ đến, trong hồ làm sao phải có một khoảng trống rất lớn. Tức phải có dự báo tốt để trước khi lũ đến phải xả bớt dần đi để trong hồ có một khoảng trống lớn. Đó là bước một. Tôi xin nhắc lại, trước khi lũ đến phải có dự báo rất tốt để người điều hành hồ xã nhiều nước trong hồ đi để tạo ra một khoảng trống. Bước thứ hai khi lũ đến có khoảng trống đó hứng lại, giúp giảm bớt lũ xuống dưới hạ lưu. Động tác đó gọi là ‘cắt lũ’. Thế nhưng cắt lũ chỉ có giới hạn thôi; đến khi nào đầy hồ không còn chỗ chứa nữa, hồ xả lũ. Xả lũ là xả lũ của trời mưa mà không chứa được nữa thì xả hết đi. Tất nhiên còn độ dự trữ khoảng vài phần trăm, nhưng nếu chứa vào đó sẽ làm vỡ đập, mà vỡ đập thì nguy hiểm hơn. Hành vi xả lũ là ‘bất khả kháng’, không thể làm khác được.
Những hồ sẽ vô cùng nguy hiển cho hạ lưu là đúng lũ to lại vỡ. Nước hồ tràn xuống là lũ chồng lên lũ. Nếu không vỡ thì không có liên quan gì đến dòng lũ cả.
Lý do vỡ đập
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc nhắc lại nguyên nhân chính của việc những đập hồ chứa nước thủy điện hay thủy lợi bị vỡ gây hại cho người dân sinh sống tại khu vực hạ du:
Đập vỡ có thể do chất lượng thi công. Khi xây dựng một hồ, trước hết là thiết kế. Người ta xem chất lượng thiết kế có đúng không, có chính xác không. Thứ hai là thi công có đúng thiết kế không. Thứ ba là giám định sau khi thi công: có giám định thật không hay giám định giả, và kết luận về chất lượng công trình có đúng không. Trong cả ba khâu thường khâu thiết kế ít có lỗi vì các nhà khoa học tính toán thật chặt chẽ và văn bản thiết kế còn lưu lại, thông qua rất nhiều cấp duyệt; như vậy lỗi có thể có nhưng hầu như không đáng kể, không có. Thường lỗi do thi công: thi công ẩu, và giám định sau khi thi công làm không đến nơi đến chốn. Theo tôi những hồ bị vỡ là do thi công rất bậy và giám định không chính xác.
Nguyên nhân do Trời cũng có vì thế này: khi thiết kế người ta chỉ lượng được mức an toàn đến đâu thôi. Trong nghề này tính an toàn hơi sâu về kỹ thuật. Tôi xin nói sơ một tí: hồ tính theo lượng mưa, lượng mưa lớn đến bao nhiêu, chứa trong hồ đến bao nhiêu, dòng lũ lớn bao nhiêu. Trong tính toán người ta có từ chuyên môn là tần suất bao nhiêu năm mới có một lần lớn như thế. Đối với những hồ quan trọng người ta tính ra một ngàn năm mới có một trận mưa lớn như thế, còn đối với những hồ ít quan trọng thì người ta tính 100 năm mới có một trận mưa lớn như thế. Điều đó cũng chỉ là tính toán. Nhưng tính toán thường ít khi sai mà sai thường do thi công, giám sát.
Tôi rất quyết liệt trong đập Sông Tranh 2. Tôi đã vạch ra rất nhiều lỗi của thi công. Thi công đập đó rất bậy, vì một bằng chứng rất đơn giản là thế này: tuổi thọ của đập thủy điện ít nhất phải 100 năm, trong khi đập đó đưa vào vận hành chưa được một năm đã xảy ra rất nhiều sự cố rất nguy hiểm mà người ta không chịu sửa cho đúng, không chịu kiểm tra cho đúng.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu- Tự Do.
Gia Minh chào tạm biệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét