By: Lý Bích Thủy- facebooker Bichthuy Ly
Đất đai là do tiền nhân , tổ tiên VN dày công xây dựng và để lại cho toàn dân VN, đất đai là sở hữu toàn dân vì đất đai gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đất đai là xương máu của nhiều thế hệ, cho nên không được dùng thuật ngữ chính trị để chối bỏ việc công nhận "đất đai là sở hữu của toàn dân". Quy định này cũng là sự khẳng định và ghi nhận thành quả cách mạng về đất đai của Việt tộc.
Trên thực tế, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phải bảo đảm được cho người sử dụng đất đai, chủ yếu là nông dân có các quyền cần thiết như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, được bồi thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền sử dụng đất lâu dài, quyền cải tạo, bồi bổ đất đai để khai thác có hiệu quả cho cuộc sống…
Trên thực tế, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phải bảo đảm được cho người sử dụng đất đai, chủ yếu là nông dân có các quyền cần thiết như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, được bồi thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền sử dụng đất lâu dài, quyền cải tạo, bồi bổ đất đai để khai thác có hiệu quả cho cuộc sống…
Nhưng đất đai hiện nay lọt vào tay giai cấp mới, tức giai cấp tư bản đỏ csVN. Ngày nào bọn nầy còn ở trong rừng, chúng nứp dưới đáy quần của giai cấp bần cố nông, đến khi cách mạng (?) thành công, chúng bò ra đồng bằng thành thị, rồi quay mặt 180 độ lại với giai cấp nầy. Chúng lợi dụng chiến dịch "Cải cách ruộng đất" để cướp trắng đất đai và trả thù những người mà chúng từng núp trong đáy quần của họ. Cuộc chiếm đất , lấn đất đó kéo dài theo năm tháng...
Ngày xưa giai cấp nông dân nhẹ dạ, thiếu hiểu biết nghe theo Đảng để mong có ruộng đất (?). Ngày nay giai cấp NGHÈO ( nông dân, công nhân...) đều bị giai cấp thống trị lừa đão, cướp đất làm cho các giai cấp nầy ly tán, khổ đau vì bị cướp mất đất, để rồi biến các giai cấp nầy thành một lược lượng sẳn sàng cầm súng bắn vào đầu bọn cướp ngày. Lực lượng nầy chính là một giai cấp mới được hình thành từ DÂN OAN. Chúng ta thử tìm hiểu cách giải quyết vấn đề DÂN OAN ngày xưa của các bậc hiền quân và cách giải quyết DÂN OAN ngày nay của bọn bạo quyền ra sao??
1. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
1.1. Từ tiếng chuông kêu oan
Đã là con người, không ai mà không có lúc lầm lỡ, người nắm giữ quyền hành không thể không có lúc gây oan ức, bất công. Vì thế, trong lịch sử văn minh nhân loại, những chính quyền hay giáo quyền thật sự biết lo cho dân, trọng công lý và nhân nghĩa, đều đặt ra nhiều phương cách để người dân hoặc tín hữu có thể khiếu nại, tố cáo, trình bày nỗi oan sai của mình. Các vị vua hiền ở đất nước ta rất quan tâm đến việc này.
Năm 1040, vua Lý Thái Tông giao việc xét xử, kiện tụng của dân cho chính thái tử Khai Hoàng Nhật Tôn, dùng điện Quảng Vũ của thái tử làm nơi xử kiện. Năm 1042, vua cho xây dựng Bộ luật Hình thư đầu tiên của nước ta, quy định phân minh các việc xử phạt, tránh việc làm tuỳ tiện, những lạm dụng của các quan lại gây ra oan trái cho dân. Bộ luật này đã thất truyền, chỉ còn Bộ luật Hồng Đức, thời nhà Lê sau này (x. Minh Tuấn, Đầu năm nghĩ về tiếng chuông kêu oan, Việt Báo, thứ Năm, 4-1-2007).
Trong cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư có kể Lý Thái Tông Hoàng đế là vị vua đầu tiên đặt ra tiếng chuông kêu oan (chung Đăng Văn) vào năm 1052. Trên nền điện Càn Nguyên, nhà vua đã cho xây điện Thiên An, thềm trước điện gọi là Long trì (thềm rồng) “phía Đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía Tây thềm rồng đặt điện Quảng Vũ, hai bên tả hữu thềm rồng đặt lầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên” (Trì chi Đông trí Văn Minh điện, Tây chí Quảng Vũ điện, trì chi tả hữu đối lập chung lâu để đăng văn, tiểu dân thứ mục oan uổng trì chi).
Trì chi đông trí Văn Minh điện, tây trí Quảng Vũ điện, trì chi tả hữu đối lập chung lâu dĩ đăng văn, tiểu dân thứ ngục oan uổng trì chi.
Năm 1158, vua Lý Thần Tông cũng “cho đặt cái hòm đồng ở giữa sân chầu để ai có việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy”. Hình thức này cũng giống như người dân có oan sai được quyền gửi thư khiếu nại lên chủ tịch nước hay văn phòng chính phủ để xin giải oan cho mình.
1.2. Tới tiếng trống kêu oan
Tiếng trống kêu oan (Đăng Văn Cổ) có từ thời vua Lê Thái Tông. Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư (tr.7 ) có nhắc đến vụ tri huyện Dặc Khiêm bào chữa cho Phạm Luận, cả hai đều bị oan sai, bị giải về Yên Kinh. Nhờ có người anh của Khiêm đánh trống Đăng Văn khiếu oan nên mới được miễn tội (Khiêm kỷ hãm tội, Khiêm huynh kích đăng văn cổ đắc miễn)
Khiêm kỷ hãm tội, Khiêm huynh kích đăng văn cổ đắc miễn.
Đến đời vua Tự Đức, triều Nguyễn, trống Đăng Văn là biểu hiện nghiêm minh của công lý, vừa thể hiện tính dân chủ vì kêu trực tiếp tới vua. Trống Đăng Văn treo ở Ty Tam Pháp, ở đoạn giữa cửa Thượng Tứ và cửa Ngăn tại kinh thành Huế. Vua ra lệnh trong thành nội không ai được đánh trống để khỏi lầm với tiếng trống Đăng Văn.http://sachxua.net/forum/ index.php?topic=13008.0%3Bw ap2
Người ta thực hiện tiếng trống này như sau: bất cứ ai bị xử oan ức thì đến lầu đặt trống, đánh 3 tiếng dõng dạc và 1 hồi vang vọng. Viện Đô Sát và Đại Lý Sự cử người trực ở chòi trống vào các ngày 6,16,26 mỗi tháng. Hễ thấy ai đánh trống kêu oan thì nhận đơn rồi đưa thẳng lên nhà vua. Vua đọc xong sẽ phê ngay trên đơn và đưa xuống Ty Tam Pháp xét xử ngay. Nếu đúng, vua sẽ ra lệnh phán quyết.
Để đề phòng người ta tự tiện đánh trống về những chuyện vớ vẩn, người đánh trống tự trói tay chân mình để xác định mình sẵn sàng chịu mọi hậu quả về việc kêu oan và chịu trách nhiệm về tiếng trống mình đánh.
2. VIỆC KÊU OAN NGÀY NAY
2.1. Quyền kêu oan của người dân
Hiến pháp 1992 đã quy định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân tại Điều 74, nhưng 6 năm sau, luật khiếu nại mới được Quốc hội thông qua, ngày 2-12-1998, và phải thêm gần 5 năm nữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành nghị quyết số 388/NQ, ngày 17-3-2003, về việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Ngày 25-3-2004, các ngành liên quan mới ban hành Thông tư Liên tịch, số 01/2004/TTLT để hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 388 nói trên. Luật khiếu nại, tố cáo của Quốc hội năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung vào những năm 2004,2005 và gần đây nhất là 1-6-2006: xác định quyền và nghĩ vụ của người khiếu nại, tố cáo cũng như trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại.
Luật này yêu cầu cơ quan giải quyết trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận đơn bằng văn bản rõ ràng, nếu không sẽ bị xem xét kỷ luật. Còn người khiếu nại phải trình bày trung thực sự việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và các chứng cứ, tài liệu đã cung cấp.
2.2. Tình trạng kêu oan ở Việt Nam
Tình trạng khiếu nại oan sai tại nước ta rất cần những tiếng trống kêu oan. Chính phủ đã báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2009 gửi Quốc hội. Theo đó, trong năm 2009, các cơ quan hành chính Nhà nước tiếp 307.797 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận 206.105 đơn thư tố cáo. Như thế, có tới hơn nửa triệu lần tiếng trống kêu oan được đánh lên, nhưng thử hỏi ai có trách nhiệm giải quyết và giải quyết như thế nào?
Báo cáo phân tích kết quả giải quyết 29.741 vụ việc khiếu nại, cho thấy tỷ lệ công dân khiếu nại, tố cáo đúng và đúng một phần vẫn còn cao. Điều này chứng tỏ công tác quản lý Nhà nước và việc giải quyết các quyền lợi của công dân nơi các cấp chính quyền vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập, cần phải có biện pháp để chấn chỉnh ( Báo điện tử Tuổi Trẻ, thứ Năm, 22-10-2009).
Ông Trần Thế Vượng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân nguyện Quốc hội, đã chia sẻ băn khoăn như sau: “Theo báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao, khoảng 10% số án bị khiếu tố được xem là có dấu hiệu oan sai. Nếu cộng thêm cả những đơn khiếu nại của Viện Kiểm sát, tỷ lệ oan sai chắc chắn sẽ nhiều hơn 10%. Đây là một vấn đề đáng chúng ta quan tâm vì nếu tỷ lệ vượt 10% thì chất lượng xét xử ở các toà án sơ thẩm tại Việt Nam quả thật cần nhiều tiếng trống kêu oan” ( Báo điện tử Tuổi Trẻ, thứ Bảy, 25-10-2008).
Trong lĩnh vực xã hội dân sự, ngoài những vụ oan sai trong quá trình bắt, giam, xử tù oan uổng còn biết bao vụ tranh chấp dân sự, kinh tế như các vụ tranh chấp đất đai, bồi thường đất, mua nhà đã trả tiền nhưng chủ lại không chịu giao nhà, những vụ án về lao động, kinh tế… Hàng trăm ngàn hồ sơ về những vụ việc này đang tồn đọng tạo nên những bức xúc, uất ức vì bị thiệt thòi quyền lợi, bị xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm đã khiến nhiều người rơi vào tình trạng hỗn loạn tâm thần, có người liều mình tìm đến cái chết hoặc nhờ nhóm xã hội đen giải quyết bằng bạo lực.
KẾT LUẬN
Người dân trong hoài bảo Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc với quyền sở hữu đất đai căn bản được qui định theo chiều hướng "toàn dân làm chủ", đó là việc làm hợp lý và đồng thuận giửa cơ quan quản lý và dân oan, để người dân không còn phải nghe những tiếng trống trận thúc quân.... tiếng trống kêu oan hay tiếng súng hoa cải đày căm hờn của anh Đoàn Văn Vươn...nổ rền trên bầu trời VN.
Trong thời XHCN, tiếng trống kêu oan đã được thay bằng tiếng súng. Từ tiếng súng hoa cải của Đoàn văn Vươn,http:// www.voatiengviet.com/ content/ nong-dan-doan-van-vuon-khon g-doi-duoc-cong-ly/ 1713639.html.
Rồi đến tiếng súng của anh Đặng Ngọc Viết.
Nếu như tiếng súng cứ theo thời gian trở thành lủy thừa tiến trong việc kêu oan, thì ngày tàn của csVN chắc chắn sẽ đến.
Giai cấp dân oan sẽ là giai cấp đi đầu trong việc tiển đưa bọn bạo quyền csVN về bên kia thế giới. Vì người cs là những người rất am tường nguyên nhân của các sự kiện bùng nổ trong quá khứ " đâu có áp bức bất công là nơi đó sẽ xuất phát sự bùng nổ".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét