Một cuốn sách mới về lịch sử chiến tranh Việt Nam của một nữ giáo sư sử học Hoa kỳ gốc Việt Nam xuất bản trong năm vừa qua đã đoạt giải thưởng Edward M. Coffman năm 2012. Tác phẩm ”Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Việt Nam” và tác giả Nguyễn Thị Liên Hằng.
Giải Edward M. Coffman là một giải thưởng hàng năm về sử học của The Society for Military History cho những tác phẩm đầu tay của những tác gỉa trong nội dung hòa hợp được những vấn đề liên quan với xã hội, chính trị, kinh tế, và lịch sử ngoại giao. Giải thưởng được lấy tên của một Professor Emeritus của đại học University of Wisconsin – Madison, Edward M. Coffman, một quân sử gia nổi tiếng của Hoa Kỳ.
Nguyễn Thị Liên Hằng là giáo sư sử học của đại học University of Kentucky, tốt nghiệp Ph. D. tai đại học Yale và đã được nhiều fellow ship trong đó có fellow – ship Fubright về Việt Nam khảo cứu trong hai năm 2001 và 2002. Cô di tản khỏi Việt Nam khi mới vừa 5 tháng tuổi và trong giờ chót thứ 25 của thành phố Sài Gòn trước khi bị thất thủ.
Nguyễn Thị Liên Hằng là giáo sư sử học của đại học University of Kentucky, tốt nghiệp Ph. D. tai đại học Yale và đã được nhiều fellow ship trong đó có fellow – ship Fubright về Việt Nam khảo cứu trong hai năm 2001 và 2002. Cô di tản khỏi Việt Nam khi mới vừa 5 tháng tuổi và trong giờ chót thứ 25 của thành phố Sài Gòn trước khi bị thất thủ.
Cô là giáo sư dạy về lịch sử bang giao quốc tế của Hoa Kỳ đặc biệt là chú trọng vào vùng Đông nam Á, nhất là thời kỳ chiến tranh lạnh, tác phẩn Hanoi’s War là tác phẩm đầu tiên. Tác phẩm thứ hai đang viết với những khám phá về hệ thống quốc tế của phong trào phản chiến trong thời kỳ chiến tranh cũng như vai trò và vị trí của những khuôn mặt nổi bật của một thời ngoại giao với những tài liệu khảo sát từ văn khố Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.
Chiến tranh Việt Nam chiếm một phần quan trọng trong quân sử Hoa kỳ. Một cuộc chiến với nhiều bí ẩn và từ từ được lộ ra từ những văn kiện bí mật của văn khố các quốc gia liên quan đến cuộc chiến. Hàng trăm cuốn sách phân tích về cuôc chiến này với nhiều khuynh hướng đặt trong bối cảnh của quan điểm chính trị riêng biệt. Trong khi hầu như là hầu hết các sử gia nghiên cứu về chiến tranh Việt nam đều chú trọng vào nguyên ủy sự can thiệp của Hoa Kỳ và Mỹ hóa những xung đột tạo ra, Nguyễn Thị Liên Hằng lại chú ý trước tiên đến những quan hệ quốc tế mà các nhà lãnh đạo Bắc Việt theo đuổi cuộc chiến và Hoa kỳ đã can thiệp vào sau đó. Những chuyện kể đầy tính xác định đã dẫn dắt độc giả đi từ nơi chốn đầy bùn sình của đồng bằng sông Cửu Long đến nơi chốn đã bị bom đạn tàn phá của bình nguyên sông Hồng, từ những hành lang đầy quyền lực ở Hà Nội và từ Sài Gòn đến dinh Bạch ốc của tổng thống Richard Nixon, và từ nơi hòa hội ở Paris đến những hội nghị cao cấp ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, tất cả những khám phá cho thấy hòa bình không có một chút hy vọng nào ở Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, những siêu cường đã có ảnh hưởng rất lớn đến chiên tranh và hòa bình ở Việt Nam.
“Chiến tranh của Hà Nội” đã tỏ lộ ra rất hiển nhiên những vận động không chính thức với những người được coi là kẻ thù trong Thời kỳ chiến tranh lạnh và biểu hiện rằng cuôc chiến đấu trong bàn hội nghị để tìm kiếm hòa bình cũng ngập máu và chiều rộng có mực độ lớn hơn điều được tiên liệu. Dùng những tài liệu văn khố mà từ trước tới nay chưa được hé lộ của Bộ Ngoại Giao Việt Nam sau thời kỳ đổi mới và cùng với những tài liệu từ văn khố các quốc gia khác có liên quan đến chiến tranh Việt Nam trên cả thế giới, tác giả Nguyễn Thị Liên Hằng đã bộc lộ ra một chính sách chiến tranh của Bắc Việt: gây ra chiến tranh và tạo dựng hòa bình, không những của nhà cầm quyền Bắc Việt mà còn cả của chính phủ Nam Việt Nam, Nga Xô Viết, Trung Quốc và Hoa Kỳ để tạo thành một bối cảnh toàn diện của cuộc chiến ở mức độ thế giới.
Tác giả đã viết Hanoi’s War như một cách thế để đập tan các huyền thoại về Việt Nam: ”Trong nhiều vấn đề rút ra từ những bài học ở Việt Nam và áp dụng vào Afganistan, đó là lịch sử của chiến tranh Việt Nam thường bị hiểu lầm hoàn toàn. Lịch sử của cuộc chiến này liên tục thay đổi khi có bằng chứng mới xuất hiện, đặc biệt từ phía bên kia. Do không chú ý nhiều về việc tìm hiểu động cơ của kẻ thù, các động lực bên trong và các mối quan hệ đối ngoại, chúng ta luôn có một hình ảnh không đầy đủ và thiếu chính xác về cuộc chiến tranh đó.
Người ta thường tin rằng miền Bắc Việt quyết định đi đến chiến tranh trong năm 1959-1960 là để cứu cuộc nổi dậy ở miền Nam khỏi bị diệt trừ và đảng Cộng sản có được sự ủng hộ không mệt mỏi của người dân Việt Nam cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Nhưng bằng chứng gần đây tiết lộ rằng quyết định của đảng đi đến chiến tranh ở miền Nam Việt Nam có một mối liên hệ mật thiết với các vấn đề ở trong nước. Chiến tranh cách mạng là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý về các vấn đề trong nước, gồm một chiến dịch cải cách ruộng đất tàn phá, một phong trào trí thức bất đồng ý kiến và một kế hoạch của chính phủ không thành công để chuyển đổi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Một trong những quan niệm sai lầm nhất của cuộc chiến Việt nam là ông Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo lỗi lạc của Bắc Việt. Thực tế ông chỉ là bù nhìn, trong khi Lê Duẩn, một người đứng bên lề lịch sử, lại là một kiến trúc sư, nhà chiến lược chính và là chỉ huy trưởng của nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt. Ông Duẩn nghiêm khắc, không ồn ào, xa lánh sự chú ý, nhưng ông có ý chí sắt đá, có kỹ năng quản trị và tập trung sự cần thiết để thống trị đảng Cộng sản.
Cùng với một nhân vật là cánh tay phải của mình, ông Lê Đức Thọ được coi như là một nhà ngoại giao cứng rắn bất khuất, người mà sau này đấu khẩu với Henry A. Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình Paris, ông Duẩn xây dựng một đế chế quân phiệt vững chắc, vẫn còn chi phối Hà Nội đến ngày nay. Các chính sách hiếu chiến của họ đã dẫn dắt Bắc Việt vào cuộc chiến chống lại chế độ Sài Gòn và sau đó là Washing ton D. C. , với bảo đảm rằng một nền hòa bình được thỏa thuận sẽ không bao giờ thay thế thắng lợi hoàn toàn. Ông Duẩn thống trị đảng với một bàn tay sắt và xem ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người nổi tiếng với việc đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hành của ông ta. Ông ta loại bỏ ông Hồ, tướng Giáp và những người ủng hộ họ khi quyết định gần như hầu hết các quyết định quan trọng…”
Trong phần đầu, tác giả kể lại cuộc chia tay giữa hai nhân vật trọng yếu của cuộc chiến Việt Nam là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vào năm 1955 bên dòng sông Ông Đốc ở Cà Mau. Lê Duẩn thì ở lại miền Nam và Lê Đức Thọ xuống tàu Liên Xô tập kết ra Bắc nhưng để rồi trong ít năm sau kéo dài đến tàn cuộc, hai người đã cùng nhau lãnh đạo cuộc chiến và là một chìa khóa chính yếu để giải quyết chiến tranh. Thời điểm năm 1955 vẫn còn trong hạn định mà hòa ước Genève cho phép tự do lựa chọn nơi cư trú của cư dân hai miền. Trong lúc ở lại miền Nam, Lê Duẩn lập ra Trung Ương Cục miền Nam với những người đứng đầu như Phạm Hùng, Nguyễn văn Linh, Võ Văn Kiệt sẽ lãnh đạo cuộc chiến trong tương lai. Trở lại Hà Nội, Lê Duẩn quyết định phải thống nhất đất nước bằng võ lực và tiến hành những nỗ lực sửa soạn cho chiến tranh. Nghị quyết 15 của đảng Lao Đông Việt nam ( tức đảng Công sản VN) đã xác định rõ mục tiêu này. Chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” được xử dụng và tất cả những người bất đồng ý kiến với chủ trương trên bị thanh trừng triệt hạ. Hàng chục ngàn người kể cả những người có công trạng hoặc nổi tiếng bị bắt giam, tra tấn do một chế độ công an trị thi hành. Những tướng tá và nhân vật thân cận với tướng Võ Nguyên Giáp bị giam cầm, bị khai trừ khỏi đảng và nhiều khi bị thanh toán với những cái chết đầy bí ẩn. Do đó, luận cứ cho rằng tất cả đảng Cộng sản một lòng đoàn kết trong chiến tranh là một luận cứ không tưởng chẳng có một chút nào trong sự thực. Sự đoàn kết chỉ có trong tuyên truyền và chế độ Cộng sản do Lê Duẫn lãnh đạo đã dùng sự khủng bố để đàn áp và bắt buộc mọi người phải tuân theo bằng bạo lực.
Tác giả Nguyễn Thị Liên Hằng viết “Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Việt nam” (Chiến tranh của Hà Nội: lịch sử quốc tế của cuộc chiến cho hòa bình ở Việt Nam) với chủ đích từ những tài liệu văn kiện mới để có nhận định làm sáng tỏ hơn lịch sử của cuộc chiến đã có quá nhiều hỏa mù che phủ từ những nhận định đầy tính chủ quan của những người phân tích. Những tài liệu văn kiện mới mà tác giả đã xử dụng được trong tác phẩm là tài liệu văn khố của bộ Ngoại Giao của chế độ Việt Nam Cộng sản ở Hà Nội. Trả lời tại sao lại có được may mắn xử dụng những tài liệu trên, tác giả trong cuộc phỏng vấn nói:
“Tôi có mặt đúng chỗ đúng lúc. Khi tôi bắt đầu cuộc nghiên cứu trong những năm cuối của thập niên 1990 về cơ bản lúc đó cả văn khố chủ yếu của Việt Nam là văn khố của đảng Cộng sản, văn khố của quân đội của bộ Quốc Phòng, văn khố của bộ Ngoại Giao đều cấm không cho các học giả được tham khảo, dù là người Việt Nam hay ngoại quốc. Chỉ có các giới chức làm việc trong các bộ liên hệ mới được tham khảo tài liệu. Nhưng tới những năm 2000 thì đã có một số thay đổi về chính sách đối với người Việt ở hải ngoại. Việt Nam mở cửa rộng hơn để đón các học gỉa từ các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Họ muốn thu hút Việt kiều và tôi đã nắm ngay lấy cơ hội”.
Có nhiều người rất ngạc nhiên vì xử dụng được những tài liệu trong văn khố thuộc hàng tối mật không phải là chuyện dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Tác giả đã giải thích là có sự thuận lợi bởi vì giới hữu trách Việt Nam coi thường công trình và khả năng của một sử gia trẻ tuổi người Việt Nam lớn lên và sinh sống ở hải ngoại. Họ nghĩ, với một đề tài có nhiều chất thách đố như chiến tranh Việt Nam có lẽ không thích hợp với một người thuộc nữ giới…
Sử gia George C. Herring, tác giả của America’s Longest War, The United States in Việt nam” đã nhận xét: ”Xử dụng những tài liệu mới mẻ và quan trọng của những văn khố từ khắp thế giới, mà phần đông là từ Việt Nam, Nguyễn Liên Hằng đã viết và tạo dựng được những điểm son đầu tiên và xác thực của cuộc hòa đàm đã dẫn dắt đến Nghị Hội Paris. Tác phẩm Hanoi’s War là một công trình đặc sắc, là những viên gạch xây dựng không thể bỏ qua cho sự thay đổi tức thì của lịch sử của những xung đột ở Việt Nam”.
Tác gỉa đã phỏng vấn nhiều nhân vật Việt Nam ở cả hai phe như Bùi Diễm, Bùi Tín, Hoàng Minh Chính, Hữu Ngọc, Lưu Doan Huỳnh, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Đình Ước, Nguyễn Khắc Huỳnh, Nguyễn Ngọc Dung, Trần Thị Liên… để có thể xác định rõ ràng hơn tính chính xác của các tài liệu văn bản đã xử dụng trong văn khố. Căn bản của cuốn sách là những tìm kiếm sưu khảo từ hàng ngàn tài liệu, công điện, sách báo và những phần thu thanh ghi lại những cuộc phỏng vấn hàng trăm người có liên hệ đến cuộc chiến, phải nói là một dẫn chứng đồ sộ có nhiều tính thuyết phục.
”Hanoi’s War” gồm 4 phần chia ra làm 8 chương với nội dung: Phần 1 là Con đường của cuộc chiến tranh cách mạng: Lê Duẩn nắm quyền lực và chỉ đạo cuộc chiến cũng như hoạch định chính sách ngoại giao trong thời gian chiến tranh; Phần 2: phá vỡ những huyền thoại cũ và nêu lên cuộc chiến tại Hà Nội tranh dành quyền lực mà rõ rệt nhất là trong thời kỳ Tổng Công Kích tết Mậu Thân và thời kỳ của Hội nghị hòa bình Paris và cả thời gian sau đó; phần 3: Theo đuổi bản hòa âm chiến thắng với những hoạt cảnh từ chiến trường đến bàn hội nghị cũng như cách thế vừa đánh vừa đàm của chế độ Hà Nội; phần 4 : tạo thành một nền hòa bình què quặt với những nỗ lực chống lại khuynh hướng chủ hòa trong nội bộ cũng như việc thúc đẩy cường độ chiến tranh để mưu tìm một hòa bình của kẻ chiến thắng.
Nhân vật chính của “Hanoi’s War” và là nhân vật chủ chốt là Lê Duẩn. Ông ta đã áp lực để làm cho Hồ Chí Minh phải ngưng lại ý kiến không muốn thực hiện leo thang chiến tranh vào những năm 1963-1964 để tìm một chiến thắng nhanh chóng trước khi Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào Việt Nam. Năm 1967- 1968 ở Bắc Việt đã có một cuộc thanh trừng với quy mô lớn nhằm vào những người phản đối chính sách của Lê Duẩn nhắm vào ông Hồ, tướng Giáp và những người thân cận chống lại kế hoạch Tổng công Kích tết Mậu Thân. Mặc dù cuộc chiến ở miền Nam lúc đầu đã tập họp được nhiều người miền Bắc để hỗ trợ Đảng nhưng nó nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Ông Duẩn và ông Thọ phản ứng bằng cách gán cho những người phản đối phương cách điều hành chiến tranh tội phản quốc. Bằng cách tăng quyền hạn của lưc lượng an ninh nội bộ và an ninh tư tưởng, và Hà Nội chinh phục cuộc chiến ở miền Nam với chiêu bài yêu nước, Lê Duẩn đã có thể tiến hành một cuộc chiến tổng lực theo như đã hoạch định cho đến năm chấm dứt chiến tranh năm 1975.
Hai nước lớn trong phe Cộng sản là Trung Quốc và Liên Xô có những bất đồng sâu sắc cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc điều hành chiến tranh của Lê Duẩn. Chính sách đu dây lúc đầu ngả theo Trung Quốc để tiến tới một cuộc chiến tranh tổng lực và toàn diện nhưng lúc về sau khi quân đội Mỹ tham chiến trực tiếp thì viện trợ của Liên Xô đổ vào Bắc Việt. Năm 1968, sự tranh dành ảnh hưởng giữa hai nước này đã ở mức căng thẳng tột độ. Lê Duẩn tung ra hai chiến dịch:
”Hanoi’s War” gồm 4 phần chia ra làm 8 chương với nội dung: Phần 1 là Con đường của cuộc chiến tranh cách mạng: Lê Duẩn nắm quyền lực và chỉ đạo cuộc chiến cũng như hoạch định chính sách ngoại giao trong thời gian chiến tranh; Phần 2: phá vỡ những huyền thoại cũ và nêu lên cuộc chiến tại Hà Nội tranh dành quyền lực mà rõ rệt nhất là trong thời kỳ Tổng Công Kích tết Mậu Thân và thời kỳ của Hội nghị hòa bình Paris và cả thời gian sau đó; phần 3: Theo đuổi bản hòa âm chiến thắng với những hoạt cảnh từ chiến trường đến bàn hội nghị cũng như cách thế vừa đánh vừa đàm của chế độ Hà Nội; phần 4 : tạo thành một nền hòa bình què quặt với những nỗ lực chống lại khuynh hướng chủ hòa trong nội bộ cũng như việc thúc đẩy cường độ chiến tranh để mưu tìm một hòa bình của kẻ chiến thắng.
Nhân vật chính của “Hanoi’s War” và là nhân vật chủ chốt là Lê Duẩn. Ông ta đã áp lực để làm cho Hồ Chí Minh phải ngưng lại ý kiến không muốn thực hiện leo thang chiến tranh vào những năm 1963-1964 để tìm một chiến thắng nhanh chóng trước khi Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào Việt Nam. Năm 1967- 1968 ở Bắc Việt đã có một cuộc thanh trừng với quy mô lớn nhằm vào những người phản đối chính sách của Lê Duẩn nhắm vào ông Hồ, tướng Giáp và những người thân cận chống lại kế hoạch Tổng công Kích tết Mậu Thân. Mặc dù cuộc chiến ở miền Nam lúc đầu đã tập họp được nhiều người miền Bắc để hỗ trợ Đảng nhưng nó nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Ông Duẩn và ông Thọ phản ứng bằng cách gán cho những người phản đối phương cách điều hành chiến tranh tội phản quốc. Bằng cách tăng quyền hạn của lưc lượng an ninh nội bộ và an ninh tư tưởng, và Hà Nội chinh phục cuộc chiến ở miền Nam với chiêu bài yêu nước, Lê Duẩn đã có thể tiến hành một cuộc chiến tổng lực theo như đã hoạch định cho đến năm chấm dứt chiến tranh năm 1975.
Hai nước lớn trong phe Cộng sản là Trung Quốc và Liên Xô có những bất đồng sâu sắc cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc điều hành chiến tranh của Lê Duẩn. Chính sách đu dây lúc đầu ngả theo Trung Quốc để tiến tới một cuộc chiến tranh tổng lực và toàn diện nhưng lúc về sau khi quân đội Mỹ tham chiến trực tiếp thì viện trợ của Liên Xô đổ vào Bắc Việt. Năm 1968, sự tranh dành ảnh hưởng giữa hai nước này đã ở mức căng thẳng tột độ. Lê Duẩn tung ra hai chiến dịch:
Tổng Công Kích tết Mậu Thân và chiến dịch Xuân Hè năm 1972 mà cả hai Trung Quốc và Liên Xô không chấp thuận. Năm 1972, tổng thống Richard Nixon đi thăm Trung Quốc và Liên Xô nên cả hai nước gây áp lực để làm giảm bớt cường độ của trận chiến và kết thúc dựa trên các điều khoản của Nixon khi họ tranh dành nhau những ân huệ của Washington. Lê Duẩn phát động hai chiến dịch đẫm máu kể trên như một đòn tấn công chí mạng vào việc giảm bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và hai ngước Cộng sản đàn anh này.
Tác giả ”Hanoi’s War” cũng cho rằng chính Hoa Kỳ tự đánh bại mình trong cuộc chiến tranh Việt Nam là một huyền thoại. Bắc Việt đã chủ ý gây chiến tranh và định hình được các hành động của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng như trật tự cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới. Chính Lê Duẩn đã dồn hết toàn lực cho chiến thắng trong năm 1964 khiến Hoa kỳ bị thúc đẩy can thiệp trực tiếp vào chiến tranh. Không phải Bắc Việt là một đối thủ thụ động mà chính họ đã gây ra cuộc chiến với sự chấp nhân hy sinh mọi thứ để đạt được chiến thắng.
Vai trò của Hoa Kỳ và đồng minh là Nam Việt Nam đôi khi lỏng lẻo và mỗi phe vì lợi ích riêng của mình nên có những hành động trái ngược nhau và bất lợi cho liên minh Washington DC – Sài Gòn. Làm chậm việc rút quân Mỹ trong năm 1969 và phá tan các cuộc đàm phán hòa bình giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và Lê Đức Thọ năm 1972-1973, các nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam đã làm cho việc Mỹ rút khỏi Đông Nam Á phức tạp hơn nhiều. Mặc dù Washington DC có những lý do riêng về địa điểm chiến lược và nội bộ để can thiệp và ở lại Việt nam nhưng các nhà lãnh đạo hai phe Bắc và Nam Việt Nam đã chi phối tính chất và tốc độ can thiệp của Hoa Kỳ.
Hanoi’s War là một cách nhìn lịch sử mới dựa trên những tài liệu thu thập được từ văn khố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng sản. Trách nhiệm của cuộc chiến tổn hại trên 2 triệu sinh mạng người Việt là trách nhiệm của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ với chủ trương hiếu chiến không chấp nhận sống chung hòa bình với những người quốc gia. Giải pháp hòa bình bằng thương thuyết cũng bị gạt bỏ và chủ trương trung lập chế cũng bị phê phán. Chủ trương duy ý chí này của Lê Duẩn cũng đã gây ra hai cuộc chiến tiếp theo sau năm 1975 với Trung Quốc năm 1979 và với Khờ me Đỏ năm 1980. Và cũng với đường lối ngoại giao cứng rắn nên Việt Nam bị cả thế giới cô lập tạo nên một thời kỳ tệ mạt nhất trong cả lịch sử dân tộc.
Nguyễn Mạnh Trinh
Nguyễn Mạnh Trinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét