Orient
Express trên công viên Biển Đông
Tôi
còn nhớ lần đầu tiên ban nhạc chơi ở công viên trên đường Hoàng Sa này là tối
ngày 17/7/2011. Thật là một sự trùng hợp, lần đó, các thành viên của ban nhạc
xuống từ khu trục USS Preble, khu trục USS Chung- Hoon và tàu cứu hộ USNS
Safeguar. Hàng ngàn người dân Đà Nẵng tụ tập ở công viên Biển Đông, cùng hòa
mình với những điệu nhạc đắm say không còn phân biệt giữa khách và chủ.
Tôi
còn nhớ, hàng trăm cánh tay cùng hòa theo tiếng ca của một ca sỹ của Orient
Express, trong quân phục trắng tinh, trông anh ấy rất kiêu dũng nhưng vô cùng
mềm mại. Drew Williams – trưởng ban nhạc Orient Express lúc đó vô cùng xúc
động: Đây là lần đầu tiên chúng tôi được biểu diễn trên đất nước của các bạn,
ngay ngoài trời, sát bờ biển trong không khí sôi động. Không còn gì có thể tả
hết được niềm vui của tôi”.
Tôi
cũng còn nhớ lần đó, Đô đốc Tom Carney- Tư lệnh, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm 73
(tiếp viện hậu cần Hải quân Mỹ) trả lời truyền thông trong và ngoài nước, những
câu hỏi liên quan đến hòa bình trên biển Đông.
Tom
Carney quả là chỉ huy đầy kinh nghiệm khi đối phó truyền thông và ông hướng tất
cả về phía Orient Express. “Hòa bình - đó là những gì mà các ca sĩ sẽ biểu diễn
tại công viên Biển Đông”. Còn Drew Williams rất thích thú trước tên gọi Biển
Đông: Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi đây. Lần thứ 2 Orient Express biểu diễn ở
công viên Biển Đông là tháng 4/2012, cũng lại là những điệu nhạc say đắm lòng
người.
Những điệu
nhạc chinh phục hàng ngàn khán giả Đà Nẵng. Cũng thật trùng hợp, dẫu xuống từ
khu trục hạm USS Blue Ridge (chiến hạm chỉ huy của hạm đội 7) và lần này tôi
gặp đa phần người quen cũ. Đó chính là Đô đốc Tom Carney, và lần này, dẫu cũng
thận trọng nhưng chỉ sau chưa đầy 1 năm trở lại Đà Nẵng, ông cởi mở hơn rất
nhiều. Lần này, truyền thông không làm khó ông, và ông lại lái sự chú ý đến với
những hợp tác huấn luyện phi quân sự giữa hải quân hai nước và đặc biệt là ban
nhạc Orient Express.
“Bạn thấy nhạc công, ca sĩ của chúng tôi hát trên công viên Biển
Đông, tức là bạn cảm thấy hòa bình”, tôi còn nhớ câu trả lời thẳng thắn và thật mượt của
Tom Carney trước câu hỏi của phóng viên đài CCTV (Trung Quốc), khi tôi và cô
nhà báo xinh đẹp của đài nước bạn tranh thủ phỏng vấn riêng đô đốc.
Những ngày
tháng Tư này, ban nhạc Orient Express lại biểu diễn ở Đà Nẵng, trên công viên
Biển Đông, và thật như một cơ duyên kỳ lạ, tôi lại gặp Đô đốc Tom Carney...
Người Việt trên chiến hạm Mỹ
Cần phải
nói luôn rằng, thời gian dành cho nhà báo ở trên các khu trục hạm của hải quân
Mỹ khi cập cảng Tiên Sa hoặc đậu ở ngoài khơi là cực kỳ ít ỏi. Đa phần đều có
sĩ quan dẫn đường tham quan, hướng dẫn tỷ mỷ từ phòng ăn đến tận khoang chỉ
huy, các thiết bị vũ khí, sân trực thăng. Vì thế, bắt chuyện thủy thủ là điều
cực kỳ hiếm.
Tuy nhiên,
có hai người gốc Việt phục vụ trong lực lượng đệ thất hạm đội mà tôi có cơ
duyên được bắt chuyện là Tharson Nguyễn và Trung tá Lê Bá Hùng- người rất nổi
tiếng và đã có 2 lần ghé Việt Nam.
Trên chiến hạm USS Mc Cain. ảnh: Nam Cường. |
Trên chiến hạm USS Mc Cain thăm Đà Nẵng vào năm 2010 (nhân dịp kỷ
niệm 15 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Hoa K ỳ), mặc dù vóc dáng đã đồ sộ với những thông số
rất hoành tráng, đại loại dài 505.25 feet , rộng 67 feet chạy tốc độ tối đa
30 hải lý/h và nhiều khí tài “khủng” nhưng nhiệm vụ chính của khu trục này là
hộ tống cho ngôi sao hạm đội 7 - siêu hàng không mẫu hạm
George Waschington (CVN- 73) lúc đó cũng đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng.
Chỉ huy tàu
là Trung tá Jeffrey J. Kim, một người Mỹ gốc Hàn Quốc. Khi thủy thủ đoàn bước
xuống, tôi để ý một sĩ quan chào hỏi, bắt tay và nói chuyện với sĩ quan Hải
quân Việt Nam. Anh xài tiếng Việt dù lơ lớ nhưng vô cùng chuẩn xác. Anh là sĩ
quan Tharson Nguyễn.
Trong những
giây phút ngắn ngủi, Tharson Nguyễn cười rất tươi, bắt chuyện: Tự hào phục vụ
hải quân nước Mỹ, nhưng cũng vô cùng tự hào vì mình là người Việt Nam. Nguyễn
cho biết anh là người Sài Gòn, sang Mỹ đã rất lâu rồi, từ khi anh còn nhỏ. Anh
không hề nhớ gì về cuộc chiến trước đây, một phần anh mới 4 tuổi, một phần anh
không thích chiến tranh. “Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ hòa bình” - Tharson
Nguyễn nói. Năm 2012, anh cũng một lần nữa trở lại Việt Nam trên tàu USS Blue
Ridge cùng với Trung tá Lê Bá
Hùng.
PV Tiền Phong và trung tá Lê Bá Hùng vào tháng 4/2012 ở cảng Tiên Sa. ảnh: Nam Cường. |
Tôi gặp
Trung tá Lê Bá Hùng 1 lần vào năm 2009, khi đó là lần đầu tiên anh trở lại Việt
Nam kể từ ngày anh 5 tuổi, lên tàu rời Sài Gòn sang định cư ở Mỹ vào đúng ngày
30/4/1975 trên chuyến tàu cuối cùng.
Tôi là người Việt Nam và tôi đi trên con tàu mang sứ
mệnh bảo vệ hòa bình
Trung tá Hùng nói
|
Năm đó, Trung tá Hùng là chỉ huy tàu USS Lassen, anh đã về
thăm quê ở Huế, một chuyến trở về đáng nhớ đối với người gốc Việt thành công
nhất trong lực lượng hải quân Mỹ. Và lần thứ 2, vào tháng 4/2012, trên chiến
hạm chỉ huy USS Blue Ridge, anh là trợ lý cho Tư lệnh Đệ thất hạm đội - Phó đô
đốc Scott Swift.
Trung tá
Hùng xuống tàu, chạy đến với cánh phóng viên, tươi cười bắt tay, chào hỏi như
người thân đi xa gặp lại. Không còn căng thẳng như lần trước, anh tâm sự, anh
như được trở về nhà.
“Trong tim
tôi, Việt Nam mãi mãi là nhà, nơi tôi đã sinh ra. Tôi cũng tự hào là người gốc
Việt được chỉ huy một con tàu của lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới” -
Trung tá Hùng nói.
Tôi hẹn với
anh, buổi tối có thời gian uống cà phê, thật tiếc, Trung tá Hùng phải bay về
Hawai ngay đêm đó, anh nhắn gửi: Tôi là người Việt Nam và tôi đi trên con tàu
mang sứ mệnh bảo vệ hòa bình. Thông điệp này, tôi cũng từng nghe ở Đô đốc Tom
Carney và phó Đô đốc Scott Swift.
Orient
Express là tên của ban nhạc nổi tiếng của Đệ thất hạm đội, thường xuyên đi theo
các khu trục hạm để chơi nhạc. Về điểm này, có lẽ đây là một nét quá đặc biệt
của Hải quân Mỹ so với các nước.
Cuối tháng 4, khu
trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung Hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor lại cập
cảng Đà Nẵng. Đây đã là lần thứ 2 USS Chung Hoon ghé thành phố sông Hàn, đặc
biệt, ban nhạc Orient Express của Hạm đội 7 lại chơi nhạc trên công viên Biển
Đông – nơi có biểu tượng hòa bình là những chú chim bồ câu cất cánh.
Đệ thất hạm đội
ra đời được 70 năm thì tuổi đời của ban nhạc Orient Express là 30. Cứ hằng năm,
các nhạc công được thay đổi, làm mới và đây cũng là lần thú 3 họ chơi hết mình
ở công viên Biển Đông.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét