Thứ năm 07/03/2013 08:16
(GDVN) - Trung Quốc sẽ xây dựng cao ốc (trái phép) trên đảo Phú Lâm, tăng cường "quản lý" toàn diện Biển Đông, chuẩn bị tàu thuyền và hậu cần để "khi điều kiện cho phép sẽ mở hoạt động du lịch". Tiêu Kiệt nhấn mạnh, việc này sẽ không mất quá nhiều thời gian.
- Philippinese xác minh vụ TQ đầu tư 1,6 tỉ USD cho "Tam Sa"
- Bloomberg: Trung Quốc đổ 1,6 tỉ USD xây sân bay trái phép tại "Tam Sa"
- TQ họp ngư dân trên đảo Phú Lâm hô hào bảo vệ cái gọi là “Tam Sa”
- Lộ mặt Tư lệnh, Chính ủy cái gọi là “khu phòng thủ Tam Sa”
- Trung Quốc bổ nhiệm trái phép Tư lệnh, Chính ủy “khu phòng thủ Tam Sa”
Một góc đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép |
Tân Hoa Xã ngày 7/3 đưa tin, Tiêu Kiệt, Bí thư kiêm Chủ tịch cái gọi là "thành phố Tam Sa" khi họp Quốc hội tại Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ không "trì hoãn dù chỉ một ngày" mà phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng (trái phép) cơ sở hạ tầng "thành phố Tam Sa".
Bản tin trên Tân Hoa Xã nói rằng, cái gọi là "thành phố Tam Sa" hiện nay có khoảng 1000 cư dân được lập ra để "quản lý" khoảng 2 triệu km vuông với hầu như toàn bộ diện tích Biển Đông với đường "lưỡi bò" 9 đoạn, trong đó có cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngay sau quyết định sai trái này, Trung Quốc tiếp tục leo thang với việc treo biển "trụ sở Tam Sa" tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép. Một bộ máy cai trị cũng lập tức được hình thành sau đó.
Hiện nay Bắc Kinh đang đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng (trái phép) trên cái gọi là "thành phố Tam Sa", cụ thể là quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp.
Tiêu Kiệt cho hay, Trung Quốc sẽ xây dựng cao ốc (trái phép) trên đảo Phú Lâm, tăng cường "quản lý" toàn diện Biển Đông, chuẩn bị tàu thuyền và hậu cần để "khi điều kiện cho phép sẽ mở hoạt động du lịch". Tiêu Kiệt nhấn mạnh, việc này sẽ không mất quá nhiều thời gian.
Trong báo cáo cuối cùng trên cương vị Thủ tướng, Ôn Gia Bảo lại một lần nữa khẳng định cần tăng cường quản lý toàn diện đối với các vùng biển, bảo vệ các quyền và lợi ích biển "của Trung Quốc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét