(VnMedia) - Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc – Tân Hoa xã dẫn lời Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông đưa tin, nước này hôm qua (5/3) đã lần đầu tiên thực hiện một chuyến tuần tra bằng trực thăng ở Biển Đông. Trực thăng của Trung Quốc đã ngang nhiên tiếp cận gần quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam .
Tờ Tân Hoa xã đã trắng trợn tuyên bố, một chiếc trực thăng đã cất cánh từ tàu tuần tra mang tên Hải tuần 31 để “giám sát giao thông hàng hải” ở vùng lãnh hải gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.222 Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông cho biết, đây là lần đầu tiên một trực thăng hàng hải của Trung Quốc được phái đến tuần tra ở Biển Đông.
Hải tuần 31 là một trong 3 chiếc tàu tuần tra hàng hải của Trung Quốc xuất phát từ cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam hồi tuần trước để đi thực hiện các chuyến tuần tra ở Biển Đông.
Đội tàu gồm 3 tàu Hải tuần 21, Hải tuần 31 và Hải tuần 166 trong mấy ngày qua đã đi được một hành trình dài 800 hải lý, thực hiện tuần tra, giám sát ở vùng lãnh hải gần quần đảo Trung Sa và hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hành động thêm nữa trong một loạt động thái xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian qua.
Trước đó, hôm 28/2,Cục An toàn Hàng hải Hải Nam tuyên bố, họ phái 3 tàu tuần trara Biển Đông với nhiệm vụ “củng cố năng lực thi thành pháp luật trên biển của Trung Quốc và rèn luyện khả năng phản ứng nhanh của đội tàu tuần tra Biển Đông”. Cụ thể, nhóm 3 tàu Trung Quốc được giao nhiệm vụ giám sát an toàn giao thông hàng hải, điều tra các vụ tai nạn hàng hải, phát hiện ô nhiễm và tiến hành công việc tìm kiếm, cứu hộ. Đây là lần thứ hai trong tháng 2, Trung Quốc đưa tàu ra Biển Đông tuần tra. Trước đó, một nhóm hai tàu của Trung Quốc cũng đã rời Quảng Châu đến Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ tuần tra hôm 20/2.
Kể từ khi những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng, Trung Quốc liên tiếp đưa tàu thuyền vào các khu vực tranh chấp để quấy nhiễu, răn đe các nước khác. Những động thái kiểu này đã khiến vùng Biển Đông nhiều lần “sôi lên sùng sục”. Trong một hành động làm leo thang nghiêm trọng tình hình căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc đã lần đầu tiên đưa trực thăng ra vùng biển này, tiếp cận sát với những khu vực vốn thuộc chủ quyền của các nước khác.
Cách hành xử trên của Trung Quốc ở vùng Biển Đông không khác gì những hành động mà họ áp dụng ở khu vực biển Hoa Đông – nơi nước này đang có một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản.
Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư còn Tokyo gọi là Senkaku. Sau khi liên tục đưa tàu thuyền ra vào vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc hồi cuối năm ngoái bắt đầu khởi động việc đưa trực thăng tiếp cận với khu vực tranh chấp. Động thái leo thang từ dưới biển lên trên không này đã khiến cho cuộc tranh chấp Trung-Nhật trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, lúc nào cũng trực chờ bùng nổ.
Các nhà phân tích nhận định, do Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nên Trung Quốc tìm cách thay đổi thực trạng này bằng cách thường xuyên cho tàu thuyền, máy bay ra vào vùng tranh chấp. Mục đích của Bắc Kinh là để chứng tỏ với thế giới rằng, Tokyothực sự không kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cách tiếp cận trên có vẻ đang được Trung Quốc áp dụng với các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Bởi cũng sau những động thái triển khai tàu thuyền, Trung Quốc hôm qua đã lần đầu tiên trắng trợn đưa trực thăng vào khu vực vốn thuộc chủ quyền của nước khác.
Trung Quốc đang đưa ra đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với 90% Biển Đông, biến khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này thành ao nhà của họ. Đường lưỡi bò hết sức phi lý và phi pháp này của Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế. Và những hành động hiếu chiến nhằm xác lập chủ quyền một cách thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến các nước láng giềng tức giận, bất bình.
Hải tuần 31 là một trong 3 chiếc tàu tuần tra hàng hải của Trung Quốc xuất phát từ cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam hồi tuần trước để đi thực hiện các chuyến tuần tra ở Biển Đông.
Đội tàu gồm 3 tàu Hải tuần 21, Hải tuần 31 và Hải tuần 166 trong mấy ngày qua đã đi được một hành trình dài 800 hải lý, thực hiện tuần tra, giám sát ở vùng lãnh hải gần quần đảo Trung Sa và hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hành động thêm nữa trong một loạt động thái xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian qua.
Trước đó, hôm 28/2,Cục An toàn Hàng hải Hải Nam tuyên bố, họ phái 3 tàu tuần trara Biển Đông với nhiệm vụ “củng cố năng lực thi thành pháp luật trên biển của Trung Quốc và rèn luyện khả năng phản ứng nhanh của đội tàu tuần tra Biển Đông”. Cụ thể, nhóm 3 tàu Trung Quốc được giao nhiệm vụ giám sát an toàn giao thông hàng hải, điều tra các vụ tai nạn hàng hải, phát hiện ô nhiễm và tiến hành công việc tìm kiếm, cứu hộ. Đây là lần thứ hai trong tháng 2, Trung Quốc đưa tàu ra Biển Đông tuần tra. Trước đó, một nhóm hai tàu của Trung Quốc cũng đã rời Quảng Châu đến Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ tuần tra hôm 20/2.
Kể từ khi những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng, Trung Quốc liên tiếp đưa tàu thuyền vào các khu vực tranh chấp để quấy nhiễu, răn đe các nước khác. Những động thái kiểu này đã khiến vùng Biển Đông nhiều lần “sôi lên sùng sục”. Trong một hành động làm leo thang nghiêm trọng tình hình căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc đã lần đầu tiên đưa trực thăng ra vùng biển này, tiếp cận sát với những khu vực vốn thuộc chủ quyền của các nước khác.
Cách hành xử trên của Trung Quốc ở vùng Biển Đông không khác gì những hành động mà họ áp dụng ở khu vực biển Hoa Đông – nơi nước này đang có một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản.
Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư còn Tokyo gọi là Senkaku. Sau khi liên tục đưa tàu thuyền ra vào vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc hồi cuối năm ngoái bắt đầu khởi động việc đưa trực thăng tiếp cận với khu vực tranh chấp. Động thái leo thang từ dưới biển lên trên không này đã khiến cho cuộc tranh chấp Trung-Nhật trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, lúc nào cũng trực chờ bùng nổ.
Các nhà phân tích nhận định, do Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nên Trung Quốc tìm cách thay đổi thực trạng này bằng cách thường xuyên cho tàu thuyền, máy bay ra vào vùng tranh chấp. Mục đích của Bắc Kinh là để chứng tỏ với thế giới rằng, Tokyothực sự không kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cách tiếp cận trên có vẻ đang được Trung Quốc áp dụng với các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Bởi cũng sau những động thái triển khai tàu thuyền, Trung Quốc hôm qua đã lần đầu tiên trắng trợn đưa trực thăng vào khu vực vốn thuộc chủ quyền của nước khác.
Trung Quốc đang đưa ra đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với 90% Biển Đông, biến khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này thành ao nhà của họ. Đường lưỡi bò hết sức phi lý và phi pháp này của Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế. Và những hành động hiếu chiến nhằm xác lập chủ quyền một cách thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến các nước láng giềng tức giận, bất bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét