Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Chúng tôi là nhân chứng cho những lao động khổ sai kêu cứu

Đăng ngày 25-02-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Bài viết của Chương Vận, phóng viên báo Minh Huệ ở Vancouver, Canada
[MINH HUỆ 04-01-2013] Từ khi bài viết “Lời kêu cứu từ Trại lao động khổ sai ở Trung Quốc, Chính phủ Mỹ điều tra“  được đăng trên Minh Huệ, nhiều học viên Pháp Luân Công mà đã bị bức hại ở Trung Quốc và hiện đang sống ở nước ngoài, đã bước ra làm chứng việc lao động khổ sai tại nhiều nhà tù và trại lao động ở Trung Quốc. Dưới đây là những trường hợp học viên Pháp Luân Công trực tiếp trải qua việc lao động cưỡng bức tàn bạo tại nhiều trại lao động và trại tạm giam Trung Quốc.
Đóng gói những bó đũa “hợp vệ sinh” dùng một lần
Đũa “hợp vệ sinh” được đóng gói trong những điều kiện khắc nghiệt
Ông Lục Phương ở Bắc Kinh bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Năm 1998, ông được trao tặng bằng khen “Cán bộ ưu tú của Bộ Xây dựng.” Khi bị bắt giam phi pháp vào tháng 09 năm 2001 vì niềm tin của mình, ông là phó phòng Phòng Kỹ thuật và Chất lượng, Cục Khảo sát và Thiết kế, Bộ Xây dựng.
“Ngày 23 tháng 09 năm 2001, người ở Phòng công an Môn Đầu Câu tại Bắc Kinh đã bắt tôi,” ông Lục nhớ lại. “Tôi đã bị kết án 18 tháng lao động cưỡng bức mà không có bất kỳ xét xử hay trình tự tố tụng nào.”
“Cái gọi là ‘cải tạo thông qua lao động’ với mục đích cưỡng ép học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của họ thông qua tra tấn thể xác và tinh thần. Khi tôi bị giữ tại Trung tâm xử lý lao động cưỡng bức Bắc Kinh, những nhu cầu cơ bản như ngủ hay dùng nhà vệ sinh, đã bị lờ đi; tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải lao động nặng nhọc hàng ngày.
Tôi bị giao chỉ tiêu gói 8,000 gói đũa một ngày. Chỉ tiêu thường từ 7,000 đến 10,000 cho mỗi người. Chúng tôi làm việc từ 07 giờ sáng đến 10 giờ đêm và chỉ có khoảng 10 phút để xếp hàng, ăn uống và vệ sinh. Chỉ có vài người có thể hoàn thành đủ chỉ tiêu, còn hầu hết đều không làm được. Nếu một người không hoàn thành chỉ tiêu, không ai được phép quay về phòng giam. Ngay cả khi chúng tôi bị ép phải lao động nặng nhọc mỗi ngày, chúng tôi cũng không được trả công.
Chữ “hợp vệ sinh” được ghi trên giấy bọc mỗi bó đũa; tuy nhiên, điều kiện vệ sinh ở nơi đóng gói lại rất kém. Có nhiều bó đũa chưa đóng gói được vứt la liệt ở trên sàn nhà, không che đậy. Chúng tôi không được đi vệ sinh mà không xin phép, và cũng có giới hạn thời gian đi vệ sinh. Nhiều người còn không có thời gian rửa tay sau khi đi vệ sinh, nên gói đũa bằng tay bẩn đã trở thành bình thường với chúng tôi. Chúng tôi cũng chỉ được tắm sau một tháng. Nhiều người đã bị ghẻ dưới điều kiện vệ sinh có hại như vậy. Tôi cũng bị ghẻ. Nếu một người bị ghẻ, thì da của họ rất ngứa. Vài người thậm chí còn có mủ ở khắp cơ thể. Chúng tôi phải tiếp tục làm sau khi gãi ngứa, bởi không có thời gian cho chúng tôi rửa tay. Nhiều người cũng bị như vậy. Sau khi tôi được thả, tôi không còn dám dùng loại đũa dùng một lần nữa.”
Bí mật đen tối của những chiếc ô Thiên Đường
Ô Thiên Đường. Mặt bên trong được sơn bằng loại keo bạc có độc
Bà Hoàng Chi Kiều, người hiện sống tại Canada, đã bị bắt ba lần ở Trung Quốc bởi bà tập Pháp Luân Công. Bà bị giam tại Trại tạm giam Lão Đông Nhạc trong hai lần bị bắt gần đây. Trong lúc giam cầm, họ bắt bà phải làm những chiếc ô nổi tiếng có tên Thiên Đường.
Bà Hoàng suýt đã trở thành một giáo viên ở học viện nghệ thuật nổi tiếng. Tuy nhiên, sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra vào năm 1999, bà đã không được đi dạy nữa. Vào tháng 08 năm 2000, công an ở Phòng công an quận Thượng Thành ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, đã lấy cớ đi điều tra dân số để xông vào nhà bà, sau đó họ đưa bà đến Trại tạm giam Lão Đông Nhạc.
Bà Hoàng nói “Tôi hiểu rất rõ tình huống được miêu tả trong thư thỉnh nguyện từ Trại lao động Mã Tam Gia, bởi tôi cũng đã đi lao động cưỡng bức khi bị giam cầm.”
“Những chiếc ô Thiên Đường là loại phòng ngừa tia cực tím và ở bên trong được sơn bằng keo bạc, vốn độc hại. Trong lúc làm ô, hai tay của chúng tôi thường cọ xát bên trong những chiếc ô. Cũng bởi liên tục làm việc như vậy, hai tay chúng tôi thường xuyên bị vấy máu. Kết quả là, loại keo bạc này đã ngấm vào máu của chúng tôi theo cách đó, nó gây ra ngứa ngáy và đau đớn. Chúng tôi được yêu cầu làm từ 50 đến 60 cái ô một ngày và làm hơn 15 tiếng. Nếu người nào làm chậm, thì người đó sẽ bị đánh hoặc bị đâm vào người bằng kim hoặc kéo.
Ở Trung Quốc, mọi thứ được điều khiển bởi lợi nhuận. Nhiều trại tạm giam ở Trung Quốc khai thác tù nhân bằng cách sử dụng họ như lao động khổ sai mà không trả công, vì thế lợi nhuận từ những hợp đồng lao động của chúng tôi đều chảy về các trại tạm giam. Lính canh tù cũng kiếm lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh. Trưởng nhóm tù nhân giám sát các tù nhân lao động khổ sai để đổi lấy việc giảm thời hạn tù. Các bên liên quan chỉ quan tâm đến lợi nhuận khi họ cật lực khai thác các tù nhân. Thông thường tôi phải làm hơn 50 cái ô. Nếu tôi làm 15 tiếng một ngày không ăn uống, thì cứ 18 phút tôi lại hoàn thành một cái ô. Lần đầu bị giam cầm [vì tập luyện Pháp Luân Công], công an ở quận Thượng Thành thành phố Hàng Châu biết tôi bị cận thị nặng, đã từ chối không cho tôi đeo kính, và cố ý ép tôi đi khâu vá. Đó là một thử thách cho tôi khi phải đảm bảo chất lượng công việc trong lúc không đeo kính. Kết quả là, trưởng các nhóm tù nhân thường lăng mạ và đánh đập tôi. Một trong những trưởng nhóm là một người cực kỳ tàn bạo. Khi tôi khâu vá chậm hay không khâu tốt, cô ta sẽ tát vào mặt, đấm, hay đâm tôi bằng kim hay kéo. Cô ta sẽ dùng bất cứ thứ gì có trong tay để đánh tôi.
Một nghi phạm nhốt cùng phòng với tôi đã không thể làm việc nặng nhọc nữa. Một ngày nọ, trong lúc không ai canh chừng sau giờ làm, cô ấy đã nuốt một chiếc kéo nhỏ để tự sát. Vị trưởng nhóm tù nhân đã không tin cô ấy nuốt chiếc kéo. Người này liên tục dùng một cây gậy tre dầy bằng cánh tay để đánh cô ấy tàn bạo, đến khi cây gậy này gẫy. Đầu cô ấy bị chảy máu. Tuy nhiên, bởi cô quyết tâm chết, nên cô cũng không khóc dù bị đánh đập tàn bạo thế nào. Sau đó một lính canh đã ra lệnh cho cô nhảy từ trên cao xuống cho đến khi chiếc kéo bắt đầu chọc thủng dạ dày của cô. Rồi lính canh lại ra lệnh bắt cô ngồi xổm. Cuối cùng cô ấy đã bỏ cuộc và cầu xin tha thứ trong lúc ngồi xổm. Nhiều trại tạm giam, nhà tù, và các trại lao động cưỡng bức là địa ngục trên trái đất, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Mỗi ngày ở những nơi này đều giống như một năm. Nhưng các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm đã trải qua tra tấn tàn bạo gấp 10.000 lần so với các tù nhân thông thường.”
Bà Hoàng nói thêm rằng loại ô Thiên Đường có một thị trường lớn. Để theo đuổi lợi nhuận, công ty ô Thiên Đường đã ký nhiều hợp đồng với các trại tạm giam. Sau khi ký hợp đồng, lính canh phân công việc cho mỗi người và mỗi phòng để hoàn thành những hợp đồng lớn đó. Để được giảm án tù, trưởng các nhóm tù nhân phải đảm bảo những hợp đồng đó được hoàn thành đúng hạn. Do đó, họ phải làm việc vất vả để hối thúc tù nhân làm việc hết mức.”
Bà Hoàng đã thay mặt công ty của mình tham dự một triển lãm các thương hiệu nổi tiếng ở Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2003. Khi bà nhìn thấy ô Thiên Đường được triển lãm tại đây, nó đã khiến bà nhớ lại hồi ức đau thương ở trại tạm giam.
“Tôi nhớ lại những điều các tù nhân khác nói với tôi: “Nếu chúng tôi có cơ hội ra khỏi đây, chúng tôi sẽ phơi bày tội ác của ô Thiên Đường khi có cơ hội”, bà Hoàng nói.
Bóng đá và thuốc Đông y xuất khẩu
Ông Hà Lập Chí, nguyên kỹ sư cấp cao thuộc Bộ Xây dựng Trung Quốc
Ông Hà Lập Chí là một kỹ sư cấp cao thuộc Bộ Xây dựng Trung Quốc. Ông đã bị giam ba năm rưỡi ở một trong những nhà tù ở Trung Quốc, vì ông viết thư cho một người bạn để nói về những sự thật quan trọng của Pháp Luân Công. Ông đã chịu vô số cách thức tra tấn trong lúc giam cầm. Ông Hà nói ông bị tra tấn và lao động khổ sai ở Nhà tù Trà Điến ở Thiên Tân, ông phải đi khâu bóng nhiều tháng trong năm 2001. Họ nói với ông những trái bóng này sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc cho kỳ World Cup 2002 tại Hàn Quốc. Quá trình này yêu cầu có một cái dùi và dây mảnh để khâu hàng chục miếng da thành một quả bóng đá. Hai tay của ông thường bị thương do bị dùi đâm. Việc liên tục phải kéo dây trong thời gian dài khiến các ngón tay của ông bị biến dạng.
Ông Hà nói “Khi dịch SARS lan rộng tại Trung Quốc, chúng tôi buộc phải ở trong các phòng kín nhiều ngày. Họ liên tục bơm acid định kỳ để tẩy rửa khu phòng tập thể nhà tù, và không cho chúng tôi mở cửa sổ. Hơi khói thuốc độc hại còn khiến chúng tôi không thể mở mắt. Cổ họng của tôi khô khốc, và tôi không thể thở được do phổi của tôi đã bị tổn thương từ lần tra tấn trước đó mà tôi đã trải qua khi ở tù. Tôi liên tục vật lộn khi hít vào khói acid. Một bên mắt của một học viên Pháp Luân Công khác đã gần bị mất thị lực trong những lần phòng ngừa dịch SARS. Thêm nữa, nhà tù cũng không liên hệ với bên ngoài trong những tháng đó.
Các học viên Pháp Luân Công cũng bị ép phải đóng gói thuốc Đông y để xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tôi nhớ hàng ngày bị ép phải đóng gói từ 8.000 đến 10.000 gói dược thảo trong môi trường như vậy. Chúng tôi không được cung cấp thức ăn và bị cấm ngủ khi chúng tôi không đạt được chỉ tiêu. Nếu bạn dùng Google để tìm các từ khóa như, “Hàn Quốc, xuất khẩu, không khói, thuốc Đông y, tự chữa” bạn sẽ tìm thấy chính xác loại thuốc mà chúng tôi bị ép phải đóng gói ở trong tù.”
Một biểu tượng tội ác – Những bông hoa nhựa “Made in China”
Những bông hoa nhựa “Made in China”
Cô Jane là một học viên Pháp Luân Công nhập cư từ Quảng Châu, Trung Quốc, đến Toronto, Canada.
“Một bó hoa nhựa sản xuất tại Trung Quốc được bán khắp nơi với giá từ 1.99 đến 9.99 đô Canada, nhưng không ai biết nó được sản xuất ở Trung Quốc,” cô Jane nói. “Trước năm 1999 thì tôi cũng không biết gì về nó. Tháng 09 năm 1999, tôi là một nghiên cứu sinh ở Trung Quốc, và tôi đã liên tục bị bắt và giam vì tập luyện Pháp Luân Công. Tôi bị đưa vào trại tạm giam trước khi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, nơi họ bắt tôi làm những bông hoa nhựa trong thời gian dài. Đấy là lần đầu tiên tôi biết loại sản phẩm này được sản xuất như thế nào. Từ đó, những bông hoa nhựa này đã mất đi tính thẩm mỹ trong tôi. Chúng chính là hình tượng tội ác của ĐCSTQ.
Tôi làm việc từ 06 giờ sáng đến 11 giờ tối tại trại tạm giam. Chúng tôi bị tước hết mọi tự do. Chúng tôi phải ngồi trên sàn bê tông ẩm ướt với đống nguyên liệu làm hoa nhựa ở xung quanh. Trong phòng chỉ có một chút ánh sáng leo lắt. Chúng tôi liên tục làm lá, cánh hoa, và đài hoa bằng tay. Sau đó là nhanh chóng ráp các bộ phận lại thành hoa thành phẩm. Chúng tôi làm việc 16 giờ mỗi ngày. Cơm gạo cũ thường được đưa qua ô cửa sổ, cũng như có một ít dưa leo hoặc đậu xanh trộn cùng với cơm. Tất cả các bữa đều không có dầu mỡ gì. Hầu hết chúng tôi đều bị chứng táo bón trong tuần đầu tiên, và mỗi người chỉ có một ít thời gian để dùng nhà vệ sinh. Không có từ ngữ nào có thể miêu tả sự khó khăn này.
Một ngày nọ, Chu, cai ngục ở trại tạm giam, đã giận dữ xông vào phòng. Ông ta chỉ vào các học viên Pháp Luân Công chúng tôi và bắt đầu quát tháo. Khi chúng tôi chỉ ra những lời của ông ta là sai, ông ta đã đá vào cổ một học viên nữ ngồi cạnh tôi, khiến cô ấy không thể nói được. Tôi đã hét lớn: “Đừng đánh người.” Ông ta đáp lại “Nói hay lắm, tôi sẽ cho cô biết.” Ông ta liền ra lệnh cho nhiều lính canh nam cùm chân tôi và một học viên khác. Những chiếc cùm này nặng hơn 4.5kg, khiến chúng tôi phải cùng nhau di chuyển nếu muốn bước đi. Khi nhiều lính canh đến thẩm vấn tôi vào ngày hôm sau, người học viên kia không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi với tôi. Dãy hành lang chỉ dài khoảng 9.7 mét, nhưng chúng tôi phải mất 20 phút mới đến phòng thẩm vấn. Khi thấy chúng tôi di chuyển khó khăn như thế, lính canh đã cười chúng tôi. Dù 11 năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ rõ cảnh này.”
Cô Jane kết luận “ Tôi hy vọng tất cả học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc sẽ sớm được tự do. Tôi hy vọng những công dân có lương tâm trên thế giới sẽ cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại tà ác này.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét