Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Vì sao "Hàng trăm người phá mỏ titan, 11 cảnh sát bị thương"

Công an Quảng Ngãi lập biên bản tại hiện trường mỏ titan ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn bị đập phá. Ảnh: Trí Tín. Công an Quảng Ngãi lập biên bản tại hiện trường mỏ titan ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn bị đập phá. Ảnh: Trí Tín.
Trong đêm 22 và 23/1, hàng trăm người được cho là kéo đến lán trại tạm mỏ titan của Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi (ở thôn Châu Me, xã Bình Châu) phá hoại, cướp tài sản.
Cho rằng dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt, họ cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều người được nhà chức trách cho là đã có hành động quá khích, cướp đi 200 triệu đồng (tiền mặt dùng trả lương cho nhân công và chuẩn bị cho lễ khởi công), máy tính; đập phá nhiều thiết bị, máy móc, vật dụng sinh hoạt và đốt quần áo của công nhân. Ước tổng thiệt hại ban đầu hơn 730 triệu đồng.
Cảnh sát tới hiện trường giải quyết vụ việc đã bị đám đông tấn công. 11 chiến sĩ bị thương, trong đó 2 trường hợp phải nhập viện cấp cứu.
Trước diễn biến phức tạp của vụ việc, chiều 24/1, sau cuộc họp khẩn với các ngành chức năng, để tạm thời giải tỏa “điểm nóng”, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động một tháng trước và sau Tết Nguyên đán.
Người dân kéo đến gây rối, đập phá tài sản của chủ đầu tư dự án khai thác titan. Ảnh: Trí Tín.
Người dân kéo đến dự án khai thác titan. Ảnh: Trí Tín.
Lãnh đạo tỉnh khẳng định, vị trí khai thác thí điểm mỏ titan nằm trong quy hoạch cảng Dung Quất 2, Khu kinh tế Dung Quất mở rộng đã được Thủ tướng phê duyệt. Việc cấp phép khai thác tận thu titan ở khu vực này là phù hợp với quy hoạch, tránh lãng phí tài nguyên.
Chiều 25/1, trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Sang (Trưởng công an huyện Bình Sơn) cho biết, cơ quan điều tra khởi tố vụ án để điều tra 4 hành vi: Gây rối trật tự công cộng, Phá hoại, Cướp tài sản và Chống người thi hành công vụ.
Cơ quan công an nhận định nhiều khả năng một nhóm người đã đứng ra xúi giục, kích động việc cản trở dự án. “Công an đang truy bắt những kẻ cầm đầu”, ông Sang nói.
Thiết bị khai thác titan của Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn- Quảng Ngãi bị đập phá. Ảnh: Trí Tín.
Thiết bị khai thác titan của Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi bị đập phá. Ảnh:Trí Tín.
Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép cho Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi thăm dò, tìm kiếm và thu gom nguyên liệu khoảng sản trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2009, doanh nghiệp được khai thác quặng titan tại xã Bình Châu (Bình Sơn) trên diện tích 78 ha. Theo giấy phép, trong 5 năm, công ty khai thác khoảng 9.000 tấn mỗi năm với tổng doanh thu hơn 118 tỷ đồng.
Sau một tháng đưa phương tiện, máy móc đến dựng lán trại ở công trường, trong 5 ngày (25/5 đến 30/5/2009), hàng chục người dân kéo đến hiện trường ngăn cản, rượt đuổi công nhân. Dự án bị đình trệ. Tháng 11/2011, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục cho phép doanh nghiệp triển khai thực hiện khai thác thí điểm quặng titan với 6,8ha trong tổng số 78 ha (đã cấp phép năm 2009), nhưng người dân địa phương vẫn không đồng tình.-Hàng trăm người phá mỏ titan, 11 cảnh sát bị thương– (VNE).  - Vụ “bốc hơi” titan: 106 tấn hàng là nước (!?) (NLĐ).
Gần 1.000 công nhân may đình công tập thể (PNTP).PNO – Ngày 25/1, gần 1.000 công nhân Công ty TNHH may mặc Ba Sao (đóng tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) đã nghỉ việc tập thể, đòi tăng lương và giải quyết các chế độ thưởng.
Theo các công nhân, do mức lương hiện tại không thỏa đáng nên lãnh đạo công ty hứa sẽ bắt đầu tăng lương từ tháng 1/2013 nhưng đến nay vẫn không thực hiện dù công việc họ được giao nhiều hơn.
Chị Phan Thị Kim Thành, công nhân kiểm hàng cho biết, trước đây mỗi tháng phải làm việc 26 ngày, mỗi ngày làm việc 10 tiếng và hoàn thiện 18.500 sản phẩm mới được mức lương 3 triệu đồng. Từ tháng 1/2013, công ty yêu cầu phải hoàn thiện 20.000 sản phẩm/tháng mới được mức lương 3 triệu đồng.
Các công nhân nghỉ việc đứng ngoài xưởng sản xuất
Ngoài ra, phần lớn công nhân không có BHYT, BHTN dù công ty vẫn thu hàng tháng. Chị Võ Thị Sơn, công nhân kiểm hàng cho biết: “Tôi làm việc được 3 năm, đóng BHYT đầy đủ nhưng không được cấp thẻ. Một tháng trước, tôi bị bệnh phải nhập viện điều trị thì phải thanh toán toàn bộ chi phí vì không có thẻ BHYT”.
Các công nhân tham gia đình công cho biết, đến thời điểm này công ty vẫn chưa công bố ngày nghỉ tết, mức thưởng tết cho người lao động. “Những năm trước, công ty công bố ngày nghỉ, mức thưởng trước 1 tháng để công nhân chủ động sắp xếp công việc. Tuy nhiên, năm nay đại diện công nhân đề nghị lãnh đạo công bố thì không nhận được câu trả lời cụ thể”, một công nhân nói.
Ngay khi vụ đình công xảy ra, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động TP.Đà Nẵng đã có mặt tại công ty để giải quyết. Mỗi tổ công nhân cử 2 đại diện để làm việc với lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, đến 15 giờ chiều cùng ngày, các công nhân vẫn chưa trở lại làm việc do chưa nhận được lời giải thích chính đáng của lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty cũng yêu cầu lực lượng bảo vệ ngăn cản các phóng viên không được tham dự buổi làm việc.
Được biết, trong năm 2012, công nhân Công ty TNHH may mặc Ba Sao cũng nhiều lần đình công tập thể đòi quyền lợi do mức lương quá thấp.
TP.HCM: Goá phụ mặc áo tang đòi Sở Y tế làm rõ cái chết của chồng (PNTP).  PNO – Sáng 25/1, goá phụ Đặng Thị Liên và con trai tiếp tục mặc áo tang, cầm biểu ngữ đến Sở Y tế TP.HCM yêu cầu làm rõ cái chết của chồng, cha mình là ông Đinh Văn Thường (49 tuổi), người từng được điều trị tại Bệnh viện (BV) Bình Dân và tử vong hơn 2 tháng trước.
 Được biết, đây là lần thứ ba mẹ con bà mặc áo tang đến Sở Y tế TP.HCM đòi làm rõ cái chết của ông Thường.
Không đoán ra bệnh vẫn mổ?
Theo phản ánh của bà Đặng Thị Liên (51 tuổi, ngụ tại quận 4, TP.HCM) vợ của người quá cố Đinh Văn Thường (49 tuổi), ông Thường bị đau lưng, đi tiểu lắt nhắt thường xuyên nên bà đã đưa ông đến khám tại khu kĩ thuật cao của BV Bình Dân. Kết quả cho ra bệnh là: đau quặn thận, thận phải ứ nước độ 1. Tuy nhiên sau đó, BV lại cho chồng bà nhập viện tại khoa gan mật vì cho rằng chồng bà bị giãn ống mật chủ và có sỏi trong ống mật chủ.
Cũng theo bà Liên, sau khi nhập viện tại khoa gan mật, các bác sĩ tiến hành chiếu chụp đủ thứ nhưng không đưa ra kết luận nào. Họ yêu cầu gia đình bà đưa bệnh nhân qua Trung tâm Y khoa Medic chụp cộng hưởng từ (MRI). Các kết quả đều âm tính, chồng bà không bị giãn ống mật chủ, không thấy sỏi ống mật chủ; nhưng không hiểu sao bác sĩ BV Bình Dân vẫn gọi lên tư vấn và đề nghị gia đình ký giấy cho mổ lấy sỏi.
Bà Liên và con trai trước cổng Sở Y tế TP.HCM sáng 25/1
Ngày 31/7/2012, ông Thường được mổ lấy sỏi; nhưng không thấy có viên sỏi nào được lấy ra, bác sĩ cũng không giải thích gì cho gia đình. Ngày 3/8/2012, bà Liên được bác sĩ báo chồng bị ung thư ống mật và cho đặt ống dẫn lưu mật ra ngoài và được thông báo ông Thường chỉ sống được thêm 3 tháng.
Ngay sau khi nhận được tin “sét đánh”, ngày 4/8/2012, bà Liên đã khiếu nại lên giám đốc BV Bình Dân đề nghị làm rõ bệnh tình của chồng bà. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng, bà vẫn không được BV giải quyết. Bà Liên đã gửi đơn khiếu nại lên Sở Y tế TP.HCM và nhiều lần xin gặp giám đốc Sở để trình bày sự việc nhưng đều bị từ chối.
Bà Liên cho biết: “Sau ca phẫu thuật, dù sức khỏe của chồng ngày càng suy sụp nhưng phía BV vẫn cho xuất viện mà không cần phải đóng viện phí. Qua những lần tái khám, thấy chồng trong tình trạng nguy kịch, tôi đề nghị cho nhập viện trở lại nhưng BV Bình Dân kiên quyết từ chối.  Đường cùng, tôi phải cầu xin BV 115 và chấp nhận giải thích của bác sĩ rằng chồng tôi có thể sẽ tử vong tại đây”.
Ngày 21/11/2012, ông Thường đã trút hơi thở cuối cùng.
Ngày 9/1/2013, Sở Y tế TP.HCM đã lập Hội đồng chuyên môn xem xét và kết luận: “Bệnh viện Bình Dân không sai sót về phẫu thuật nhưng có thiếu sót do không tư vấn cho thân nhân người bệnh trong quá trình phẫu thuật khi phát hiện bất thường so với chẩn đoán trước mổ”.
Ngày 15/1/2013, Sở Y tế TP.HCM có công văn trả lời bà Liên rằng: “Quy trình chụp MRI gan mật tụy của Trung tâm Y khoa Medic được thực hiện đúng; nhưng trong trường hợp này do khối u đường mật không bắt thuốc tương phản nên không thể hiện hình ảnh khối u đường mật trên kết quả MRI”.
Bà Liên bức xúc: “Chồng tôi đâu phải người ngoài hành tinh, sao các kết quả xét nghiệm đều âm tính, đều không thấy gì cả, khi mổ ra bằng mắt thường thì các bác sĩ lại phát hiện…ung thư”. Không đồng tình với kết luận này, nên bà Liên tiếp tục khiếu nại.
Bà Liên cho rằng việc bác sĩ không chẩn đoán ra bệnh nhưng vẫn tiến hành phẫu thuật đã trực tiếp gây ra cái chết của ông Thường. Bà Liên hoàn toàn không đồng ý với việc BV đã vội vàng xử trí theo hướng khác mà không thông báo cho gia đình bà. Nếu biết trước chồng bị ung thư, bà đã không ký giấy mổ.
BV Bình Dân hành xử chưa đúng
Tại buổi tiếp xúc với người nhà ông Thường và báo chí về vụ việc trên, sáng 25/1/2013, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhìn nhận BV Bình Dân có sai sót khi thay đổi phương án xử trí mà không kịp thời thông báo, lấy ý kiến của người nhà bệnh nhân. Việc không chăm sóc tốt bệnh nhân của BV Bình Dân khi bệnh nhân trở nặng là nguyên nhân gây nên sự bức xúc của gia đình.
Ông Bỉnh bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với bức xúc với bà Liên. Theo ông Bỉnh, nếu người nhà không đồng tình với kết luận của Hội đồng khoa học Sở Y tế TP.HCM thì có thể gửi đơn lên cấp cao hơn hoặc nhờ tòa án giải quyết. Ông Bỉnh nhìn nhận những sai sót trong y khoa, cả chủ quan, lẫn khách quan là vẫn có thể xảy ra; tuy nhiên, cách hành xử của BV Bình Dân đối với bệnh nhân là chưa đúng. Ông Bỉnh cũng cho rằng thái độ hành xử của nhân viên y tế còn kém và gửi lời xin lỗi đến gia đình bà Liên.
Sau cuộc thương thảo, gia đình bà Liên đề nghị Sở Y tế TP.HCM đưa ra hướng giải quyết cụ thể trường hợp sai sót, thiếu tư vấn của bác sĩ BV Bình Dân dẫn đến cái chết của chồng bà.
Đại diện Ban giám đốc BV Bình Dân cho biết, trong tuần tới, BV sẽ cử người xuống gia đình bà Liên thăm hỏi và sẽ thỏa thuận mức hỗ trợ cho người nhà bệnh nhân.

http://ttngbt.wordpress.com/2013/01/25/hang-tram-nguoi-pha-mo-titan-11-canh-sat-bi-thuong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét