Yêu cầu Trung Quốc hủy mời thầu dầu khí ở Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 26/6 cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.
> Trung Quốc điều tàu hải giám vào Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị. Ảnh: Chinhphu.vn |
Ngày 23/06/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay. Trước việc làm của phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
"Trước hết, cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.
"Trước hết, cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.
Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC)".
Tuần trước, sau có khi tin Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam), lãnh đạo hai tỉnh, thành phố trên đã lên tiếng phản đối quyết định trên của phía Trung Quốc.
Lãnh đạo của tỉnh Khánh Hoà và thành phố Đà Nẵng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của nước Việt Nam.
Quyết định lập cái gọi là thành phố Tam Sa của Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý", chủ tịch thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến khẳng định.
Trong tuần qua, sau khi phát ngôn viên ngoại giao của Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Việt Nam thông qua Luật Biển, đại diện Bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định thông qua luật này là hoạt động lập pháp bình thường.
"Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam", phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định. "Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa.”
Việt Nam nhiều lần tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, và chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
Sau một số sự việc hồi năm ngoái, lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đi đến Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, đạt được tháng 10/2011.
Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam là một bên tham gia ký Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc (DOC) đạt được năm 2002. Hiện nay hai bên đang hướng đến việc xây dựng và ký kết bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, thường được đề cập đến là COC. Hai ngày cuối tuần vừa qua, các quan chức cấp cao của Hiệp hội và Trung Quốc vừa họp tại Hà Nội để bàn về các vấn đề xung quanh DOC và COC.
Phan Lê
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/06/yeu-cau-trung-quoc-huy-moi-thau-dau-khi-o-bien-dong/Trung Quốc cử tàu hải giám tới Biển Đông
Một nhóm tuần tra bao gồm bốn tàu hải giám Trung Quốc (CMS) hôm qua di chuyển từ một thành phố duyên hải tiến về Biển Đông của Việt Nam.
Một tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Xinhua |
Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, nhóm tàu trên dự kiến thực hiện hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra này, thậm chí còn nhấn mạnh rằng các cuộc diễn tập theo đội hình sẽ được tiến hành "nếu điều kiện hàng hải cho phép".
Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."
Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."
Ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người phát ngôn nói hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Ảnh: Các phương tiện lớn của Trung Quốc trên Biển ĐôngNgười phát ngôn nói hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Hải giám là một trong 5 tổ chức hành pháp liên quan đến bờ biển ở Trung Quốc, gồm Tuần duyên - lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban an toàn hàng hải - chịu trách nhiệm tìm kiếm và giải cứu ven biển; Ngư chính - quản lý các hoạt động đánh cá; Hải quan - giám sát ngăn chặn buôn lậu; và Hải giám.
Hải giám (Marine Surveillance) là tổ chức được thành lập mới đây nhất, năm 1998. Đó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm các vùng nước không thuộc lãnh thổ lãnh hải Trung Quốc, ở những nơi mà Trung Quốc đơn phương tự cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.
Cơ quan này hiện có 300 tàu và 10 máy bay và đang có kế hoạch mua thêm 36 tàu nữa, theo Strategy Page.
(TTXVN)
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/06/trung-quoc-cu-tau-hai-giam-toi-bien-dong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét