Sau chuyến đi Cam Ranh của bộ trưởng Leon Panetta, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ thăm Thái Lan vào tháng 7 (Reuters)
Trong bối cảnh chính quyền Obama thay đổi chiến lược châu Á để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc, giới quân sự Mỹ đang tính đến việc quay trở lại một số căn cứ Đông Nam Á từng được Hoa Kỳ sử dụng trong thời chiến tranh Việt Nam. Đó là nội dung bài báo đăng trên tờ Washington Post số ra hôm nay, 23/06/2012.
Quân đội Mỹ đã phải rời bỏ hoặc bị đẩy ra khỏi các căn cứ ở Đông Nam Á từ mấy thập niên trước. Nhưng do quan ngại trước sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và do những tranh chấp chủ quyền lãnh hải, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã thận trọng tỏ ý muốn đón Hoa Kỳ quay trở lại.
Đáp lại mong muốn đó, các lãnh đạo Lầu năm góc đã theo nhau kéo đến khu vực Đông Nam Á, đẩy nhanh các cuộc đàm phán và củng cố các mối quan hệ song phương. Hiện giờ, sự trở lại của Hoa Kỳ chủ yếu là thể hiện qua các chuyến ghé thăm cảng hoặc các cuộc tập trận chung, nhưng chính quyền Obama hy vọng là những bước đầu tiên đó sẽ dẫn đến một sự hiện diện quân sự rộng hơn và vững chắc hơn của Mỹ trong khu vực này.
Theo tờ Washington Post, trong những tuần qua, Lầu năm góc đã ráo riết thương lượng với Thái Lan về việc thành lập một trung tâm để đối phó với các thiên tai thường xuyên xảy ra ở khu vực Đông Nam Á. Trung tâm này có thể sẽ được đặt tại một sân bay do Mỹ xây dựng làm căn cứ cho các oanh tạc cơ B-52 vào những thập niên 1960 và 1970.
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết họ cũng quan tâm đến việc có thêm các chuyến viếng thăm những hải cảng Thái Lan và đến việc mở những chuyến bay tuần tra chung để giám sát các tuyến giao thương đường biển và những hoạt động quân sự ở khu vực Đông Nam á và Ấn Độ Dương..
Tờ nhật báo Mỹ nhắc lại rằng, sau nhiều năm lơ là với Thái Lan, các lãnh đạo Lầu năm góc nay mới khám phá trở lại Bangkok. Chuyến viếng thăm vừa qua của tướng Martin Dempsay là chuyến đi Thái Lan đầu tiên từ hơn một thập niên qua của một chủ tịch Hội đồng tham mưu truởng liên quân Mỹ. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến sẽ viếng thăm Thái Lan vào tháng tới và Bangkok cũng đã chính thức mời Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đến thăm.
Tờ Washington Post cũng lưu ý là trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã là quan chức cao cấp nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam đến thăm căn cứ Cam Ranh, một hải cảng mà ông Panetta cho là có « tiềm năng rất to lớn ».
Lầu năm góc cũng đang muốn được sử dụng nhiều hơn các căn cứ ở Philippines, trong đó có căn cứ hải quân ở vịnh Subic Bay và căn cứ không quân cũ Clark Air Base, từng là những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á, và cũng là những nơi chủ chốt để sửa chữa và tiếp liệu trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Chính quyền Obama vẫn khẳng định rằng chiến lược mới của Hoa Kỳ không phải là nhằm kềm chế Trung Quốc, mà mục tiêu hàng đầu của họ là bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và tự do giao thương ở châu Á. Nhưng theo các nhà phân tích, những hành động mới đây của Mỹ là cần thiết để trấn an các đồng minh rằng Washington sẽ thực hiện các cam kết về an ninh và sẽ là đối trọng thật sự với Trung Quốc, cho dù trong nước ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120623-hoa-ky-quay-tro-lai-cac-can-cu-quan-su-o-dong-nam-a
Quân đội Mỹ đã phải rời bỏ hoặc bị đẩy ra khỏi các căn cứ ở Đông Nam Á từ mấy thập niên trước. Nhưng do quan ngại trước sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và do những tranh chấp chủ quyền lãnh hải, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã thận trọng tỏ ý muốn đón Hoa Kỳ quay trở lại.
Đáp lại mong muốn đó, các lãnh đạo Lầu năm góc đã theo nhau kéo đến khu vực Đông Nam Á, đẩy nhanh các cuộc đàm phán và củng cố các mối quan hệ song phương. Hiện giờ, sự trở lại của Hoa Kỳ chủ yếu là thể hiện qua các chuyến ghé thăm cảng hoặc các cuộc tập trận chung, nhưng chính quyền Obama hy vọng là những bước đầu tiên đó sẽ dẫn đến một sự hiện diện quân sự rộng hơn và vững chắc hơn của Mỹ trong khu vực này.
Theo tờ Washington Post, trong những tuần qua, Lầu năm góc đã ráo riết thương lượng với Thái Lan về việc thành lập một trung tâm để đối phó với các thiên tai thường xuyên xảy ra ở khu vực Đông Nam Á. Trung tâm này có thể sẽ được đặt tại một sân bay do Mỹ xây dựng làm căn cứ cho các oanh tạc cơ B-52 vào những thập niên 1960 và 1970.
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết họ cũng quan tâm đến việc có thêm các chuyến viếng thăm những hải cảng Thái Lan và đến việc mở những chuyến bay tuần tra chung để giám sát các tuyến giao thương đường biển và những hoạt động quân sự ở khu vực Đông Nam á và Ấn Độ Dương..
Tờ nhật báo Mỹ nhắc lại rằng, sau nhiều năm lơ là với Thái Lan, các lãnh đạo Lầu năm góc nay mới khám phá trở lại Bangkok. Chuyến viếng thăm vừa qua của tướng Martin Dempsay là chuyến đi Thái Lan đầu tiên từ hơn một thập niên qua của một chủ tịch Hội đồng tham mưu truởng liên quân Mỹ. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến sẽ viếng thăm Thái Lan vào tháng tới và Bangkok cũng đã chính thức mời Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đến thăm.
Tờ Washington Post cũng lưu ý là trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã là quan chức cao cấp nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam đến thăm căn cứ Cam Ranh, một hải cảng mà ông Panetta cho là có « tiềm năng rất to lớn ».
Lầu năm góc cũng đang muốn được sử dụng nhiều hơn các căn cứ ở Philippines, trong đó có căn cứ hải quân ở vịnh Subic Bay và căn cứ không quân cũ Clark Air Base, từng là những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á, và cũng là những nơi chủ chốt để sửa chữa và tiếp liệu trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Chính quyền Obama vẫn khẳng định rằng chiến lược mới của Hoa Kỳ không phải là nhằm kềm chế Trung Quốc, mà mục tiêu hàng đầu của họ là bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và tự do giao thương ở châu Á. Nhưng theo các nhà phân tích, những hành động mới đây của Mỹ là cần thiết để trấn an các đồng minh rằng Washington sẽ thực hiện các cam kết về an ninh và sẽ là đối trọng thật sự với Trung Quốc, cho dù trong nước ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120623-hoa-ky-quay-tro-lai-cac-can-cu-quan-su-o-dong-nam-a
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét