Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng nhân ngày mồng một Tết Losar cổ truyền của người Tây Tạng tại Dharamsala, ngày 22/02/2012.
REUTERS/Stringer
Năm nay, 22/02/2012 là ngày khởi đầu ba ngày Tết truyền thống của cộng đồng Tây Tạng ở khắp nơi, từ vùng tự trị Tây Tạng cho đến các tỉnh lân cận tại Trung Quốc, nơi có đông đảo người Tây Tạng sinh sống, cũng như ở hải ngoại. Thế nhưng năm nay, không khí lễ hội không còn nữa. Chính sách khắc nghiệt của Trung Quốc đang áp đặt trên người Tây Tạng, đã làm dấy lên làn sóng tự thiêu trong gần một năm qua, phủ bóng đen lên những ngày Tết.
Trong không khí đó, rất nhiều người Tây Tạng đã quyết định không đón mừng ngày lễ cổ truyền trọng đại nhất của mình, mà dành dịp này để nghĩ đến những người vừa hy sinh mạng sống để đánh động công luận về ách áp bức của Trung Quốc đang đè nặng trên họ. Hành động tẩy chay ngày Tết cổ truyền của mình được xem là một hình thức nhằm thu hút mối quan tâm của thế giới đến chế độ hà khắc mà cộng đồng Tây Tạng tại Trung Quốc đang phải gánh chịu.
Theo nhiều nhà quan sát, chính sách đàn áp ngày càng dữ dội của Bắc Kinh nhắm vào người Tây Tạng, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, đang bị phản tác dụng. Thay vì ổn định được dân tình, hòa nhập được dân Tây Tạng vào cộng đồng Trung Quốc nói chung, chủ trương này đang ngày càng khuyến khích tinh thần dân tộc Tây Tạng.
Với vụ tự thiêu gần đây nhất ngày 19/02/2012, theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, đã có ít nhất 22 trường hợp tự thiêu để phản đối Trung Quốc, đặc biệt là tại tỉnh Tứ Xuyên. Trước các sự kiện này, Bắc Kinh trước sau như một, đã cáo buộc những người tự thiêu là thành phần "khủng bố" và tố cáo những người "ly khai" là khuyến khích tự sát. Họ đã tăng cường an ninh đáng kể, sẵn sàng đàn áp ngay những phản ứng của cộng đồng người Tây Tạng.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông Lobsang Sangay, hôm thứ ba 21/02 vừa qua, đã kêu gọi cộng đồng Tây Tạng thôi không cử hành lễ Losar – tức là ngày Tết Tây Tạng - để phản đối chiến dịch trấn áp của chính quyền Trung Quốc nhắm vào các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng.
Năm nào cũng đề cao cảnh giác, nhưng năm nay nghiêm ngặt hơn
Phải nói là Bắc Kinh năm nào cũng đề cao cảnh giác trước những dịp kỷ niệm không nằm trong danh sách chính thức. Đối với Tây Tạng, họ lo ngại nhất là thời điểm mồng 10 tháng 3, đánh dấu cuộc nổi dậy ở thủ phủ Tây Tạng Lhasa vào năm 1959, dẫn đến cuộc lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hàng năm, cứ đến tháng Ba, là an ninh lại được tăng cường tại vùng tự trị Tây Tạng để dự phòng bất trắc, các tu viện bị kiểm soát chặt chẽ hơn, du khách lên Tây Tạng bị thanh lọc kỹ lưỡng hơn. Thế nhưng năm nay, hệ thống bố phòng được đặc biệt tăng cường, không riêng vùng tự trị, mà toàn bộ khu vực cao nguyên Tây Tạng đã bị phong tỏa, nhất là hai huyện Cam Tư và A Bá thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Về ngày Tết cổ truyền của người Tây Tạng, gọi là losar, tức là năm mới – thông thường trong ba ngày lễ, người ta vừa ăn tết trong gia đình, đi thăm họ hàng, bạn bè, chúc nhau hạnh phúc trong năm mới, vừa đến chùa cầu nguyện, theo đúng nghi thức Phật giáo.
Vào hôm qua, đứng ngày mồng một, chuông tại các tu viện Tây Tạng mỗi phút lại vang lên hai lần để đánh dấu thời điểm bước vào năm mới, nhưng nghi lễ đã được giảm đến mức tối thiểu vì lẽ kể từ khi chiến dịch đàn áp được tung ra tại Lhasa vào năm 2008, nhiều người Tây Tạng không đón mừng ngày Tết này nữa. Đó là một cách đánh dấu thái độ bất bình của họ đối với các hạn chế do chính quyền Trung Quốc.
Chính tân Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng, ông Lobsang Sangay, cách đây vài hôm đã khuyến khích cộng đồng Tây Tạng khắp nơi không ăn Tết rình rang mà chỉ nên « đến các tu viện để cúng dường và thắp đèn đốt bằng bơ tưởng nhớ tất cả những người đã hy sinh cuộc sống của họ hay đang đau khổ vị bị chính sách đàn áp của chính phủ Trung Quốc. »
Lời kêu gọi nói trên đã lập tức bị Bắc Kinh lên án. Hôm thứ ba 21/02 vừa qua, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cực lực đả kích quan điểm bị mệnh danh là của « bè lũ Đạt Lai Lạt Ma » : « Từ năm ngoái, đã xảy ra những vụ tự thiêu mang động cơ cá nhân ở Tứ Xuyên và các khu vực Tây Tạng khác… Chúng tôi rất buồn vì những trường hợp tử vong đó (...) Nhưng theo những gì chúng tôi biết, rất nhiều vụ tự thiêu dính líu trực tiếp đên bè lũ Đạt Lai Lạt Ma ».
Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Trương Cang, một nhà nghiên cứu tại Viện Tây Tạng học ở Tứ Xuyên khẳng định :
Như thường lệ, những người lưu vong đã yêu cầu những người Tây Tạng còn ở trong nước là đừng ăn mừng năm mới với mục tiêu là để gây áp lực lên chính quyền Trung Quốc. Họ sẽ tổ chức các buổi lễ nhằm vinh danh những người đã tự thiêu được họ tôn lên hàng « tử vì đạo », cũng nhằm bôi xấu hình ảnh của chính phủ Trung Quốc.
Trong thực tế, Trung Quốc đã làm rất nhiều cho vùng Tây Tạng. Chính quyền đã cho người Tây Tạng quyền tự do tôn giáo. Chỉ cần đi đến các địa phương đó là thấy ngay rằng các tu viện rất hoành tráng, sang trọng, và số lượng tu sĩ rất đông. Riêng Tứ Xuyên đã có khoảng từ 50.000 đến 60.000 nhà sư.
Tôi có cảm giác là tâm trí những người tự thiêu bị giới ly khai khống chế. Và rồi lại có vấn đề tài chánh nữa : người tự thiêu sẽ mang tiền bạc về cho thân nhân... Các tu viện thường tổ chức quyên góp giúp gia đình các tu sĩ tự thiêu, có khi họ thu được đến 2 triệu nhân dân tệ.
Tự thiêu để đánh động công luận về tình trạng bị áp bức
Đối với ông Vincent Metten, giám đốc văn phòng đại diện tại Bruxelles của tổ chức bảo vệ người Tây Tạng International Campaign for Tibet, hành động tự thiêu là hình thức đánh động công luận của người Tây Tạng bị áp bức. Trả lời RFI, ông xác định :
Đây là những tiếng kêu tuyệt vọng của dân chúng, vốn đã cảm thấy rằng họ không còn gì để mất nữa, và bây giờ họ muốn có thay đổi, muốn được tự do tôn giáo, muốn Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về.
Tất cả những thông điệp, những mong mỏi này đã không được chính quyền Trung Quốc lắng nghe. Chẳng những thế, chính sách cây gậy lại được áp dụng tại đây. Do đó, người Tây Tạng nghĩ rằng cách duy nhất để họ được nghe thấy là tự thiêu, vì như vậy chính quyền Bắc Kinh không thể che giấu thực tế.
Các vụ tự thiêu đã khiến Bắc Kinh lúng túng vì phải điều động thêm lực lượng an ninh đến mọi nơi, trong khu vực ca nguyên Tây Tạng. Tuy nhiên, theo bà Katia Buffetrille, một nhà nghiên cứu dân tộc học và chuyên gia về văn hóa Tây Tạng tại Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris, làn sóng tự thiêu cũng có thể gây bối rối cho chính phủ Tây Tạng lưu vong. Trả lời RFI, bà Buffetrille giải thích :
Đức Đạt lai Lạt Ma đã lên án mạnh mẽ vụ tự thiêu đầu tiên đã xẩy ra tại New Delhi, Ấn Độ, vào năm 1998. Ngài đã thực sự phản đối cách hành sự này.
Còn gần đây, vào năm ngoái, ngài đã có bài một bài diễn văn, trong đó ngài tỏ ý rất lấy làm tiếc về những hành động tương tự, lấy làm tiếc là con người đã bị buộc phải đi đến đường cùng như vậy. Tuy nhiên ngài không lên án.
Theo tôi, sở dĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma không lên án các vụ tự thiêu gần đây, đó là vì nếu ngài làm như vậy, điều đó sẽ nêu bật vấn đề là người Tây Tạng ở Tây Tạng không theo chính sách mà ngài chủ trương, một đường lối hoàn toàn bất bạo động, không chỉ đối với người khác mà cả đối với chính mình.
Dẫu sao thì chiến dịch đối phó với phong trào tự thiêu cũng như đấu tranh của người Tây Tạng mang một quy mô lớn chưa từng thấy trong những năm gần đây. Khu vực hầu như bị khép kín đối với báo giới ngoại quốc, và vùng cư dân Tây Tạng ở Tứ Xuyên hiện bị kiểm soát chặt chẽ không kém gì vùng tự trị Tây Tạng.
Trấn áp càng thô bạo, tinh thần dân tộc Tây Tạng càng được hun đúc
Vấn đề, theo ông Vincent Metten là tức nước thì vỡ bờ, diễn biến hiện nay trên vùng cao nguyên Tây Tạng là kết quả 60 năm đàn áp thô bạo nhằm thủ tiêu văn hóa của người Tây Tạng. Với chính sách trấn áp ngày càng dữ dội, tinh thần dân tộc của người Tây Tạng ngày càng được nâng cao :
Đó là những hành động nhằm tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền rất nặng nề từ nhiều năm qua, và ngày càng nghiêm trọng kể từ năm 2008, từ lúc Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh và thẳng tay đàn áp làn sóng biểu tình ở Tây Tạng.
Lực lượng vũ trang Trung Quốc được triển khai rất hùng hậu ở những vùng có biểu tình, phía đông thủ phủ Lhassa và nhiều thành phố khác. Một hệ quả khác chủ trương đưa người Tây Tạng đi cải tạo tư tưởng, không kể đến việc kiểm tra, bắt người, thủ tiêu v.v.. Các hành động này càng làm tăng thêm nỗi tức giận, oán ghét của người Tây Tạng đối với Trung Quốc.
Tại những vùng phiá Đông của Tây Tạng, cảm nhận về bản sắc dân tộc Tây Tạng rất mạnh. Và tinh thần bất khuất của người Tây Tạng giờ đây không còn ngấm ngầm nữa mà ngày càng bộc lộ công khai. Họ đã khẳng khái bày tỏ nguyện vọng của mình, vừa bằng những hành động tự thiêu tuyệt vọng, vừa qua những cuộc biểu tình bất bạo động. Một số vụ biểu tình này đã bị đàn áp, có người bị bắn chết.
Bên cạnh đó còn có những hành động phản kháng khác qua sách báo, hay những buổi cầu nguyện tổ chức ở Tây Tạng.
Chuyên gia Katia Buffetrille cũng ghi nhận xu hướng triệt để hóa tinh thần dân tộc nơi người Tây Tạng trong những năm gần đây.
Hiện nay có một phong trào, mà tôi nghĩ xuất phát từ vùng Khang (một trong ba vùng truyền thống của Tây Tạng ngày xưa), tên là Flakar, tức ngày Thứ Tư Trắng.
Vào ngày ấy, ngày càng có đông người Tây Tạng chỉ nói tiếng Tây Tạng thuần túy không dùng một từ tiếng Hoa nào cả. Và trong ngày này, người Tây Tạng tự đặt ra hình phạt nộp một đồng yuan nếu lỡ miệng sử dụng một từ tiếng Hoa.
Hiện nay vẫn có những trang blog, những bài hát, những bài thơ chẳng hạn, nói rằng « Tôi là người Tây Tạng, tôi mặc áo Tuba (truyền thống), tôi ăn bánh Shampa (loại bánh bằng bột đại mạch rang) ; Tôi là người Tây Tạng, tôi uống trà pha bơ, lãnh tụ của tôi là Đức Đạt Lai Lạt Ma ; Tôi là người Tây Tạng, tôi làm việc cho kháng chiến Tây Tạng ; Tôi là người Tây Tạng, tôi hãnh diện là người Tây Tạng ».
Nhìn chung, vấn đề Tây Tạng đang càng lúc càng trở nên gai góc hơn đối với Trung Quốc. Nếu trước đây, vấn đề thường đóng khung trong vùng Tây Tạng, thì ngày nay, thái độ bất mãn chống Trung Quốc đã lan rộng khắp nơi.
Trong không khí đó, rất nhiều người Tây Tạng đã quyết định không đón mừng ngày lễ cổ truyền trọng đại nhất của mình, mà dành dịp này để nghĩ đến những người vừa hy sinh mạng sống để đánh động công luận về ách áp bức của Trung Quốc đang đè nặng trên họ. Hành động tẩy chay ngày Tết cổ truyền của mình được xem là một hình thức nhằm thu hút mối quan tâm của thế giới đến chế độ hà khắc mà cộng đồng Tây Tạng tại Trung Quốc đang phải gánh chịu.
Theo nhiều nhà quan sát, chính sách đàn áp ngày càng dữ dội của Bắc Kinh nhắm vào người Tây Tạng, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, đang bị phản tác dụng. Thay vì ổn định được dân tình, hòa nhập được dân Tây Tạng vào cộng đồng Trung Quốc nói chung, chủ trương này đang ngày càng khuyến khích tinh thần dân tộc Tây Tạng.
Với vụ tự thiêu gần đây nhất ngày 19/02/2012, theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, đã có ít nhất 22 trường hợp tự thiêu để phản đối Trung Quốc, đặc biệt là tại tỉnh Tứ Xuyên. Trước các sự kiện này, Bắc Kinh trước sau như một, đã cáo buộc những người tự thiêu là thành phần "khủng bố" và tố cáo những người "ly khai" là khuyến khích tự sát. Họ đã tăng cường an ninh đáng kể, sẵn sàng đàn áp ngay những phản ứng của cộng đồng người Tây Tạng.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông Lobsang Sangay, hôm thứ ba 21/02 vừa qua, đã kêu gọi cộng đồng Tây Tạng thôi không cử hành lễ Losar – tức là ngày Tết Tây Tạng - để phản đối chiến dịch trấn áp của chính quyền Trung Quốc nhắm vào các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng.
Năm nào cũng đề cao cảnh giác, nhưng năm nay nghiêm ngặt hơn
Phải nói là Bắc Kinh năm nào cũng đề cao cảnh giác trước những dịp kỷ niệm không nằm trong danh sách chính thức. Đối với Tây Tạng, họ lo ngại nhất là thời điểm mồng 10 tháng 3, đánh dấu cuộc nổi dậy ở thủ phủ Tây Tạng Lhasa vào năm 1959, dẫn đến cuộc lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hàng năm, cứ đến tháng Ba, là an ninh lại được tăng cường tại vùng tự trị Tây Tạng để dự phòng bất trắc, các tu viện bị kiểm soát chặt chẽ hơn, du khách lên Tây Tạng bị thanh lọc kỹ lưỡng hơn. Thế nhưng năm nay, hệ thống bố phòng được đặc biệt tăng cường, không riêng vùng tự trị, mà toàn bộ khu vực cao nguyên Tây Tạng đã bị phong tỏa, nhất là hai huyện Cam Tư và A Bá thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Về ngày Tết cổ truyền của người Tây Tạng, gọi là losar, tức là năm mới – thông thường trong ba ngày lễ, người ta vừa ăn tết trong gia đình, đi thăm họ hàng, bạn bè, chúc nhau hạnh phúc trong năm mới, vừa đến chùa cầu nguyện, theo đúng nghi thức Phật giáo.
Vào hôm qua, đứng ngày mồng một, chuông tại các tu viện Tây Tạng mỗi phút lại vang lên hai lần để đánh dấu thời điểm bước vào năm mới, nhưng nghi lễ đã được giảm đến mức tối thiểu vì lẽ kể từ khi chiến dịch đàn áp được tung ra tại Lhasa vào năm 2008, nhiều người Tây Tạng không đón mừng ngày Tết này nữa. Đó là một cách đánh dấu thái độ bất bình của họ đối với các hạn chế do chính quyền Trung Quốc.
Chính tân Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng, ông Lobsang Sangay, cách đây vài hôm đã khuyến khích cộng đồng Tây Tạng khắp nơi không ăn Tết rình rang mà chỉ nên « đến các tu viện để cúng dường và thắp đèn đốt bằng bơ tưởng nhớ tất cả những người đã hy sinh cuộc sống của họ hay đang đau khổ vị bị chính sách đàn áp của chính phủ Trung Quốc. »
Lời kêu gọi nói trên đã lập tức bị Bắc Kinh lên án. Hôm thứ ba 21/02 vừa qua, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cực lực đả kích quan điểm bị mệnh danh là của « bè lũ Đạt Lai Lạt Ma » : « Từ năm ngoái, đã xảy ra những vụ tự thiêu mang động cơ cá nhân ở Tứ Xuyên và các khu vực Tây Tạng khác… Chúng tôi rất buồn vì những trường hợp tử vong đó (...) Nhưng theo những gì chúng tôi biết, rất nhiều vụ tự thiêu dính líu trực tiếp đên bè lũ Đạt Lai Lạt Ma ».
Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Trương Cang, một nhà nghiên cứu tại Viện Tây Tạng học ở Tứ Xuyên khẳng định :
Như thường lệ, những người lưu vong đã yêu cầu những người Tây Tạng còn ở trong nước là đừng ăn mừng năm mới với mục tiêu là để gây áp lực lên chính quyền Trung Quốc. Họ sẽ tổ chức các buổi lễ nhằm vinh danh những người đã tự thiêu được họ tôn lên hàng « tử vì đạo », cũng nhằm bôi xấu hình ảnh của chính phủ Trung Quốc.
Trong thực tế, Trung Quốc đã làm rất nhiều cho vùng Tây Tạng. Chính quyền đã cho người Tây Tạng quyền tự do tôn giáo. Chỉ cần đi đến các địa phương đó là thấy ngay rằng các tu viện rất hoành tráng, sang trọng, và số lượng tu sĩ rất đông. Riêng Tứ Xuyên đã có khoảng từ 50.000 đến 60.000 nhà sư.
Tôi có cảm giác là tâm trí những người tự thiêu bị giới ly khai khống chế. Và rồi lại có vấn đề tài chánh nữa : người tự thiêu sẽ mang tiền bạc về cho thân nhân... Các tu viện thường tổ chức quyên góp giúp gia đình các tu sĩ tự thiêu, có khi họ thu được đến 2 triệu nhân dân tệ.
Tự thiêu để đánh động công luận về tình trạng bị áp bức
Đối với ông Vincent Metten, giám đốc văn phòng đại diện tại Bruxelles của tổ chức bảo vệ người Tây Tạng International Campaign for Tibet, hành động tự thiêu là hình thức đánh động công luận của người Tây Tạng bị áp bức. Trả lời RFI, ông xác định :
Đây là những tiếng kêu tuyệt vọng của dân chúng, vốn đã cảm thấy rằng họ không còn gì để mất nữa, và bây giờ họ muốn có thay đổi, muốn được tự do tôn giáo, muốn Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về.
Tất cả những thông điệp, những mong mỏi này đã không được chính quyền Trung Quốc lắng nghe. Chẳng những thế, chính sách cây gậy lại được áp dụng tại đây. Do đó, người Tây Tạng nghĩ rằng cách duy nhất để họ được nghe thấy là tự thiêu, vì như vậy chính quyền Bắc Kinh không thể che giấu thực tế.
Các vụ tự thiêu đã khiến Bắc Kinh lúng túng vì phải điều động thêm lực lượng an ninh đến mọi nơi, trong khu vực ca nguyên Tây Tạng. Tuy nhiên, theo bà Katia Buffetrille, một nhà nghiên cứu dân tộc học và chuyên gia về văn hóa Tây Tạng tại Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris, làn sóng tự thiêu cũng có thể gây bối rối cho chính phủ Tây Tạng lưu vong. Trả lời RFI, bà Buffetrille giải thích :
Đức Đạt lai Lạt Ma đã lên án mạnh mẽ vụ tự thiêu đầu tiên đã xẩy ra tại New Delhi, Ấn Độ, vào năm 1998. Ngài đã thực sự phản đối cách hành sự này.
Còn gần đây, vào năm ngoái, ngài đã có bài một bài diễn văn, trong đó ngài tỏ ý rất lấy làm tiếc về những hành động tương tự, lấy làm tiếc là con người đã bị buộc phải đi đến đường cùng như vậy. Tuy nhiên ngài không lên án.
Theo tôi, sở dĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma không lên án các vụ tự thiêu gần đây, đó là vì nếu ngài làm như vậy, điều đó sẽ nêu bật vấn đề là người Tây Tạng ở Tây Tạng không theo chính sách mà ngài chủ trương, một đường lối hoàn toàn bất bạo động, không chỉ đối với người khác mà cả đối với chính mình.
Dẫu sao thì chiến dịch đối phó với phong trào tự thiêu cũng như đấu tranh của người Tây Tạng mang một quy mô lớn chưa từng thấy trong những năm gần đây. Khu vực hầu như bị khép kín đối với báo giới ngoại quốc, và vùng cư dân Tây Tạng ở Tứ Xuyên hiện bị kiểm soát chặt chẽ không kém gì vùng tự trị Tây Tạng.
Trấn áp càng thô bạo, tinh thần dân tộc Tây Tạng càng được hun đúc
Vấn đề, theo ông Vincent Metten là tức nước thì vỡ bờ, diễn biến hiện nay trên vùng cao nguyên Tây Tạng là kết quả 60 năm đàn áp thô bạo nhằm thủ tiêu văn hóa của người Tây Tạng. Với chính sách trấn áp ngày càng dữ dội, tinh thần dân tộc của người Tây Tạng ngày càng được nâng cao :
Đó là những hành động nhằm tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền rất nặng nề từ nhiều năm qua, và ngày càng nghiêm trọng kể từ năm 2008, từ lúc Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh và thẳng tay đàn áp làn sóng biểu tình ở Tây Tạng.
Lực lượng vũ trang Trung Quốc được triển khai rất hùng hậu ở những vùng có biểu tình, phía đông thủ phủ Lhassa và nhiều thành phố khác. Một hệ quả khác chủ trương đưa người Tây Tạng đi cải tạo tư tưởng, không kể đến việc kiểm tra, bắt người, thủ tiêu v.v.. Các hành động này càng làm tăng thêm nỗi tức giận, oán ghét của người Tây Tạng đối với Trung Quốc.
Tại những vùng phiá Đông của Tây Tạng, cảm nhận về bản sắc dân tộc Tây Tạng rất mạnh. Và tinh thần bất khuất của người Tây Tạng giờ đây không còn ngấm ngầm nữa mà ngày càng bộc lộ công khai. Họ đã khẳng khái bày tỏ nguyện vọng của mình, vừa bằng những hành động tự thiêu tuyệt vọng, vừa qua những cuộc biểu tình bất bạo động. Một số vụ biểu tình này đã bị đàn áp, có người bị bắn chết.
Bên cạnh đó còn có những hành động phản kháng khác qua sách báo, hay những buổi cầu nguyện tổ chức ở Tây Tạng.
Chuyên gia Katia Buffetrille cũng ghi nhận xu hướng triệt để hóa tinh thần dân tộc nơi người Tây Tạng trong những năm gần đây.
Hiện nay có một phong trào, mà tôi nghĩ xuất phát từ vùng Khang (một trong ba vùng truyền thống của Tây Tạng ngày xưa), tên là Flakar, tức ngày Thứ Tư Trắng.
Vào ngày ấy, ngày càng có đông người Tây Tạng chỉ nói tiếng Tây Tạng thuần túy không dùng một từ tiếng Hoa nào cả. Và trong ngày này, người Tây Tạng tự đặt ra hình phạt nộp một đồng yuan nếu lỡ miệng sử dụng một từ tiếng Hoa.
Hiện nay vẫn có những trang blog, những bài hát, những bài thơ chẳng hạn, nói rằng « Tôi là người Tây Tạng, tôi mặc áo Tuba (truyền thống), tôi ăn bánh Shampa (loại bánh bằng bột đại mạch rang) ; Tôi là người Tây Tạng, tôi uống trà pha bơ, lãnh tụ của tôi là Đức Đạt Lai Lạt Ma ; Tôi là người Tây Tạng, tôi làm việc cho kháng chiến Tây Tạng ; Tôi là người Tây Tạng, tôi hãnh diện là người Tây Tạng ».
Nhìn chung, vấn đề Tây Tạng đang càng lúc càng trở nên gai góc hơn đối với Trung Quốc. Nếu trước đây, vấn đề thường đóng khung trong vùng Tây Tạng, thì ngày nay, thái độ bất mãn chống Trung Quốc đã lan rộng khắp nơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét