Theo thống kê chính thức, năm ngoái Việt Nam có 978 cuộc đình công
Ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra thông điệp trên tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam hôm 22/02.
"Nếu trực tiếp làm việc ở doanh nghiệp, tôi cũng ủng hộ đình công vì có nhiều doanh nghiệp đối xử với công nhân không đúng."Báo Người Lao Động dẫn lời Thủ tướng: "Cần chủ động phát hiện, đưa thẳng yêu cầu lên chủ sử dụng lao động để giải quyết, đấu tranh sớm, không phải ngừng việc."
"Làm tốt được việc này cũng là bảo đảm cho môi trường đầu tư, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động."
Ông Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời nói Tổng LĐLĐ Việt Nam nên phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Công an để "chủ động phát hiện, đấu tranh với chủ sử dụng lao động"
Ông nói: "Chỉ cần yêu cầu họ thực hiện đúng luật thôi là đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người lao động.”
Thủ tướng Việt Nam còn được dẫn lời: "Nếu trực tiếp làm việc ở doanh nghiệp, tôi cũng ủng hộ đình công vì có nhiều doanh nghiệp đối xử với công nhân không đúng."
Theo thống kê chính thức, năm ngoái Việt Nam có 978 cuộc đình công, gấp hơn hai lần so với 2010.
"Nếu trực tiếp làm việc ở doanh nghiệp, tôi cũng ủng hộ đình công vì có nhiều doanh nghiệp đối xử với công nhân không đúng."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thách thức chính trị
Một tường thuật gần đây trên Financial Times cho biết lương của công nhân không có tay nghề ở Việt Nam chỉ khoảng 100 đôla một tháng, thấp hơn mức 300 đôla ở Trung Quốc.
Lương thấp đã thu hút nhiều nhà sản xuất quốc tế như Canon, Intel và hàng trăm công ty Đài Loan, Nam Hàn sản xuất giày và hàng may mặc cho các hãng lớn.
Nhưng theo Financial Times, tiền lương cũng tăng mạnh tại Việt Nam thời gian gần đây, đặc biệt trong các ngành cần người lao động có kinh nghiệm.
Một số công ty phải tăng lương đến bốn lần năm ngoái để ngăn đình công.
Tháng Tám năm ngoái, chính phủ tăng mức lương tối thiểu ở các khu công nghiệp lớn lên 2 triệu đồng một tháng.
Làn sóng đình công cũng là thách thức chính trị cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổng LĐLĐ Việt Nam là tổ chức công đoàn hợp pháp duy nhất và những công nhân tổ chức đình công độc lập có thể bị bắt hoặc chịu sự trừng phạt.
Theo Financial Times, giới ngoại giao và chủ xưởng cho rằng chính phủ bị kẹt giữa nhu cầu có các kênh liên lạc tốt hơn giữa người lao động và chủ, cùng lo ngại rằng các tổ chức lao động có thể trở thành một mối đe dọa cho ổn định chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét