Vừa vá xe đêm, vừa điều khiển giao thông giúp người đi đường tránh kẹt xe là hình ảnh quen thuộc của bà lão đã gần 80 tuổi tại góc đường Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu (quận Bình Thạnh, TP HCM).
Bà là Nguyễn Thị Giới (77 tuổi). "Tiệm" vá xe của bà là một góc nhỏ bên lề đường được căng tấm bạt che mưa nắng. Phía trong có chiếc ghế xếp nhỏ để ngả lưng khi vắng khách và cũng là chỗ ngủ của bà. Tài sản quý giá của bà lão là vài thứ đồ nghề chuyên dụng vá xe, một bình xăng nhỏ bán cho người nhỡ đường hết xăng.
Bà Nguyễn Thị Giới vá xe đêm bên góc đường Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu (quận Bình Thạnh, TP HCM). Ảnh: Tá Lâm. |
Bà lão vá xe cả ngày lẫn đêm nhưng ban ngày rất ít khách, chỉ khi về đêm khách mới đông. Bà Giới cho biết, sở dĩ như vậy vì ban ngày có nhiều tiệm sửa xe chuyên nghiệp xung quanh, còn ban đêm những tiệm này nghỉ, chỉ còn lại túp lều vá xe nhỏ của bà hoạt động, không có ai cạnh tranh.
Tuy nhiên, bà Giới không bắt chẹt khách bao giờ. Mỗi miếng vá nhỏ bà lấy 8.000 đồng, miếng to thì 10.000-15.000 đồng. Mỗi ngày trung bình bà Giới kiếm được 40.000-50.000 đồng.
"Hồi xưa đông khách lắm nhưng nay mỗi đêm lác đác dăm ba người. Bây giờ người ta hỏng xe ở đâu thì sửa ở đó, không như ngày trước họ thường tìm đến chỗ quen biết hoặc uy tín để vá", bà Giới cho biết.
"Hồi xưa đông khách lắm nhưng nay mỗi đêm lác đác dăm ba người. Bây giờ người ta hỏng xe ở đâu thì sửa ở đó, không như ngày trước họ thường tìm đến chỗ quen biết hoặc uy tín để vá", bà Giới cho biết.
Bà lão tuổi ở tuổi "thất thập cổ lai hi" này thường thấy chạnh lòng mỗi khi khách không tin vào mình. Họ thường ái ngại hỏi: "Bà có làm nổi không? Bà có cần giúp đỡ không?".
Mặc dù hơi buồn nhưng bà vẫn giải thích cho khách biết về khả năng của mình. "Nếu tôi không làm nổi thì tôi không lấy tiền. Nhiều người thấy thương tôi cũng cho thêm 5.000-10.000 đồng", bà Giới nói.
Mặc dù hơi buồn nhưng bà vẫn giải thích cho khách biết về khả năng của mình. "Nếu tôi không làm nổi thì tôi không lấy tiền. Nhiều người thấy thương tôi cũng cho thêm 5.000-10.000 đồng", bà Giới nói.
Bà kể, sinh ra ở Hà Nội, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ lúc 8 tuổi, bà trôi dạt vào Sài Gòn ở đợ nhà người quen rồi đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Bà lấy chồng lúc 15 tuổi, trải qua hai đời chồng, sinh được tổng cộng 10 đứa con và gắn bó với người chồng thứ hai. Hai vợ chồng bà làm nghề giặt ủi.
Năm 1975, vợ chồng bà Giới lâm cảnh khốn khó, trong nhà lúc đó chỉ còn 6.000 đồng làm vốn. Suy đi tính lại, bà Giới quyết định nói với chồng sử dụng số tiền này mua cái bơm ra đường kiếm sống.
Được ông xã đồng ý, hai vợ chồng ra các góc ngã tư mưu sinh. "Lúc đầu, vợ chồng tôi xuống dưới đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạch). Nhưng vì tranh giành miếng ăn với người khác nên bị họ đuổi. Hai vợ chồng quyết định về góc ngã tư này vá xe từ đó đến nay", bà Giới kể.
Được ông xã đồng ý, hai vợ chồng ra các góc ngã tư mưu sinh. "Lúc đầu, vợ chồng tôi xuống dưới đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạch). Nhưng vì tranh giành miếng ăn với người khác nên bị họ đuổi. Hai vợ chồng quyết định về góc ngã tư này vá xe từ đó đến nay", bà Giới kể.
12 năm trước, chồng bà mất vì bạo bệnh. Có căn nhà để chui vô chui ra thì phải bán để chia năm xẻ mười cho con cái. Cuối cùng bà sống với người con trai thứ tư. "Nhưng do nhà của vợ chồng nó chật quá nên tôi chỉ về tắm giặt vào buổi sáng, thời gian còn lại chủ yếu tôi ở túp lều này, vừa vá xe vừa ngủ qua đêm ở đây", bà cho biết.
Bà Nguyễn Thị Giới được vinh danh "Hiệp sĩ giao thông". Ảnh: Tá Lâm. |
Không chỉ là vị cứu tinh cho người đi đường trong đêm khuya, bà lão này còn là người điều khiển giao thông mỗi khi kẹt xe. Hình ảnh bà lão cầm gậy đứng điều khiển giao thông, phân luồng cho người dân đi tránh kẹt xe đã quá quen thuộc với người dân khu vực góc ngã tư Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu.
"Các anh chị nghe bà lão này, tôi chỉ tay về phía nào thì phía ấy được đi, phía kia dừng lại. Nếu không sẽ kẹt từ giờ tới đêm", đó là cách bà Giới thuyết phục người đi đường
Bà phải điều khiển giao thông vì nhiều lần ngồi vá xe thấy người đi ngược đi xuôi, mạnh ai nấy đi chứ không tuân thủ đèn tín hiệu. Bà cũng không nhớ đã làm việc này từ năm nào, chỉ biết lúc đó ở ngã tư này chưa có cột đèn tín hiệu.
"Tôi làm không phải để lấy vinh dự hay để người ta thưởng tiền. Tôi làm vì muốn giúp người ta đỡ khổ khi phải chôn chân giữa đường", bà nói.
"Khi bà Giới điều khiển giao thông, lúc đầu cũng có nhiều người cố tình không nghe, nhưng sau thấy hiệu quả nên ai cũng làm theo bà. Việc làm của bà lão ấy thật đáng được ghi nhận, không chỉ giúp giải quyết ùn tắc mà còn cải thiện ý thức của người lưu thông", anh Nguyễn Văn Vinh, người dân sống góc ngã tư chia sẻ.
"Tôi làm không phải để lấy vinh dự hay để người ta thưởng tiền. Tôi làm vì muốn giúp người ta đỡ khổ khi phải chôn chân giữa đường", bà nói.
"Khi bà Giới điều khiển giao thông, lúc đầu cũng có nhiều người cố tình không nghe, nhưng sau thấy hiệu quả nên ai cũng làm theo bà. Việc làm của bà lão ấy thật đáng được ghi nhận, không chỉ giúp giải quyết ùn tắc mà còn cải thiện ý thức của người lưu thông", anh Nguyễn Văn Vinh, người dân sống góc ngã tư chia sẻ.
Ghi nhận những đóng góp của bà, ngày 19/1 vừa qua, Công ty Total Việt Nam phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam trao cho bà Nguyễn Thị Giới danh hiệu "Hiệp sĩ giao thông".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét