Phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân Phiên về tội danh “trốn thuế” dự kiến diễn ra ngày 9/7 với mức án cao nhất là 7 năm tù.
Cập nhật: 08.07.2013 12:06
Việt Nam loan báo hoãn xét xử một luật sư bất đồng chính kiến chỉ vài giờ trước khi phiên tòa diễn ra giữa những áp lực ngày càng tăng từ công luận quan tâm trong và ngoài nước.
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân được nhiều người biết đến qua các hoạt động cổ xúy dân chủ, tự do tôn giáo, đa đảng và phản đối Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Sáng lập viên công ty Giải pháp Việt chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường bị bắt từ tháng 12 năm ngoái sau khi bị một số kẻ lạ mặt hành hung mà ông nghi là có sự tiếp tay của công an.
Phiên tòa xét xử luật sư Quân về tội danh “trốn thuế” dự kiến diễn ra vào ngày 9/7 với mức án cao nhất là 7 năm tù.
Tuy nhiên, chiều ngày 8/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đột ngột thông báo hoãn phiên xử vì lý do Thẩm phán “bị cảm đột xuất phải đưa đi cấp cứu”.
Em trai luật sư Quân, ông Lê Quốc Quyết, xác nhận tin này với VOA Việt ngữ:
“Chiều nay luật sư Nam nhận thông báo qua điện thoại, ông không tin nên yêu cầu có văn bản và đã nhận được văn bản chính thức về việc hoãn phiên tòa vì thẩm phán ốm đột xuất.”
Nhiều người cho rằng phiên tòa được trông đợi từ lâu của luật sư Quân bị hoãn vào giờ chót chứng tỏ sự lúng túng của nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ án gây chú ý công luận trong lẫn ngoài nước và khiến nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế một lần nữa chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Gia đình luật sư Quân nói họ rất thất vọng trước thông báo của tòa:
“Càng ngày càng thấy rằng họ làm bất kể tất cả các thủ tục và quy trình. Họ thích thì hoãn. Họ cứ nói lý do này, lý do nọ. Mình cũng không biết làm sao, cũng thấy buồn vì việc này vì trông đợi một phiên tòa công minh mà đợi mãi chả thấy gì. Cứ đến sát giờ họ lại hoãn trong khi bao nhiêu người quan tâm, những người quen biết, và bạn bè của anh Quân đã đến Hà Nội rồi. Bây giờ họ ngã ngửa là phiên tòa không diễn ra. Đó là một điều thất vọng.”
Em trai luật sư Quân nói thêm rằng sau cuộc thăm gặp ông Quân vào sáng 8/7, luật sư Bùi Quang Nghiêm cho biết tinh thần ông Quân đã sẵn sàng cho phiên xử:
“Mới sáng nay Quyết vừa chở luật sư Nghiêm lên trại. Luật sư Nghiêm vào gặp anh Quân và cho biết anh ấy vẫn bình thường, tinh thần anh tốt và anh đang chuẩn bị cho phiên tòa.”
Tối hôm qua (7/7), hàng ngàn người đã tham dự lễ cầu nguyện và thắp nến kêu gọi công lý cho luật sư Quân tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội.
Cùng lúc đó ở hải ngoại, hàng trăm người tề tựu về trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt trong khu Little Sài Gòn (miền Nam tiểu bang California) tham gia Đêm Không Ngủ do các hội đoàn trẻ tổ chức để “ủng hộ tinh thần yêu nước của luật sư Lê Quốc Quân và bày tỏ tình đoàn kết với các tù nhân lương tâm trong nước”.
Đại diện ban tổ chức, bà Lanney Trần, cho biết:
“Luật sư Lê Quốc Quân là một người vô tội. Anh là người đấu tranh cho dân chủ, tự do tôn giáo. Trò lừa bịp của cộng sản Việt Nam không thể nào che dấu được công luận trên toàn thế giới. Cho dù họ có làm gì đi nữa, công lý và sự thật vẫn tỏa sáng và điều đó đã thể hiện quan luật sư Lê Quốc Quân.”
Một lá thư với bút tích của luật sư Quân gửi ra từ trong tù tố cáo các cáo buộc ông về tội danh “trốn thuế” là một âm mưu chính trị nhắm mục tiêu vào tiếng nói bênh vực nhân quyền bất khuất của ông. Ông Quân nói tinh thần ông vẫn kiên định và đồng thời bày tỏ sự cảm kích trước sự quan tâm của mọi người khắp nơi.
Ngày 8/7, tổ chức Theo dõi Nhân quyền ra thông cáo yêu cầu Hà Nội phóng thích luật sư Quân. Human Rights Watch cũng kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam nhắm vào các blogger và những người chỉ trích chính phủ cũng như áp lực Hà Nội phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Trước đó, hơn chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác đã gửi thư đến Đại diện Cấp cao phụ trách chính sách ngoại giao và an ninh của Liên hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton, đề nghị gửi một phái đoàn cấp cao đến Việt Nam tham dự phiên xử luật sư Quân.
Thỉnh nguyện thư của 12 tổ chức bao gồm Phóng viên Không biên giới đề ngày 1/7 thúc giục EU tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động Lê Quốc Quân, người có tên trong danh sách của Liên hiệp Châu Âu về Các Tù nhân đáng Quan tâm.
Luật sư Quân từng bị Hà Nội giam cầm 3 tháng hồi năm 2007 ngay khi về nước sau xuất học bổng do Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ NED của Hoa Kỳ tài trợ. Việt Nam tố cáo ông có các hoạt động nhằm “lật đổ chính quyền” nhưng không chính thức truy tố về tội danh này.
Vụ án của luật sư Quân là trường hợp gần đây nhất trong loạt truy tố các blogger, các nhà hoạt động dân chủ, và những người phê phán nhà nước Việt Nam.
Hồi tháng 5, Hà Nội tuyên án hai sinh viên chống Trung Quốc tổng cộng 14 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Tiếp sau đó, ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy lần lượt bị bắt về tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Trước luật sư Quân, vào năm 2008, blogger Điếu Cày từng lãnh 30 tháng tù về cùng tội danh “trốn thuế” và tiếp tục bị kêu án thêm 12 năm tù nữa về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vào năm ngoái vì các hoạt động chống Trung Quốc và kêu gọi dân chủ tại Việt Nam.
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân được nhiều người biết đến qua các hoạt động cổ xúy dân chủ, tự do tôn giáo, đa đảng và phản đối Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Sáng lập viên công ty Giải pháp Việt chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường bị bắt từ tháng 12 năm ngoái sau khi bị một số kẻ lạ mặt hành hung mà ông nghi là có sự tiếp tay của công an.
Phiên tòa xét xử luật sư Quân về tội danh “trốn thuế” dự kiến diễn ra vào ngày 9/7 với mức án cao nhất là 7 năm tù.
Càng ngày càng thấy rằng họ làm bất kể tất cả các thủ tục và quy trình. Họ thích thì hoãn. Họ cứ nói lý do này, lý do nọ. Mình cũng không biết làm sao, cũng thấy buồn vì việc này vì trông đợi một phiên tòa công minh mà đợi mãi chả thấy gì. ..
Em trai luật sư Quân, ông Lê Quốc Quyết, xác nhận tin này với VOA Việt ngữ:
“Chiều nay luật sư Nam nhận thông báo qua điện thoại, ông không tin nên yêu cầu có văn bản và đã nhận được văn bản chính thức về việc hoãn phiên tòa vì thẩm phán ốm đột xuất.”
Nhiều người cho rằng phiên tòa được trông đợi từ lâu của luật sư Quân bị hoãn vào giờ chót chứng tỏ sự lúng túng của nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ án gây chú ý công luận trong lẫn ngoài nước và khiến nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế một lần nữa chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Gia đình luật sư Quân nói họ rất thất vọng trước thông báo của tòa:
“Càng ngày càng thấy rằng họ làm bất kể tất cả các thủ tục và quy trình. Họ thích thì hoãn. Họ cứ nói lý do này, lý do nọ. Mình cũng không biết làm sao, cũng thấy buồn vì việc này vì trông đợi một phiên tòa công minh mà đợi mãi chả thấy gì. Cứ đến sát giờ họ lại hoãn trong khi bao nhiêu người quan tâm, những người quen biết, và bạn bè của anh Quân đã đến Hà Nội rồi. Bây giờ họ ngã ngửa là phiên tòa không diễn ra. Đó là một điều thất vọng.”
Phiên xử luật sư Lê Quốc Quân đột ngột bị hoãn
“Mới sáng nay Quyết vừa chở luật sư Nghiêm lên trại. Luật sư Nghiêm vào gặp anh Quân và cho biết anh ấy vẫn bình thường, tinh thần anh tốt và anh đang chuẩn bị cho phiên tòa.”
Tối hôm qua (7/7), hàng ngàn người đã tham dự lễ cầu nguyện và thắp nến kêu gọi công lý cho luật sư Quân tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội.
Cùng lúc đó ở hải ngoại, hàng trăm người tề tựu về trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt trong khu Little Sài Gòn (miền Nam tiểu bang California) tham gia Đêm Không Ngủ do các hội đoàn trẻ tổ chức để “ủng hộ tinh thần yêu nước của luật sư Lê Quốc Quân và bày tỏ tình đoàn kết với các tù nhân lương tâm trong nước”.
Đại diện ban tổ chức, bà Lanney Trần, cho biết:
“Luật sư Lê Quốc Quân là một người vô tội. Anh là người đấu tranh cho dân chủ, tự do tôn giáo. Trò lừa bịp của cộng sản Việt Nam không thể nào che dấu được công luận trên toàn thế giới. Cho dù họ có làm gì đi nữa, công lý và sự thật vẫn tỏa sáng và điều đó đã thể hiện quan luật sư Lê Quốc Quân.”
Một lá thư với bút tích của luật sư Quân gửi ra từ trong tù tố cáo các cáo buộc ông về tội danh “trốn thuế” là một âm mưu chính trị nhắm mục tiêu vào tiếng nói bênh vực nhân quyền bất khuất của ông. Ông Quân nói tinh thần ông vẫn kiên định và đồng thời bày tỏ sự cảm kích trước sự quan tâm của mọi người khắp nơi.
Ngày 8/7, tổ chức Theo dõi Nhân quyền ra thông cáo yêu cầu Hà Nội phóng thích luật sư Quân. Human Rights Watch cũng kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam nhắm vào các blogger và những người chỉ trích chính phủ cũng như áp lực Hà Nội phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Trước đó, hơn chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác đã gửi thư đến Đại diện Cấp cao phụ trách chính sách ngoại giao và an ninh của Liên hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton, đề nghị gửi một phái đoàn cấp cao đến Việt Nam tham dự phiên xử luật sư Quân.
Thỉnh nguyện thư của 12 tổ chức bao gồm Phóng viên Không biên giới đề ngày 1/7 thúc giục EU tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động Lê Quốc Quân, người có tên trong danh sách của Liên hiệp Châu Âu về Các Tù nhân đáng Quan tâm.
Luật sư Quân từng bị Hà Nội giam cầm 3 tháng hồi năm 2007 ngay khi về nước sau xuất học bổng do Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ NED của Hoa Kỳ tài trợ. Việt Nam tố cáo ông có các hoạt động nhằm “lật đổ chính quyền” nhưng không chính thức truy tố về tội danh này.
Vụ án của luật sư Quân là trường hợp gần đây nhất trong loạt truy tố các blogger, các nhà hoạt động dân chủ, và những người phê phán nhà nước Việt Nam.
Hồi tháng 5, Hà Nội tuyên án hai sinh viên chống Trung Quốc tổng cộng 14 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Tiếp sau đó, ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy lần lượt bị bắt về tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Trước luật sư Quân, vào năm 2008, blogger Điếu Cày từng lãnh 30 tháng tù về cùng tội danh “trốn thuế” và tiếp tục bị kêu án thêm 12 năm tù nữa về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vào năm ngoái vì các hoạt động chống Trung Quốc và kêu gọi dân chủ tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét