Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Quái chiêu ép buộc nhân dân 'đồng ý' với bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản

CTV Danlambao - Theo ghi nhận từ các CTV Danlambao, những ngày gần đây, UBND TP.HCM đã rầm rộ tung quân nhằm ép buộc nhân dân phải đồng ý ký tên và tham gia vào bản dự thảo sửa đổi hiến pháp do đảng cộng sản ban hành. Có thể nói, đây là một chiến dịch vận động nhân dân góp ý sửa hiến pháp diễn ra qui mô và quái đản nhất trong lịch sử nhân loại.

Được biết, bắt đầu từ hôm 8/3, cán bộ tuyên vận đủ mọi thành phần, từ thành phố cho đến các phường xã đã được huy động vào từng hộ dân để làm công tác 'tuyên truyền, vận động' và ép buộc.

Khi đến mỗi nhà, những cán bộ này đưa ra một bản mẫu lấy ý kiến nhằm ép buộc mọi người trong gia đình phải đồng ý với bản dự thảo hiến pháp do đảng cộng sản công bố, cùng với một tập tài liệu khoảng 80 trang, gồm 2 phần đối chiếu: Hiến pháp 1992 và bản sửa đổi.   

Theo kế hoạch, những hộ dân nào chấp nhận đồng ý hoàn toàn bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản thì sẽ không bị gây khó khăn. Trong trường hợp có hộ dân không đồng ý, hoặc có ý kiến khác thì sẽ bị nhóm cán bộ này ngồi lỳ tại nhà để 'tuyên truyền, vận động', thậm chí đe dọa.        

Việc ép buộc nhân dân và gửi tài liệu đến từng hộ gia đình là 'ý tưởng' của bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải.

Trước đó, vào hôm 2/3/2013, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến làm việc với UBND TP.HCM đã tỏ ra không hài lòng khi lãnh đạo TP.HCM báo cáo rằng sau 2 tháng phát động, TP.HCM mới chỉ có khoảng 14 ngàn người tham dự các buổi lấy ý kiến, với khoảng gần 3900 ý kiến góp ý cho dự thảo Hiến pháp. 

Ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, dân số TP.HCM hơn 10 triệu người mà chỉ có 14 nghìn người góp ý vào Hiến pháp thì chưa tương thích. Báo VietNamNet trích lời ông Hùng phát biểu“14 ngàn ý kiến là thất bại, 40 ngàn là chưa đạt yêu cầu. Nếu chưa làm như thế thì phải triển khai sâu rộng đến nhân dân. 14 ngàn, 140 ngàn hay 3 triệu cũng chưa phải. Đợt này không phải từng người tham gia mà phải bao lược. Đây là sinh hoạt chính trị - pháp lý để mọi người cùng tham gia xây dựng đất nước. Làm sao đây để ta tuyên truyền, vận động, góp ý để bà con thẩm thấu và tham gia”, ông Hùng nói.

Vì bị cấp trên chê bai yếu kém, cho nên bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải đã viện lý do 'chưa có kinh nghiệm'. Sau đó ông này tiếp tục nảy ra 'sáng kiến' là sẽ phát bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản đến từng hộ dân, mục đích là để cho người dân nghiên cứu và 'có hướng dẫn cụ thể'.

Từ 'sáng kiến' quái đản này, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ban hành công thư khẩn cấp, yêu cầu tất cả các địa phương phải 'gửi Bảng so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kèm theo Bản thuyết minh và Phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình'.

Trong công văn này, CTQH Nguyễn Sinh Hùng còn yêu cầu các địa phương phải "kịp thời đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta".

Sau khi công thư khẩn cấp như trên được ban hành, dẫn đầu là Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân cùng với Mặt trận Tổ quốc, một chiến dịch lên đồng 'góp ý hiến pháp' được diễn ra cực kỳ hoành tránh và rầm rộ tại Sài Gòn. Dự kiến từ đây cho đến hết tháng 3, màn kịch này sẽ tiếp tục nở rộ tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Dưới đây là toàn văn bản tài liệu hiếp pháp của đảng cộng sản đã được gửi đến các hộ dân, kèm theo bản mẫu lấy ý kiến ép buộc nhân dân đồng ý và tham gia:










Tập tài liệu do cán bộ đảng phát hành đến mỗi hộ dân tổng cộng gồm 79 trang, và 2 trang mẫu lấy ý kiến. Tài liệu này được in tại xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng, đây là một đơn vị thuộc sở công an TP.HCM. 

Theo ước tính, Sài Gòn hiện có khoảng hơn 10 triệu người đang sinh sống và làm việc, tương đương với khoảng 2,5 triệu hộ dân. Như vậy, ít nhất đã có đến 2,5 triệu tập tài liệu như trên đã được in ra và phát hành. Tiền thuế nhân dân tiếp tục bị đảng cộng sản Việt Nam sử dụng một cách vô tội vạ, phục vụ cho màn kịch lừa đảo hoành tráng mang tên 'sửa đổi hiến pháp'.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét