Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Blogger Tạ Phong Tần được trao giải thưởng Báo Chí 2013 của Index of Censorship

Ông Padraig Reidy, chủ biên của tổ chức Index on Censorship

Nguyễn Công Huân lược dịch
Blogger Vũ Tùng: Chị Tạ Phong Tần đã được Index on Censorship, tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí có trụ sở tại London, Anh Quốc chính thức được tổ chức Index on Censorship trao Giải thưởng Báo chí 2013.


Đây là giải thưởng hằng năm nhằm vinh danh những nhà văn, nhà báo, blogger trên thế giới bị đàn áp vì dám phơi bày thực trạng xã hội và đấu tranh cho công lý, nhân quyền, và dân chủ. Giải thưởng sẽ chính thức được trao vào ngày 21 tháng 03 năm 2013.

 Dân Luận xin lược dịch đoạn giới thiệu về chị Tạ Phong Tần đăng trên Index of Censorship để độc giả tham khảo:xx Tạ Phong Tần, một blogger đang bị giam giữ

Tạ Phong Tần là một trong ba blogger người Việt, thường tự gọi bằng một cái tên chung là Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do, đang là tâm điểm của một vụ đàn áp khắc nghiệt do chính quyền Việt Nam thực hiện. Việt Nam là một trong những quốc gia hà khắc nhất về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Chỉ có Trung Quốc, Eritrea và Bắc Hàn có điểm thấp hơn trong chỉ số tự do báo chỉ của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF).

Tần, trong ảnh, và các blogger bằng hữu bị bắt vào tháng 9 năm 2012, và bị kết tội 'tuyên truyền chống nhà nước' bởi những bài viết được cho là 'xuyên tạc và chống đối' chính phủ Việt Nam.xx Trên thực tế, trong gần 700 bài viết của Tần trên blog Công Lý và Sự Thật, chị dùng để tố cáo những hành vi tham nhũng và lạm quyền ở đất nước này. Chị viết về nhiều vấn đề xã hội khác nhau, bao gồm cả đối xử bất công với trẻ em, tham nhũng, thuế má bất bình đẳng, và tịch thu đất đai trái pháp luật bởi các quan chức địa phương.

Trước khi trở thành nhà báo, Tần làm việc trong ngành công an Hà Nội [đoạn này không đúng, chị Tần làm công an ở Bạc Liêu], giúp chị có cái nhìn sâu về hệ thống. Vào 4/12/2012, sau một phiên tòa kéo dài có một ngày, Tần bị kết án 10 năm tù, cộng với 5 năm quản chế sau đó. Chị đã từ chối thú tội.

Vào tháng này một phiên tòa ở Vinh, Nghệ Anh, đã kết án 14 nhà hoạt động xã hội, nhiều người trong số đó là blogger, tới 13 năm tù cộng với nhiều năm quản chế tại gia. Đài BBC cho biết những người này bị kết án dựa trên các điều khoản an ninh quốc gia mang tính "chơi chữ" - ví dụ như điều 79 Bộ Luật Hình Sự, trong đó cấm đoán các hoạt động lật đổ chính quyền một cách mơ hồ. Ủy ban Bảo Vệ Nhà Báo đã báo cáo rằng các quan chức chính phủ đã đánh đạp và lột quần áo Nguyễn Hoàng Vi, một blogger người Việt khác, khi chị đang bị bắt giữ tại trụ sở công an ở thành phố Hồ Chí Minh.

"Những bản án gây sốc này khẳng định nỗi lo ngại lớn nhất của chúng tôi - đó là chính quyền Việt Nam đã chọn cách đàn áp các blogger làm gương cho những người khác, để buộc họ phải im lặng", Rupert Abbott, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế nói với tờ New York Times, bổ xung rằng quyền tự do ngôn luận ở quốc gia này đang "ngày càng tồi tệ".xx Trước ngày phiên tòa diễn ra, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu để phản đối việc đối xử với con bà, và bạo lực, quấy rối và đe dọa trục xuất mà chính quyền dành cho gia đình bà.

http://danluan.org
Ta Phong Tan is one of three Vietnamese bloggers, collectively calling themselves the ‘Club for Free Journalists’, at the centre of a draconian clampdown by the country’s authorities. Vietnam is one of the world’s most restrictive countries for freedom of speech and the press. Only China, Eritrea and North Korea come lower on RSF’s press-freedom index.
Tan (pictured) and her fellow bloggers were arrested in September 2012 and charged with ‘conducting propaganda against the state’ in articles that allegedly ‘distorted and opposed’ the Vietnamese government.
In fact in over 700 articles on Tan’s blog Cong Ly va Su That (‘Justice and Truth’) she exposed the extent of corruption in the country. She covered a broad range of social issues, including the maltreatment of children, corruption, unfair taxation and illegal land confiscations by local party officials.
Before becoming a journalist, Tan worked as a police woman in Hanoi, giving her an insight into the workings of the system. On 4 October 2012, after a trial lasting just one day, Tan was sentenced to spend the next ten years in jail, with an additional five years of house arrest upon release. She refused to plead guilty.
This month a court in Vinh in Nghe An province, northern Vietnam, sentenced 14 activists, many of them bloggers, to up to 13 years in jail followed by several years of house arrest. The BBC reported that their convictions relied on loosely worded national security laws — in this instance article 79 of the penal code, which vaguely prohibits activities aimed at overthrowing the government. The Committee to Protect Journalists reported that state officials had beaten and stripped online reporter Nguyen Hoang Vi while detained by Ho Chi Minh City police.
“These shocking prison sentences confirm our worst fears — that the Vietnamese authorities have chosen to make an example of these bloggers, in an attempt to silence others,” Rupert Abbott, Amnesty’s researcher on Vietnam, told the New York Times, adding that freedom of expression in the country was “dire and worsening.”
Before the trial began, Tan’s mother killed herself in a self-immolation protest against the treatment of her daughter, and the violence, harassment and threats of deportation levelled against the family.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét