Tin tức về vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên và những hậu quả kế tiếp của vụ này có nhiều phần chắc sẽ là sự kiện gây chấn động trong những ngày tới, không chỉ riêng ở Việt Nam. Sau đây là tổng hợp một số tin trong mấy ngày đầu sau khi ông Bầu Kiên bị bắt.
VÀNG VÀ CHỨNG KHOÁN
Giá vàng tại Việt Nam tăng mạnh sau vụ bắt giam Bầu Kiên, vì người tiêu dùng cho rằng giữ vàng an toàn hơn là giữ tiền tại các ngân hàng. Các ngân hàng cũng phải mua thêm vàng để giao cho những người ký thác bằng vàng bây giờ muốn rút ra khỏi ngân hàng. Hôm thứ Năm, giá vàng là 44 triệu 820 ngàn đồng một lượng, tăng 5,3% so với hôm thứ Hai, là ngày Bầu Kiên bị bắt.
Chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong vòng hai ngày sau khi ông Bầu Kiên bị tạm giam, từ thứ Ba đến thứ Năm, mất giá đến 10,5%. Hơn phân nửa cổ phiếu của 303 công ty rớt giá ít nhất là 4%.
Ông Kevin Snowball, Giám đốc của PXP, công ty đang quản lý khoảng 100 triệu đôla đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói rằng trong khi chờ đợi mọi chuyện được rõ ràng, biết được lý đo thực sự ông Bầu Kiên bị bắt giữ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục yếu kém.
VỀ ACB
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Thành Toại nói ngân hàng ông đã vay ngân hàng nhà nước 7.000 tỷ đồng để trấn an những người gửi tiền. Ông cho biết trong ngày đầu tiên sau khi ông Bầu Kiên bị bắt, số khách hàng đến rút tiền rất đông, nhưng đến hôm thứ Năm đã bình thường trở lại.
Khách hàng nào của ACB cũng được thông báo bây giờ ông Bầu Kiên không còn giữ vai trò lãnh đạo nào trong Ngân hàng ACB nữa. Phó Tổng giám đốc Toại nói sau khi nghe giải thích, một số khách hàng đã đồng ý tiếp tục giữ tiền của họ trong ngân hàng.
Tân Tổng giám đốc ngân hàng ACB ông Đỗ Minh Toàn không cho biết bao nhiêu tiền đã được khách hàng rút khỏi hệ thống ACB trong mấy ngày qua, nhưng ông khẳng định ngân hàng dự phòng đủ lượng tiền mặt để chi trả cho khách có nhu cầu trong những ngày tới. Ngoài lượng tiền mặt có sẵn vào khoảng 10.000 tỷ đồng, ACB còn gửi 3.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Nhà nước, và Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng cung ứng 2.000 tỷ nữa cho ACB. Về ngoại tệ, ông Toàn cho biết ACB hiện còn 120 triệu USD và không gặp khó khăn nếu khách có nhu cầu rút.
Căn biệt thự 3 tầng của ông Bầu Kiên có hàng rào sắt chắc chắn, trông ra phía Hồ Tây, nằm trong một khu vực có nhiều gia đình giàu có. Ông Trần Trung Thành, một người sống gần đó cho biết cuối tuần thường có nhiều ôtô đắt tiền đậu trước căn biệt thự để tiệc tùng. Ông Thành nói khi thấy công an ập vào biệt thự ông Bầu Kiên, ông khá ngạc nhiên, vì từ trước tới giờ ông vẫn nghĩ một khi ông Bầu Kiên làm trong ngành ngân hàng thì chắc chắn ông ấy phải là một doanh nhân trong sáng.
NGÂN HÀNG VÀ NỢ XẤU
Giữa các ngân hàng với nhau, tỷ giá qua đêm tăng mạnh nhất, tính từ năm 2010 vì các ngân hàng muốn giữ tiền mặt để đề phòng khách hàng đến rút tiền ra ồ ạt. Tỷ giá qua đêm tăng 5,66%, cao nhất kể từ tháng 6, và tăng mạnh nhất, tính từ tháng 12 năm 2010.
Ngân hàng nhà nước bơm thêm 13.000 tỉ đồng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng nhà nước sẵn sàng đảm bảo có đủ tiền mặt để trả cho các khách hàng nào muốn rút tiền.
Ông Edwin Gutierrez là Giám đốc quỹ đầu tư chung Aberdeen có trụ sở ở London, quỹ này đang đầu tư khoảng 9 tỉ đôla vào các thị trường mới trỗi dậy, trong đó có các trái phiếu của Việt Nam. Ông Gutierrez nói lưỡi gươm Damocles đang treo trên đầu Việt Nam là ngành ngân hàng, và mọi người đều biết rằng một ngày nào đó, người ta phải đối phó với nó.
Một trong những vấn đề của ngành ngân hàng Việt Nam là tỷ lệ nợ xấu. Bà Karolyn Seet, trợ lý Chánh văn phòng của tổ chức đánh giá Moody’s, phụ trách 6 nước Đông Nam Á, nói Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 6 nước này. Vào cuối tháng 3, tỷ lệ nầy là 8,6%, nhưng theo các chuyên viên trong ngành, tỷ lệ này có thể là 10%, có nghĩa là các ngân hàng Việt Nam cho vay 10 người thì có thể là 1 người không thể trả nợ.
Ông Jonathan Pincus, một nhà kinh tế của trường Harvard Kennedy ở thành phố Hồ Chí Minh nói lý do có nhiều nợ xấu vì có nhiều khoản vay đưa cho các dự án thất bại. Ông nói: quyết định cho vay tùy thuộc vào quan hệ hoặc móc ngoặc, thay vì các dự án được đánh giá là tốt.
Tại một phiên họp Quốc hội mới đây, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói với Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng giúp đỡ các ngân hàng yếu kém để tránh cho ngành ngân hàng khỏi sụp đổ.
NHỮNG CHUYỆN LẠ XUNG QUANH VỤ BẦU KIÊN
Chuyện lạ thứ nhất, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 21 tháng 08, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích rằng “Theo luật, các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ có Hội đồng Quản trị và Ban điều hành.”
Trong khi đó, ông Bầu Kiên trước đây là Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần ACB. Hội đồng Sáng lập này là một cơ chế mà Thống đốc Bình gọi là “không có trong bất cứ văn bản pháp luật nào!”
Ngân hàng ACB đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 1993 đến nay, coi như gần 20 năm, ngân hàng này có một cơ chế không có ghi trong luật pháp tồn tại lâu như vậy mà không xử lý, vậy thì trách nhiệm này không của riêng ai. Trên trang blog của mình, blogger Mẹ Nấm viết: Đó là trách nhiệm và là tội (chứ không còn là lỗi) của những người vận hành nền kinh tế xã hội theo "cơ chế" giống như Việt Nam.
Chuyện lạ thứ hai, một diễn biến mà trong thực tế có liên quan đến hàng chục ngàn tỷ đồng của người dân đóng thuế như vụ Bầu Kiên mà ông này, cho đến giờ này, chỉ bị khép vào tội “kinh doanh trái phép,” là tội danh ít nghiêm trọng, có mức án tù tối đa là hai năm và có thể kèm khoản tiền phạt đến 30 triệu đồng.
Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với BBC: "Vấn đề bắt giam hay không đối với loại hình tội phạm này hầu như cũng được giảm nhẹ, trừ những trường hợp đặc biệt như có ý đồ trốn tránh, v.v... Nếu đúng chỉ có tội này, không có tội khác thì đúng ra là không có lệnh bắt giam." Thẩm quyền xét xử các vụ án kiểu này thông thường thuộc cấp quận huyện, tuy có thể đưa lên tòa cấp trên "trong các trường hợp đặc biệt," Luật sư Hải nói thêm.
Chuyện lạ thứ ba, hoạt động của ông Bầu Kiên từ mấy tháng nay đã được nói đến trên các trang mạng không thuộc nhà nước Việt Nam. Trước khi các báo bên trong Việt Nam loan tin về Bầu Kiên bị tạm giam, nhiều người có thể biết những thông tin về Bầu Kiên qua các trang mạng như quanlambao hoặc
chauxuannguyen.
Vụ Bầu Kiên một lần nữa cho thấy các trang mạng không chính thống luôn luôn đưa tin trước các trang mạng chính thống. Nó còn cho thấy những thông tin mà trang mạng không chính thống đưa ra có nhiều phần chắc là đúng và có cơ sở. Riêng trang mạng quanlambao cho biết mấy hôm vừa qua, trang mạng của họ đã bị quá tải.
Một bài nhận định trên trang mạng quanlambao hôm thứ Năm cảnh báo sau vụ bắt giam Bầu Kiên, có thể sẽ có kế hoạch gây hoảng loạn trong nhân dân Việt Nam, thiên hạ đua nhau đi rút tiền gửi ở ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy. Trước tình hình đó, đảng Cộng sản Việt Nam phải ngừng vụ án Bầu Kiên vừa mới bắt đầu.
Một chuyên viên kinh tế ở Việt Nam cho VOA biết qua email: kịch bản xấu nhất sau vụ Bầu Kiên là niềm tin vào kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sụp, nếu không muốn nói là sẽ mau chóng cạn kiệt. Số người rút tiền tại các ngân hàng ngày càng đông, khiến căng thẳng thanh khoản tăng cao, dẫn tới chuyện Ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền để tăng thanh khoản, làm tiền đồng mất giá, ngoại quốc thiếu tin tưởng rút tiền đầu tư khỏi Việt Nam. Tâm lý lo sợ làm mọi người bớt kinh doanh và đầu tư, khiến nền kinh tế càng co cụm, GDP giảm sút, thất nghiệp tăng.
Ông Carlyle Thayer, giáo sư người Úc chuyên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam nói rằng vụ Bầu Kiên có thể là một đòn chính trị cao. Nó cho thấy đảng cộng sản muốn trấn an với 87 triệu dân rằng tiền bạc không thể mua được quyền lực, và đảng sẽ đối phó nghiêm túc với những hành động tài chính đáng ngờ.
VÀNG VÀ CHỨNG KHOÁN
Giá vàng tại Việt Nam tăng mạnh sau vụ bắt giam Bầu Kiên, vì người tiêu dùng cho rằng giữ vàng an toàn hơn là giữ tiền tại các ngân hàng. Các ngân hàng cũng phải mua thêm vàng để giao cho những người ký thác bằng vàng bây giờ muốn rút ra khỏi ngân hàng. Hôm thứ Năm, giá vàng là 44 triệu 820 ngàn đồng một lượng, tăng 5,3% so với hôm thứ Hai, là ngày Bầu Kiên bị bắt.
Chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong vòng hai ngày sau khi ông Bầu Kiên bị tạm giam, từ thứ Ba đến thứ Năm, mất giá đến 10,5%. Hơn phân nửa cổ phiếu của 303 công ty rớt giá ít nhất là 4%.
Ông Kevin Snowball, Giám đốc của PXP, công ty đang quản lý khoảng 100 triệu đôla đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói rằng trong khi chờ đợi mọi chuyện được rõ ràng, biết được lý đo thực sự ông Bầu Kiên bị bắt giữ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục yếu kém.
VỀ ACB
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Thành Toại nói ngân hàng ông đã vay ngân hàng nhà nước 7.000 tỷ đồng để trấn an những người gửi tiền. Ông cho biết trong ngày đầu tiên sau khi ông Bầu Kiên bị bắt, số khách hàng đến rút tiền rất đông, nhưng đến hôm thứ Năm đã bình thường trở lại.
Khách hàng nào của ACB cũng được thông báo bây giờ ông Bầu Kiên không còn giữ vai trò lãnh đạo nào trong Ngân hàng ACB nữa. Phó Tổng giám đốc Toại nói sau khi nghe giải thích, một số khách hàng đã đồng ý tiếp tục giữ tiền của họ trong ngân hàng.
Tân Tổng giám đốc ngân hàng ACB ông Đỗ Minh Toàn không cho biết bao nhiêu tiền đã được khách hàng rút khỏi hệ thống ACB trong mấy ngày qua, nhưng ông khẳng định ngân hàng dự phòng đủ lượng tiền mặt để chi trả cho khách có nhu cầu trong những ngày tới. Ngoài lượng tiền mặt có sẵn vào khoảng 10.000 tỷ đồng, ACB còn gửi 3.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Nhà nước, và Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng cung ứng 2.000 tỷ nữa cho ACB. Về ngoại tệ, ông Toàn cho biết ACB hiện còn 120 triệu USD và không gặp khó khăn nếu khách có nhu cầu rút.
Căn biệt thự 3 tầng của ông Bầu Kiên có hàng rào sắt chắc chắn, trông ra phía Hồ Tây, nằm trong một khu vực có nhiều gia đình giàu có. Ông Trần Trung Thành, một người sống gần đó cho biết cuối tuần thường có nhiều ôtô đắt tiền đậu trước căn biệt thự để tiệc tùng. Ông Thành nói khi thấy công an ập vào biệt thự ông Bầu Kiên, ông khá ngạc nhiên, vì từ trước tới giờ ông vẫn nghĩ một khi ông Bầu Kiên làm trong ngành ngân hàng thì chắc chắn ông ấy phải là một doanh nhân trong sáng.
NGÂN HÀNG VÀ NỢ XẤU
Giữa các ngân hàng với nhau, tỷ giá qua đêm tăng mạnh nhất, tính từ năm 2010 vì các ngân hàng muốn giữ tiền mặt để đề phòng khách hàng đến rút tiền ra ồ ạt. Tỷ giá qua đêm tăng 5,66%, cao nhất kể từ tháng 6, và tăng mạnh nhất, tính từ tháng 12 năm 2010.
Ngân hàng nhà nước bơm thêm 13.000 tỉ đồng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng nhà nước sẵn sàng đảm bảo có đủ tiền mặt để trả cho các khách hàng nào muốn rút tiền.
Ông Edwin Gutierrez là Giám đốc quỹ đầu tư chung Aberdeen có trụ sở ở London, quỹ này đang đầu tư khoảng 9 tỉ đôla vào các thị trường mới trỗi dậy, trong đó có các trái phiếu của Việt Nam. Ông Gutierrez nói lưỡi gươm Damocles đang treo trên đầu Việt Nam là ngành ngân hàng, và mọi người đều biết rằng một ngày nào đó, người ta phải đối phó với nó.
Một trong những vấn đề của ngành ngân hàng Việt Nam là tỷ lệ nợ xấu. Bà Karolyn Seet, trợ lý Chánh văn phòng của tổ chức đánh giá Moody’s, phụ trách 6 nước Đông Nam Á, nói Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 6 nước này. Vào cuối tháng 3, tỷ lệ nầy là 8,6%, nhưng theo các chuyên viên trong ngành, tỷ lệ này có thể là 10%, có nghĩa là các ngân hàng Việt Nam cho vay 10 người thì có thể là 1 người không thể trả nợ.
Ông Jonathan Pincus, một nhà kinh tế của trường Harvard Kennedy ở thành phố Hồ Chí Minh nói lý do có nhiều nợ xấu vì có nhiều khoản vay đưa cho các dự án thất bại. Ông nói: quyết định cho vay tùy thuộc vào quan hệ hoặc móc ngoặc, thay vì các dự án được đánh giá là tốt.
Tại một phiên họp Quốc hội mới đây, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói với Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng giúp đỡ các ngân hàng yếu kém để tránh cho ngành ngân hàng khỏi sụp đổ.
NHỮNG CHUYỆN LẠ XUNG QUANH VỤ BẦU KIÊN
Chuyện lạ thứ nhất, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 21 tháng 08, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích rằng “Theo luật, các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ có Hội đồng Quản trị và Ban điều hành.”
Trong khi đó, ông Bầu Kiên trước đây là Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần ACB. Hội đồng Sáng lập này là một cơ chế mà Thống đốc Bình gọi là “không có trong bất cứ văn bản pháp luật nào!”
Ngân hàng ACB đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 1993 đến nay, coi như gần 20 năm, ngân hàng này có một cơ chế không có ghi trong luật pháp tồn tại lâu như vậy mà không xử lý, vậy thì trách nhiệm này không của riêng ai. Trên trang blog của mình, blogger Mẹ Nấm viết: Đó là trách nhiệm và là tội (chứ không còn là lỗi) của những người vận hành nền kinh tế xã hội theo "cơ chế" giống như Việt Nam.
Chuyện lạ thứ hai, một diễn biến mà trong thực tế có liên quan đến hàng chục ngàn tỷ đồng của người dân đóng thuế như vụ Bầu Kiên mà ông này, cho đến giờ này, chỉ bị khép vào tội “kinh doanh trái phép,” là tội danh ít nghiêm trọng, có mức án tù tối đa là hai năm và có thể kèm khoản tiền phạt đến 30 triệu đồng.
Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với BBC: "Vấn đề bắt giam hay không đối với loại hình tội phạm này hầu như cũng được giảm nhẹ, trừ những trường hợp đặc biệt như có ý đồ trốn tránh, v.v... Nếu đúng chỉ có tội này, không có tội khác thì đúng ra là không có lệnh bắt giam." Thẩm quyền xét xử các vụ án kiểu này thông thường thuộc cấp quận huyện, tuy có thể đưa lên tòa cấp trên "trong các trường hợp đặc biệt," Luật sư Hải nói thêm.
Chuyện lạ thứ ba, hoạt động của ông Bầu Kiên từ mấy tháng nay đã được nói đến trên các trang mạng không thuộc nhà nước Việt Nam. Trước khi các báo bên trong Việt Nam loan tin về Bầu Kiên bị tạm giam, nhiều người có thể biết những thông tin về Bầu Kiên qua các trang mạng như quanlambao hoặc
chauxuannguyen.
Vụ Bầu Kiên một lần nữa cho thấy các trang mạng không chính thống luôn luôn đưa tin trước các trang mạng chính thống. Nó còn cho thấy những thông tin mà trang mạng không chính thống đưa ra có nhiều phần chắc là đúng và có cơ sở. Riêng trang mạng quanlambao cho biết mấy hôm vừa qua, trang mạng của họ đã bị quá tải.
Một bài nhận định trên trang mạng quanlambao hôm thứ Năm cảnh báo sau vụ bắt giam Bầu Kiên, có thể sẽ có kế hoạch gây hoảng loạn trong nhân dân Việt Nam, thiên hạ đua nhau đi rút tiền gửi ở ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy. Trước tình hình đó, đảng Cộng sản Việt Nam phải ngừng vụ án Bầu Kiên vừa mới bắt đầu.
Một chuyên viên kinh tế ở Việt Nam cho VOA biết qua email: kịch bản xấu nhất sau vụ Bầu Kiên là niềm tin vào kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sụp, nếu không muốn nói là sẽ mau chóng cạn kiệt. Số người rút tiền tại các ngân hàng ngày càng đông, khiến căng thẳng thanh khoản tăng cao, dẫn tới chuyện Ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền để tăng thanh khoản, làm tiền đồng mất giá, ngoại quốc thiếu tin tưởng rút tiền đầu tư khỏi Việt Nam. Tâm lý lo sợ làm mọi người bớt kinh doanh và đầu tư, khiến nền kinh tế càng co cụm, GDP giảm sút, thất nghiệp tăng.
Ông Carlyle Thayer, giáo sư người Úc chuyên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam nói rằng vụ Bầu Kiên có thể là một đòn chính trị cao. Nó cho thấy đảng cộng sản muốn trấn an với 87 triệu dân rằng tiền bạc không thể mua được quyền lực, và đảng sẽ đối phó nghiêm túc với những hành động tài chính đáng ngờ.
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-nhung-ngay-dau-vu-bau-kien/1495339.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét