Năm 2005, Đảng Dân chủ Nhân dân (DCND) được thành lập tại Việt Nam và bước vào hoạt động bí mật sau khi công bố Tuyên Ngôn kêu gọi “muốn đồng bào được tự do hạnh phúc, muốn đất nước được giàu mạnh phồn vinh, không có con đường nào khác là phải đứng lên chống độc tài”. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt chính trị, vì nó góp phần đấu tranh, cùng với các đảng phái khác, trong nổ lực thử thách quyền lực và vai trò lảnh đạo độc tôn của đảng CSVN, bất chấp sự hiện hữu và tính chất phi hiến của Điều 4 Hiến Pháp CSVN. (1)
Từ lâu, vai tṛò độc tôn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã thành chân lý nhờ vào bộ máy trấn áp của mật vụ, công an và quân đội. Khi đảng CSVN nắm chính quyền, trước sức mạnh của nòng súng, hơn 68 năm qua không ai đặt lại vị trí lãnh đạo của đảng. Đảng CSVN không khoan nhượng với bất cứ lực lượng chính trị nào, dám công khai thách thức quyền lực của đảng. Căn bệnh gia trưởng, phong kiến, tâm lý cha già dân tộc, tính tự mãn vì bị quyền lực thoái hoá đă che mất lý trí những nhà lănh đạo Đảng CSVN.
Mặc dù bị áp lực chính trị rất mạnh mẽ. Có rất nhiều góp ý, trong cũng như ngoài đảng, đ̣òi hỏi phải thay đổi về mặt chính trị cho phù hợp với trào lưu thế giới. Dù vậy, vai tṛò độc tôn, vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng CSVN vẫn chưa bị thử thách. Trào lưu dân chủ có tiến bộ hơn, đảng có nhượng bộ một chút trước áp lực của công luận, trước viễn ảnh phải vuốt ve siêu cường để được viện trợ, trước việc cần ngả sang Mỹ để cân bằng chiến lược với Trung quốc, v.v.... Nhưng đảng quyết không nhượng bộ đến nổi phải sửa đổi hay hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp, điều khoản qui định ngôi vị độc tôn lănh đạo đảng CSVN.
Bị bao vây trong lồng kính tập trung dân chủ, những khối óc trong Bộ chính trị xa lạ với sinh hoạt dân chủ, đa nguyên. Những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến sinh mạng cả dân tộc đều thu gọn trong các cuộc họp kín của Bộ Chính Trị. Cụ thể, chỉ cần ý kiến của một hoặc hai UV BCT đã mang yếu tố quyết định. Cuộc cải cách ruộng đất gây bao thảm hoạ cho cả miền Bắc, chiến dịch đánh tư sản mại bản làm sụp đổ nền kinh tế miền Nam, chính sách tập trung cải tạo những quân nhân viên chức chế độ miền Nam đã làm chia rẻ cả dân tộc, để lại bao đau sót, hận thù chồng chất. Quyết định tùy tiện ký kết các hiệp ước với Trung quốc làm mất đất, mất lãnh hải mà cha ông bao đời gây dựng. Và rồi cái gọi là, chủ trương đưa Việt Nam vào “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, đang kéo lùi đà tiến hoá của dân tộc.
Sự ra đời của một đảng chính trị tại Việt Nam, nhằm đối đầu với bộ máy quyền lực toàn trị không thể là một việc làm tuỳ hứng, bồng bột. Nó phải là kết tinh của nhiều nổ lực, nhiều thành phần, phải can đảm đi những bước tiên phong, và chuẩn bị tâm lý bị đàn áp, sẳn sàng bước vào nhà tù. Những toan tính trở lại với các chủ nghĩa đệ tam, đệ tứ cho dù là Cộng sản hay Cộng Hoà thì cũng quá lạc hậu so với tính thời đại. Một đảng, nếu chỉ đại diện cho một tập hợp thuần tuý "cựu đảng viên", không có môi trường mở rộng, mục tiêu và tạo điều kiện cho nhiều thành phần dân tộc khác tham gia thì cũng tự hạn chế mình, có nguy cơ biến thành một thứ "câu lạc bộ" chỉ dành cho những cựu đảng viên phản tỉnh, với mục tiêu tranh đấu mang tính cục bộ, và hạn hẹp.
Cũng vậy, một đảng được lập ra với ý hướng "đối lập", những hoạt động chỉ tập trung vào tính làm cho đảng cầm quyền được "hoàn thiện", thì tự bản chất đảng "đối lập" sẽ trở thành đảng “thân chính quyền”. Hay nói cách khác ý hướng đối lập đã bị triệt tiêu, mất đi bản sắc của cạnh tranh chính trị. Nếu đảng Cộng Hoà Mỹ chỉ làm cảnh cho đảng cầm quyền Dân Chủ hiện hữu, không tranh đấu để nắm chính quyền nhằm thực hiện các chủ trương và đường lối, đại diện cho các tầng lớp đảng viên Cộng Hoà, thì đảng Cộng Hoà Mỹ đã phải giải tán từ lâu, vì không có ủng hộ viên và đảng viên tham gia.
Đối lập là cạnh tranh công khai về mặt chính trị và đối chọi các quan điểm về kinh tế, xã hội, các chính sách trị dân nhằm phát triển xã hội và hoàn thiện cơ chế nhà nước. Đối lập chính trị nhằm tạo điều kiện để thay đổi chính quyền một cách hợp pháp qua các cuộc bầu cử tự do để nhân dân thực hiện quyền thay đổi lãnh đạo, từ đảng này sang đảng khác. Đối lập không thể chỉ là "cùng hợp tác để thúc đẩy xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam" trong một số lãnh vực, mà còn phải "bất hợp tác và áp lực với đảng cầm quyền, nhằm tạo điều kiện để thay đổi chính quyền một cách hợp pháp vì tương lai của đất nước Việt Nam".
Một đảng nếu mục tiêu chỉ tập trung gồm những người “bỏ đảng cũ, lập đảng mới”, thì sẽ khó phát triển rộng trong quảng đại quần chúng. Một đảng, nếu không có sự ủng hộ của quần chúng và được sự tham gia rộng rải từ nhiều thành phần dân tộc; đảng đó cũng sẽ không đủ khả năng để đối đầu với đảng cầm quyền như đảng CSVN hiện nay. Cũng vậy, cho dù bất cứ lý do gì, sợ chính quyền đàn áp hay thủ thuật chính trị, một đảng mang danh “đối lập”, nhưng hoạt động và mục tiêu đấu tranh chỉ thể hiện tính “làm cảnh” cho chế độ, thì đảng đó cũng sẽ bị tảy chay, bị cô lập, quần chúng tránh xa và từng bước bị thoái trào theo thời gian.
Cũng cần ý thức là tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay, một đảng đối lập non trẻ không đủ sức để tác động mạnh mẽ vào tiến trình dân chủ hoá. Cần phải có sự liên minh chính trị và hợp lực với nhiều đảng chính trị khác, để tạo ra sự đồng thuận, từng bước đẩy lùi sức mạnh của đảng cầm quyền. Đồng thời, cũng cần thấy rõ bản chất của các chế độ CS độc tài, toàn trị là “đă trở nên lão hoá, cứng nhắc và không thích hợp cho bất cứ một sự ứng dụng mới mẻ nào có ý hướng thay đổi cấu trúc chính trị của nó”. (2)
Từ lâu, bộ máy đảng CSVN đã quen với quán tính “không đối lập” cho đến khi bị đứng trước thử thách. Đảng CSVN hiện đang từng bước bị bứt ra khỏi qũy đạo quen thuộc – qũy đạo không đảng phái đối lập chính trị, dù là hoạt động ngầm hay công khai tại Việt Nam. Thông thường thì họ phản ứng rất quyết liệt, thô bạo và chủ trương trấn áp tới cùng. Kinh nghiệm hoạt động và bị đàn áp của Đảng Dân chủ Nhân dân từ những năm 2005 cho đến nay có thể khẳng định. Đảng CS sẽ không ngần ngại sử dụng bạo lực, chuyên chính và mọi thủ đoạn đê tiện nhằm triệt tiêu đối lập. Đó là phương cách duy nhất của cường quyền để bám chặt quyền lực độc tài. (3)
“Muốn lật đổ chế độ, phải để cái thối nát đến chỗ tận cùng”. Lênin đă nói vậy, như một lời tiên nghiệm cho các chế độ toàn trị. Vấn nạn của dân tộc Việt Nam là chế độ độc tài - toàn trị hiện nay đã thối nát đến chỗ tận cùng chưa? Những tệ nạn tham nhũng đã đến chỗ ghê tởm chưa? Những nhũng lạm, cửa quyền, tuỳ tiện từ bộ máy cai trị cấp làng, xã, huyện cho đến tỉnh thành đã đến chỗ không chịu đựng được nữa chưa? Những hà hiếp, áp bức Nông dân, Dân oan gây ra bao cảnh khiếu kiện, nghèo đói, oan ức - Những đàn áp, bóc lột cùng với tư bản ngoại quốc, quay lưng lại nỗi bất công của Công nhân đã chín muồi chưa?. Nếu chưa thì nhân dân Việt Nam còn chịu đựng sự cai trị độc tài của Đảng CSVN đến bao giờ?
Điều gì đã làm cho cả dân tộc từng tự hào về lòng quật khởi chống ngoại xâm lại bị tê liệt trước nanh vuốt của độc tài, đảng trị. Độc tài là giặc nội xâm, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Vậy thì tại sao những thế hệ thanh niên đã từng lao mình vào cuộc chiến chống ngoại xâm nhưng lại thụt lùi trước cuộc chiến chống độc tài?. Điều gì đã làm cho những lực lượng trí thức ưu tú nhất, tiếp tục quay lưng trên nỗi đau khổ của dân tộc, cứ nhắm mắt, bịt tai nh́ìn đất nước, nhân dân càng lúc càng tang hoang, thảm bại.
Điều gì có thể làm cho chúng ta có sức mạnh vũ bảo để đánh đổ độc tài. Cái sức mạnh kết tinh từ hàng chục năm của những dân tộc từng bị Cộng sản cai trị, bị dồn nén, bị áp bức, mà chính cựu Tổng thống Tiệp Khắc Václav Havel đã từng nhận định “Đây không phải là sự kiện từ trên trời rơi xuống, mà nó là một cái gì có tính cách tự nhiên, không thể tránh khỏi, hậu quả của một giai đoạn chuyển biến lịch sử làm ám ảnh hệ thống chính quyền Cộng Sản. Kết tinh từ hàng ngàn lý do, những kẻ phản tỉnh đã hiện hữu từ lâu, kể từ ngày chính quyền này ra đời vì họ không thể chấp nhận được sự tàn bạo, tùy tiện sử dụng bạo lực để đàn áp tất cả những ai khác chính kiến”. (2)
Đảng CS Nga, CS Tiệp, CS Ba Lan, CS Đông Đức, CS Hungary, CS Romania…. đã bị đổ nhào, liệu Đảng CSVN có thoát khỏi qui luật này không? Nhân Dân Việt Nam chính là người sẽ trả lời câu hỏi lịch sử đó.
Đỗ Thành Công
1- Tuyên Ngôn Đảng Dân chủ Nhân dân
2- Quyền lực của những kẻ không Quyền lực – Václav Havel
3- Cuộc đàn áp Đảng DCND hồi tháng 8 năm 2006 và hàng loạt các đợt bắt giữ, công khai lẫn bí mật đã xác minh bản chất độc tài toàn trị, không chấp nhận đối lập chính trị của đảng CSVN. Những vu cáo tội danh khủng bố, tội tuyên truyền chống chế độ đã dẫn đến các bản án dành cho các lãnh đạo và đảng viên Đảng DCND như Bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, ký giả Huỳnh Nguyên Đaọ, Đoàn Văn Diên, Trần thị Lệ Hồng, Nguyễn Tấn Hoành, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hoàng và nhiều đảng viên hoạt động ngầm khác là những thí dụ điển hình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét