Cập nhật: 07.08.2013 14:28
Một nhóm chức sắc của 5 tôn giáo khác nhau tại Việt Nam ra Tuyên bố chung, tố cáo những vi phạm nhân quyền tiếp diễn trong nước và yêu cầu Hà Nội phải nghiêm túc thực hiện các cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế.
Tuyên bố do lãnh đạo tinh thần của các nhóm tôn giáo gồm Cao Đài, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo, và Tin Lành tại Việt Nam đồng ký tên ngày 6/8 mạnh mẽ phản bác tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến công du Hoa Kỳ hồi tháng trước nói rằng chính phủ Việt Nam nỗ lực bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tiếp tục cam kết ủng hộ các Công ước quốc tế về quyền con người.
Tuyên bố của các chức sắc tôn giáo khẳng định trái ngược hoàn toàn với lời nói của Chủ tịch Việt Nam, các quyền tự do căn bản của con người vẫn thường xuyên bị chà đạp, số tù nhân lương tâm không ngừng gia tăng, quyền tự do thông tin của người dân không ngừng bị cản trở mà một bằng chứng cụ thể nhất là Nghị định 72 về quản lý internet mới ban hành.
Bản Tuyên bố lên án các quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam tiếp tục bị vi phạm trầm trọng, sinh hoạt hành đạo của các hội nhóm tôn giáo độc lập vẫn bị ngăn chặn và lãnh đạo các tôn giáo khác nhau vẫn chịu các sách nhiễu của chính quyền.
Trong số các chức sắc tôn giáo đang bị giam cầm được nhiều người biết tiếng có linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính thuộc hệ phái Tin Lành Lutheran Việt Nam, Đức Tăng thống Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từng nhiều lần được đề cử Giải Nobel Hòa bình, cùng các chức sắc đạo Cao Đài, Hòa Hảo..v..v...
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản nhiệm Hội thánh Tin Lành Mennonite, một chức sắc ký tên trong bản Tuyên bố nói với VOA Việt ngữ:
“Trong thời gian vừa qua, nhà nước Việt Nam này có nhiều vụ đàn áp tôn giáo và sự đàn áp càng ngày càng gia tăng. Trong chuyến công du Mỹ vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói Việt Nam có cải thiện nhân quyền, nhưng thực sự mà nói chưa thấy cải thiện được bao nhiêu, mà thậm chí còn tồi tệ hơn nữa. Đồng thời, ông Sang cũng hứa hẹn với Tổng thống Obama. Cho nên, chúng tôi thấy cần phải có bản lên tiếng này để yêu cầu ông ta phải thực thi những điều ông đã hứa, đã nói trước quốc tế. Chúng tôi là chức sắc các tôn giáo, những người lãnh đạo tinh thần, những người có đức tin. Chúng tôi là những người tu hành, chăm lo về đạo đức mà chúng tôi đã phải lên tiếng như vậy thì tôi nghĩ rằng mọi người sẽ thấy được giá trị của bản lên tiếng này nó khác với các bản lên tiếng của các tổ chức khác.”
Những chức sắc ký tên trong bản Tuyên bố yêu cầu nhà nước Việt Nam chứng minh lời nói bằng hành động cụ thể nhất, qua việc phóng thích các tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo và hủy bỏ Nghị định 72 ngăn cấm công dân không được chia sẻ tin tức trên các trang mạng xã hội.
Tuyên bố đồng thời đề nghị quốc tế và các tổ chức nhân quyền trên thế giới tăng cường giám sát thực trạng nhân quyền tại Việt Nam và có biện pháp giúp chế tài những vi phạm.
Bản Tuyên bố của các chức sắc tôn giáo cũng kêu gọi người dân trong nước can đảm thực hiện các nhân quyền căn bản bao gồm tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, mạnh dạn lên tiếng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền, và đấu tranh bênh vực những người cổ xúy dân chủ-nhân quyền đang bị hành hạ hay tù đày.
Tuyên bố do lãnh đạo tinh thần của các nhóm tôn giáo gồm Cao Đài, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo, và Tin Lành tại Việt Nam đồng ký tên ngày 6/8 mạnh mẽ phản bác tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến công du Hoa Kỳ hồi tháng trước nói rằng chính phủ Việt Nam nỗ lực bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tiếp tục cam kết ủng hộ các Công ước quốc tế về quyền con người.
Tuyên bố của các chức sắc tôn giáo khẳng định trái ngược hoàn toàn với lời nói của Chủ tịch Việt Nam, các quyền tự do căn bản của con người vẫn thường xuyên bị chà đạp, số tù nhân lương tâm không ngừng gia tăng, quyền tự do thông tin của người dân không ngừng bị cản trở mà một bằng chứng cụ thể nhất là Nghị định 72 về quản lý internet mới ban hành.
Trong chuyến công du Mỹ vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói Việt Nam có cải thiện nhân quyền, nhưng thực sự mà nói chưa thấy cải thiện được bao nhiêu, mà thậm chí còn tồi tệ hơn...
Trong số các chức sắc tôn giáo đang bị giam cầm được nhiều người biết tiếng có linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính thuộc hệ phái Tin Lành Lutheran Việt Nam, Đức Tăng thống Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từng nhiều lần được đề cử Giải Nobel Hòa bình, cùng các chức sắc đạo Cao Đài, Hòa Hảo..v..v...
Năm nhóm tôn giáo ra Tuyên bố chung tố cáo vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
“Trong thời gian vừa qua, nhà nước Việt Nam này có nhiều vụ đàn áp tôn giáo và sự đàn áp càng ngày càng gia tăng. Trong chuyến công du Mỹ vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói Việt Nam có cải thiện nhân quyền, nhưng thực sự mà nói chưa thấy cải thiện được bao nhiêu, mà thậm chí còn tồi tệ hơn nữa. Đồng thời, ông Sang cũng hứa hẹn với Tổng thống Obama. Cho nên, chúng tôi thấy cần phải có bản lên tiếng này để yêu cầu ông ta phải thực thi những điều ông đã hứa, đã nói trước quốc tế. Chúng tôi là chức sắc các tôn giáo, những người lãnh đạo tinh thần, những người có đức tin. Chúng tôi là những người tu hành, chăm lo về đạo đức mà chúng tôi đã phải lên tiếng như vậy thì tôi nghĩ rằng mọi người sẽ thấy được giá trị của bản lên tiếng này nó khác với các bản lên tiếng của các tổ chức khác.”
Những chức sắc ký tên trong bản Tuyên bố yêu cầu nhà nước Việt Nam chứng minh lời nói bằng hành động cụ thể nhất, qua việc phóng thích các tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo và hủy bỏ Nghị định 72 ngăn cấm công dân không được chia sẻ tin tức trên các trang mạng xã hội.
Tuyên bố đồng thời đề nghị quốc tế và các tổ chức nhân quyền trên thế giới tăng cường giám sát thực trạng nhân quyền tại Việt Nam và có biện pháp giúp chế tài những vi phạm.
Bản Tuyên bố của các chức sắc tôn giáo cũng kêu gọi người dân trong nước can đảm thực hiện các nhân quyền căn bản bao gồm tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, mạnh dạn lên tiếng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền, và đấu tranh bênh vực những người cổ xúy dân chủ-nhân quyền đang bị hành hạ hay tù đày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét