Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Ông Vươn 'không đồng tình' kết luận VKS

thứ năm, 4 tháng 4, 2013

Ông Vươn nói quyết định của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng là vi hiến, trái pháp luật
Ông Đoàn Văn Vươn đã bác bỏ bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát trong phần tự bào chữa cuối phiên xử ngày 4/4.
Báo trong nước dẫn lời ông Vươn nói có một số chi tiết không được nêu ra hoặc bị làm sai lệch trong bản giám định thương tích của bên bị hại.
Theo ông Vươn, lực lượng bị hại là lực lượng đi làm công vụ, do đó bản giám định phải chứng thực là thương binh nếu bị tổn hại trên 21% sức lao động, dưới mức đó thì là thương tật, nhưng kết luận điều tra, cáo trạng đều không có.
Mặt khác, ông Vươn nói đã chỉ đạo Đoàn Văn Quý chỉ được nhồi vào tút đạn 2,5 - 3 mm để tránh gây chết người. Tuy nhiên, vết thương giám định của các bị hại lại nói đây là đầu đạn 5,5 mm.
Ông này cũng cho rằng quyết định cưỡng chế thu hồi đàm bãi do Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng đưa ra là vi phạm hiến pháp và trái pháp luật, dựa theo các điều khoản trong Luật Đất đai, Luật Khiếu nại Tố cáo, theo báo trong nước.

'Tranh tụng căng thẳng'

Phiên tòa sáng ngày 4/4 xảy ra khá căng thẳng, theo tường thuật của luật sư Trần Đình Triển, người có mặt và tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.
"Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng, chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện Viện Kiểm Sát để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt,chặn lời luật sư," ông Triển viết trên trang cá nhân.
"Nhiều nội dung cháy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền, điều tra, xét xử, định tội danh, có tội hay không có tội, phạm tội nào, công vụ hay không công vụ?"
"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," "
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc HRW tại Châu Á,
Các luật sư bảo vệ, bào chữa cho ông Vươn và ông Quý cho rằng, hành vi của thân chủ là bảo vệ quyền lợi chính đáng và việc dựng hàng rào khu vực nhà Đoàn Văn Quý là để bảo vệ khu đầm bãi chưa bị thu hồi.
Các luật sư khác bào chữa cho các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ nói hành vi chống đối của anh em ông Vươn là chống lại hành vi sai pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng, mặc dù cho rằng "mang cái sai chống lại cái sai" là trái pháp luật.
Theo các luật sư này, phản ứng nổ ra trong lúc anh em ông Vươn ở trạng thái bức xúc vì không được chính quyền sở tại xử lý, giải quyết và nên xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
Trong phiên xử buổi sáng cùng ngày 4/4, Viện Kiểm sát đã ra đề nghị phạt ông Đoàn Văn Vươn 5-6 năm tù giam, ông Đoàn Văn Quý từ 4 năm 6 tháng - 5 năm tù và Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng-4 năm tù.
Đoàn Văn Vệ, được cho là mới "chuẩn bị phạm tội" nên được đề nghị mức phạt thấp nhất là 20-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Cơ quan công tố cũng đề nghị án phạt vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương 15-18 tháng tù treo và 18-24 tháng tù treo cho em dâu ông, bà Phạm Thị Báu.

'Không thể tha thứ'

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã lên tiếng về phiên xử trong thông cáo mới nhất gửi đến báo ngày 4/4.
"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," Phó giám đốc HRW tại Châu Á, ông Phil Robertson viết.
"Hành động bạo lực của Đoàn Văn Vươn và các bị cáo khác không thể được tha thứ, nhưng những sự việc thế này là tín hiệu cảnh báo quan trọng với chính phủ Việt Nam về hậu quả của việc cho phép các quan chức vi phạm nhân quyền vô tội vạ.
"Việc những người dân thường bị trấn áp và trong một số trường hợp, tạm giam trong lúc tụ tập trước tòa án đã cho thấy chính quyền chỉ muốn bỏ lại vụ việc phía sau mà không muốn học bất cứ điều gì về tính cấp thiết của việc đảm bảo nhân quyền và pháp quyền tại Việt Nam."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét