Sáng hôm nay một lực
lượng hùng hậu của chính quyền phường Gia Thụy và quận Long Biên thành phố Hà
Nội kéo đến vây chiếm khu đất còn lại mà 21 hộ dân phường Gia Thụy đã nhất
quyết không giao trả khi có lệnh thu hồi từ năm 2004 với lý do là giấy tờ không
minh bạch và tiền đền bù không thỏa đáng.
Chiếm đất thô bạo và trái luật
Theo một người dân ở phường Gia Thụy thì có
đến bảy tám trăm người đã kéo tới vây chiếm đất khiến khu vực náo loạn cả buổi
sáng hôm nay:
Nếu mà tính ra là khoảng tầm bảy tám
trăm người. Công an phường, các ban ngành của phường, ban ngành của quận. Bảy
tám trăm người là cả công nhân, công nhân đến đào đất. Đông quá thì bà con
khóc, la ó, ra một cái thì nó túm hết thôi, nó đẩy hết ra khỏi cái công trường.
Mà cái công trường thì nó chặn đầu chặn đuôi, cắt hết đường không cho vào, đến
khi vào thì nó đẩy ra ngoài.
Cứ một người chúng tôi bị hàng chục người quây
lấy xô đẩy chúng tôi, bắt loa chõ vào dọa chúng tôi là quăng lên xe. Mẹ tôi là
người tám mươi mấy tuổi, cụ bảo là "có dân chủ không, dân chủ như thế này
à, chúng tôi mất hết đất rồi trời ơi". Bắt đầu họ bảo là quăng cụ già lên
xe
Một phụ nữ
Đó là khu đất liền kề nhà dân, gọi là cánh
đồng Mả Tre, ở làng Gia Thụy, nay là phường Gia Thụy, mà chính quyền ra lịnh
giải tỏa để xung vào việc công từ năm 2004.
Bảy năm qua, dưới áp lực của cán bộ và chính
quyền địa phương, trên một trăm năm mươi hộ ở đó lần lượt giao đất, còn
lại hai mươi mốt hộ nhất định không giao và khiếu nại tới cùng vì cho rằng giấy
tờ có vấn đề khuất tất trong lúc tiền đền bù thì rẻ mạt so với thời giá.
Một phụ nữ trong số hai mươi mốt hộ còn lại
này, có khoảng bốn trăm mét đất canh tác trong khu đất bị vây chiếm sáng nay,
cho biết:
Tôi hiện đang cư trú ở tổ 13, phường
Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, đất đã được cấp sổ đỏ, quyền sử
dụng đất lâu dài. Đất này liền kề với nhà dân, xứ đồng Mả Tre, được giao cho
chúng tôi làm kinh tế lâu dài.
Bảy năm qua họ để mảnh đất đấy không ai
có thể ra trồng một cái rau nào ăn. Cỏ mọc bỏ hoang như vậy nhưng chúng tôi mà
có ra trồng thì họ lại cho người phá nên chúng tôi cũng đành bó tay mà
đứng nhìn số đất bảy năm qua còn để y như vậy.
Và ngay bây giờ, lực
lượng đông như thế, họ giăng hàng rào giây thép gai xong đó thì họ cho những
cái tôn họ bắn xuống. Họ làm nhanh lắm. mấy nghìn mét từ buổi sáng đến giờ thì
đã được một phần ba công việc rồi, chắc chì còn ngày nay ngày mai nữa là xong.
người
dân
Chúng tôi bảo chúng
tôi bị lừa nhiều rồi thì bắt đầu họ dùng số đông, cứ một người chúng tôi bị
hàng chục người quây lấy xô đẩy chúng tôi, bắt loa chõ vào dọa chúng tôi
là quăng lên xe. Mẹ tôi là người tám mươi mấy tuổi, cụ bảo là "có dân chủ
không, dân chủ như thế này à, chúng tôi mất hết đất rồi trời ơi". Bắt đầu
họ bảo là quăng cụ già lên xe, rồi là xô đẩy bà, dơ dùi cui điện ra dí
vào tai người già như vậy.
Người ta kêu quá thì
bắt đầu hô nhau bốc lên xe để mang về phường. Có một bà già và một chị phụ nữ,
chị cũng tưởng có nhà báo thì chị phanh hết cả quần áo ra, chị muốn người
ta chứng kiến cảnh này thì người ta cũng vẫn bốc lên xe. Chúng tôi giữ
chị lại và bảo là không thể nào mà hành hạ người mà đang bị mất đất như thề này.
Và ngay bây giờ, lực
lượng đông như thế, họ giăng hàng rào giây thép gai xong đó thì họ cho những
cái tôn họ bắn xuống. Họ làm nhanh lắm. mấy nghìn mét từ buổi sáng đến giờ thì
đã được một phần ba công việc rồi, chắc chì còn ngày nay ngày mai nữa là xong.
Để tìm hiểu rõ hơn,
đường dây viễn liên được nối với số điện thoại của ông Hảo, chủ tịch phường Gia
Thụy. Ông Hảo không xác nhận cũng không phủ nhận, chỉ thoái thác là bận họp:
Đang họp một tí, tối
chị gọi lại nghe, đang họp...
Hành động lừa lọc,
lươn lẹo để bóc lột người dân
Một người biết rõ ngọn
nguồn và từng hỗ trợ về mặt pháp lý liên quan đến hồ sơ tranh tụng của hai mươi
mốt hộ dân ở phường Gia Thụy, luật sư Nguyễn Văn Đài:
Giá đền bù so với mức
giá hiện nay vô cùng là thấp. Bà còn cho biết giá đền bù chỉ có là 252.000 đồng
một mét vuông, trong khi họ biết uỷ ban nhân dân quận Long Biên đã bán cho một
số cơ quan hay là một số cá nhân giá từ 70 triệu đến 80 triệu đồng một mét
LS
Nguyễn Văn Đài
Vụ việc này đã xảy ra
từ nhiều năm trước đây rồi, uỷ ban nhân dân quận Long Biên là đơn vị đứng ra
thu hồi đất nhưng theo bà con cho biết thì họ không hề có quyết định thu hồi
đất từ một cơ quan có thẩm quyền nào cả và họ cũng không noí rõ cho bà con là
đất này thu hồi để giao cho cơ quan nào. Nay họ noí làm công trình này, ngày
mai họ nói làm công trình khác. Cho nên tạo cho bà con sự nghi vấn bức xúc ở
đây.
Trong gần hai trăm hộ
dân có đất ở đó thì đã có 175 hộ bị cưỡng bức bị đe dọa phải nhận tiền bồi
thường từ nhiều năm trước đây. Chỉ còn hơn 20 hộ rất kiên cường, cho rằng là
việc chính quyền quận Long Biên thu hồi đất như vậy là trái pháp luật nên họ
chấp nhận chuyện đó.
Họ cũng đã khiếu nại
lên nhiều cấp, từ thành phố Hà Nội cũng như Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Họ cũng
kiện ra toà án cấp sơ thẩm cũng như cấp phúc thẩm thành phố Hà Nội. Nhưng tất
cả những bản án cũng như những xử lý đó đều thiên về phía chính quyền quận Long
Biên.
Người dân thì vẫn kiên
trì với việc khiếu nại của mình bởi vì giá đền bù so với mức giá hiện nay vô
cùng là thấp. Bà còn cho biết giá đền bù chỉ có là 252.000 đồng một mét vuông,
trong khi họ biết uỷ ban nhân dân quận Long Biên đã bán cho một số cơ
quan hay là một số cá nhân giá từ 70 triệu đến 80 triệu đồng một mét. Họ hưởng
cái mức chênh lệch rất lớn trong khi đó những thủ tục pháp lý để tiến hành thu
hồi một thửa đất như vậy thì hoàn toàn và rõ ràng không có minh bạch, không có
giấy tờ. Những biên bản để sử dụng tiền hoàn toàn không có tên, không có chữ ký
và không có đóng dấu.
Vẫn theo nhận định của
luật sư Nguyễn Văn Đài, sự kiện bất chợt huy động cả một lực lượng hàng mấy
trăm người, kéo đến vây chiếm đất đai của một nhóm dân cư tay không lúc sáng
nay tại một quận chỉ cách trung tâm Hà Nội bốn ki lô mét, rõ ràng là một hành
động cửa quyền đáng chú ý vì tính cách hết sức hùng hỗ và hết sức bất thường
của nó
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét