Trương Quang Tạo (Tân Hưng, Long An)
>> Vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa: Nhiều bất thường(Dân Việt) - Xung quanh vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa ở Long An đăng trên Báo NTNN số 43, 44/2013, nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi...
Chúng ta đã có rất nhiều “bài học” liên quan đến việc hợp tác sản xuất, kinh doanh với người Trung Quốc. Đã có một thời gian, nhà nhà, người người nuôi ốc bươu vàng, rồi đến lúc ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng, phá hoại lúa, và cho đến nay người nông dân vẫn đang phải gánh chịu hậu quả nguy hiểm của nó; rồi đến lượt hàng loạt trâu bị chết oan, thiếu sức kéo, khiến cho sản xuất bị ảnh hưởng do người Trung Quốc mua móng trâu… Nay người Trung Quốc lại sang trồng giống lúa lạ, việc ảnh hưởng của nó chưa ai biết thế nào. Chúng ta cần đề phòng với người Trung Quốc, đừng để đến khi “chờ được vạ thì má đã sưng”.
Trần Đức Thọ (thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, Thái Bình)
Đây không phải là chuyện “mớ rau, nắm cỏ” bình thường mà là vấn đề an ninh lương thực của quốc gia. Nếu không có sự phát hiện và đưa lên công luận, với diện tích 1,4ha lúa sau thu hoạch và nhân rộng thì hậu quả sẽ ra sao? Việc phổ biến, áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi là trách nhiệm của phòng, sở, Bộ NNPTNT; trách nhiệm quản lý người nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ nước ta thuộc chính quyền nơi có người nước ngoài hoạt động cư trú. Và một yếu tố quan trọng là ý thức cảnh giác của người dân phát hiện và tố giác hoạt động bất hợp pháp của người nước ngoài tại địa phương mình. Vậy, chịu trách nhiệm trong vụ việc này là chính quyền địa phương.
Trương Quang Tạo (Tân Hưng, Long An)
Chúng tôi rất hoan nghênh Sở NNPTNT tỉnh Long An đã có những động thái kịp thời để xử lý việc người Trung Quốc thuê đất trồng lúa như Báo NTNN đã nêu. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là tham gia trong vụ này còn có 2 cán bộ trong ngành nông nghiệp (!?). Hơn ai hết ông Trương Quốc Ánh và ông Trần Minh Nhu phải nắm rất rõ quy định của Nhà nước khi tiến hành trồng lúa khảo nghiệm, nhất là việc này lại liên quan đến người nước ngoài. Thiết nghĩ cơ quan chức năng phải làm rõ và xử lý nghiêm hành vi vi phạm đó.
Đặng Đức Năng (Quảng Yên, Quảng Ninh)
Từ việc người Trung Quốc thuê đất trồng lúa ở Long An, khi bị báo chí phanh phui đã chạy mất tăm... bà con mình nên nêu cao cảnh giác với những hoạt động của người lạ, người nước ngoài hoạt động bất hợp pháp tại địa phương mình, không vì ham lợi mà làm ảnh hưởng tới nhiều người, cả vùng và quốc gia, dân tộc mình. Chính quyền địa phương cần phải quản lý tốt hơn nữa những người ở địa phương khác đến làm ăn, cư trú, nhất là người nước ngoài…
Nguyễn Hữu Dũng (Chợ Mới, An Giang)
20/02/2013 | 06:50
Vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa: Nhiều bất thường
(Dân Việt) - Theo cán bộ Viện Nông nghiệp Miền Nam thì người đàn ông Trung Quốc chỉ là chuyên gia được thuê mướn. Tuy nhiên, người dân khẳng định ông Lji Wen mới là người chi tiền thực hiện dự án...
Đem giống nhiễm rầy về “khảo nghiệm”!
Ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An cho biết, ngày 19.2, thạc sĩ Trương Quốc Ánh – Phó phòng Công nghệ sinh học thuộc Viện Nông nghiệp Miền Nam (Bộ NNPTNT) đã đến Sở NNPTNT Long An để làm việc xung quanh vụ “lúa lai” mà NTNN đã thông tin. Ông Ánh là người phối hợp với ông Trần Minh Nhu (cán bộ đang công tác Công ty Giống cây trồng Miền Nam) và ông Lji Wen Jiang để thực hiện Dự án Nghiên cứu hợp tác phát triển sản xuất lúa lai cho miền Bắc.
Ông Jiang (trước) và ông Nhu chăm sóc lúa (ảnh chụp ngày 17.2).
|
Theo ông Ánh, giống lúa lai mà ông Wen đang trồng được Bộ NNPTNT cho phép, còn ông Jiang là chuyên gia thực hiện dự án. Ông Lê Minh Đức đã yêu cầu ông Ánh xuất trình giấy tờ liên quan đến giống lúa cũng như hợp đồng thuê mướn chuyên gia. Ngoài ra, ông Nhu phải hợp tác với Sở để làm rõ một số vấn đề như tại sao trồng khảo nghiệm không báo địa phương, yếu tố người nước ngoài… Tuy nhiên, ông Ánh chưa cung cấp được giấy tờ và ông Nhu cũng chưa xuất hiện…
Theo thông tin do ông Ánh cung cấp với phóng viên, giống lúa lai mà ông Nhu và ông Lji Wen Jiang đang trồng tại Long An là giống lúa lai Dương Hưu của Trung Quốc. Điểm yếu của giống lúa này là dễ nhiễm rầy, nhưng đã được Đại học Tứ Xuyên chuyển gen kháng rầy nâu vào giống.
Giải thích lý do vì sao ông Lji Wen Jiang thuê đất trồng khảo nghiệm lúa lai mà không thông báo cho địa phương, hay liên hệ với Sở NNPTNT tỉnh, ông Ánh cho biết vì trồng thử đầu tiên ở miền Nam với quy mô nhỏ nên không thông báo. Khi nào sản xuất ổn định rồi sẽ đặt vấn đề với tỉnh Long An để sản xuất với quy mô lớn, với nhiều nông dân, khi đó sẽ liên hệ với Sở NNPTNT để được hỗ trợ. Do mới làm vụ đầu, diện tích ít, rồi không biết giống có phù hợp hay không… nên làm trực tiếp với dân.
Ai là ông chủ?
Trước đó, ngày 18.2, Sở NNPTNT đã phối hợp với ngành chức năng huyện Châu Thành tiến hành kiểm tra 1,4ha đất đang trồng lúa lai tại ấp 1 (xã Hòa Phú. Diện tích đất này của ông Nguyễn Văn Bền và bà Trần Thị Thật cùng ngụ ấp 1 cho thuê với giá 30 triệu đồng/ha/mùa, cao gấp đôi so với giá thuê đất trồng lúa tại địa phương.
Hiện nay, cánh đồng lúa giống này đã trổ đều, cao dàn hơn so với lúa địa phương. Tại thời điểm kiểm tra, “lúa cha” cao hơn “lúa mẹ” khoảng 15 – 20cm. Tại buổi kiểm tra, bà Nguyễn Thị Đậm – Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành nói:
“Nhóm người này (nhóm ông Jiang – PV) thuê đất không đăng ký với chính quyền địa phương nên chúng tôi hoàn toàn không hay biết. Việc đơn vị thuê đất khảo nghiệm giống mới mà không đăng ký có thể gây tác động xấu đến sản xuất tại địa phương. Phấn hoa từ giống lúa lai này có thể bay sang lúa địa phương hiện cũng đang sắp trổ, từ đó có thể gây lai tạp giống”.
“Lúa lai lâu nay chỉ phổ biến ở miền Bắc vì khí hậu tương đối giống Trung Quốc. Tại miền Bắc, năng suất lúa lai cao hơn lúa trong nước khoảng 5 - 10% nhưng nhược điểm dễ nhiễm sâu bệnh. Hơn nữa, người làm lúa lai luôn lệ thuộc giống vào nhà cung cấp vì từ F2 trở đi chỉ để ăn chứ không làm giống được” - GS-TS Võ Tòng Xuân.
Ông Bền kể, do ông không biết tiếng Hoa nên giao dịch với ông Jiang bằng tiếng Anh “pha” tiếng Việt. Dù hợp đồng do ông Nhu đứng tên nhưng mọi giao dịch tiền bạc từ thuê đất đến thuê nhân công đều do ông Jiang chi trả.
Trao đổi với PV, cả ông Jiang và ông Nhu đều khẳng định, ông Jiang mới là “ông chủ” trồng lúa. Ngày 19.2, chúng tôi quay lại đồng lúa thì ông Wen và ông Nhu không còn tại đây. Liên hệ với số điện thoại 0733507975 mà ông Nhu ghi trong hợp đồng thuê đất, chúng tôi chỉ nhận được tín hiệu “số máy này không có thật”.
Chúng tôi liên hệ với tổng đài thì được biết số này là số nhà riêng của một người dân tên Phạm Văn Mão ở Tiền Giang nhưng ông Mão đã cắt điện thoại ngừng sử dụng từ lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét