> Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế
> Dự đoán chiến thuật của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông
Bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham, điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Ảnh: Google |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Thanh đã chính thức thông báo quyết định trên với Bộ Ngoại giao Philippines. AP dẫn lời ông Hồng nói đề xuất của Philippines là không đúng với lịch sử hay luật pháp và bao gồm những cáo buộc không đúng đắn về Trung Quốc.
Tháng trước, Philippines thông báo với Trung Quốc về kế hoạch đưa tranh cãi về chủ quyền tại các đảo trên Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982. Manila mong muốn tòa án đưa ra phán quyết rằng những hành động của Bắc Kinh trong khu vực giàu tài nguyên này là bất hợp pháp.
Tuy Trung Quốc từ chối tham gia nhưng Philippines khẳng định vẫn tiếp tục theo đuổi con đường nhờ đến tòa án trọng tài
"Philippines vẫn tiếp tục nhờ tòa án phân xử, đây là hình thức thân thiện, hòa bình và lâu dài dành cho vấn đề tranh chấp và các bên đều nên đón nhận", Bộ Ngoại giao Philippines cho hay.
Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Biển Đông và ủng hộ Philippines đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đạt được những bước tiến để đi đến ký kết về Bộ Quy tắc ứng xử.
"Chúng tôi không tin rằng việc theo đuổi thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển sẽ ngăn cản hoặc cản trở việc đàm phán về Bộ Quy tắc. Chúng tôi nhận thấy cả hai đều có giá trị", người phát ngôn của Mỹ nói.
Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh lên cao từ tháng 4/2011, khi Philippines chặn các tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Philippines khẳng định bãi cạn này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại khu vực được cho là có nguồn dầu mỏ và hải sản phong phú này. Hai nước liên tục điều các tàu tuần tra tới bãi đá trong nhiều tháng liền, gây lo ngại xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp. Căng thẳng chỉ dịu lại sau khi hai bên bắt đầu rút bớt tàu khỏi khu vực.
Vậy thì quá rõ ràng là ăn cướp rồi mới sợ toà án... sợ thua mới không dám ra.... nếu biết chắc sẽ thắng nó nhảy ra liền... (Tj Nguyễn)
Trả lờiXóa