Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Nhật Bản và Mỹ coi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng là kẻ thù

Thời điểm Mỹ sử dụng vũ lực để lật đổ chế độ không mong muốn, lá chắn hạt nhân là yếu tố chính cho sự sống còn của Triều Tiên. Biện pháp trừng phạt quốc tế hiện hành với Triều Tiên không có tác dụng.

Cuộc thử nghiệm hạt nhân tiếp theo của Triều Tiên đã gây ra những cuộc tranh cãi. Một mặt, thế giới không thể không có hành động đáp trả việc Bình Nhưỡng vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Mặt khác, việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt, cũng như tăng cường các hoạt động quân sự trong khu vực như triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ-Nhật Bản trong khu vực châu Á - không thể làm cho khu vực này trở nên an toàn hơn.
Theo nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện nghiên cứu Quốc tế thuộc Học viện ngoại giao Moscow MGIMO Andrey Ivanov, rõ ràng là các lệnh trừng phạt không sẽ buộc được Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình tên lửa hạt nhân của nước này.
Tại thời điểm khi mà Mỹ sử dụng vũ lực để lật đổ các chế độ không mong muốn, lá chắn hạt nhân là yếu tố chính cho sự sống còn của CHDCND Triều Tiên. Biện pháp trừng phạt quốc tế hiện hành đối với Triều Tiên không hề có tác dụng - đó là chuyện rõ như ban ngày. Triều Tiên bình thản trước các biện pháp đó.
Lệnh trừng phạt mới và gia tăng hoạt động quân sự trong khu vực sẽ chỉ làm cho tình hình trầm trọng thêm và khiến cho Triều Tiên cảm thấy đang ở trong pháo đài bị bao vây. Điều đó sẽ loại bỏ chủ đề cải cách tiềm năng ra khỏi chương trình nghị sự, bởi vì trong tình hình như vậy, bất kỳ cải cách nào sẽ được xem xét như là yếu tố gây bất ổn cho chế độ.
Kinh nghiệm gần đây đã cho thấy rằng trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên, một số tiến triển tích cực xảy ra khi quan điểm của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đối với họ có phần dịu lại.
Đầu những năm 2000, tổng thống dân chủ Kim Dae-Jung đã khởi đầu chính sách hòa giải với Triều Tiên và nhanh chóng thu được kết quả tích cực. Phần lớn là do sự giúp đỡ từ miền Nam chứ không chỉ vì tình hình kinh tế khó khăn, Bình Nhưỡng đã bắt đầu cải cách kinh tế một cách thận trọng.
Trong vòng một thời gian ngắn, CHDCND Triều Tiên đã thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước phương Tây, bao gồm cả các thành viên nhóm G-8.
Ngay cả Nhật Bản cũng đã quyết định xem xét lại các mối quan hệ với Bình Nhưỡng. Năm 2001, thủ tướng Junichiro Koizumi đã có cuộc gặp với Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng.
Nhật Bản tìm cách cải thiện quan hệ song phương, tiếp cận với thị trường lao động giá rẻ và nguyên liệu Triều Tiên để ra khỏi cuộc suy thoái kéo dài. Nhân tiện, ông Koizumi đã cố gắng để giải quyết "vấn đề bắt cóc" từng làm cho quan hệ song phương xấu đi.
Kim Jong-il thực hiện động thái thiện chí, thừa nhận vụ bắt cóc công dân Nhật Bản bởi cơ quan mật vụ Triều Tiên trong giai đoạn 1970-1980, và giai trả cho Nhật Bản một vài người trong số này.
Đáng tiếc là do việc Mỹ xiết chặt mạnh lập trường, quá trình này không được kết thúc một cách hợp lý. Tình hình xung quanh Triều Tiên lại trở nên căng thẳng. Mọi cải cách kinh tế ở Triều Tiên đã bị tháo dỡ và chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã nhận thêm động lực mới. Điều đó không làm cho khu vực này trở nên an ninh hơn.
Chính sách thắt chặt biện pháp trừng phạt, gia tăng hoạt động quân sự xung quanh bán đảo Triều Tiên có mang lai quyền lợi cho các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc hay không?
Điều dễ nhận thấy là chính sách đó đã đóng lại con đường hòa giải liên Triều và ngăn cản cải cách chế độ ở Triều Tiên và cản trở sự phát triển hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Xiết chặt biện pháp trừng phạt sẽ chặn đường đối thoại, loại bỏ khả năng biến cuộc khủng hoảng mới thành các cơ hộ mới.
Thay đổi giai điệu trong quan hệ với Triều Tiên là một thách thức phức tạp. Để thực hiện điều này, các tầng lớp cầm quyền ở Tokyo và Seoul cần can đảm đối mặt với thực tế, thể hiện khả năng hành động mà không quan tâm đến ý kiến và thái độ của những người có đầu óc bảo thủ.
Nhưng ngày hôm nay Tokyo lại cho rằng bảo lãnh chính cho sự ổn định và an ninh của khu vực là mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường các biện pháp kiềm chế Trung Quốc và tăng cường áp lực đối với Triều Tiên. Họ không muốn coi các nước đó là những đối tác có thể và nên tiến hành đàm phán.
Theo Voice of Russia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét