Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

CUỘC CHIẾN VIỆT NAM 1945-1975: ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN

cuocchienNTT: Trong khi Nhà báo Huy Đức vừa tung ra cuốn sách “Bên thắng cuộc” giá 40 USD làm nóng thị trường sách thì Long Điền (nguyên sĩ quan Tham Mưu Chính Trị QLVNCH) cũng công bố sách tìm hiểu lịch sử “Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975″ 1124 trang gồm 2 tập, giá 50 USD. Qua 45 nhân vật lịch sử bao gồm 15 nhân vật phía Quốc Gia, 15 nhân vật phía Công Sản và 15 nhân vật phía Quốc Tế. Tác giả bỏ công sưu tầm các văn khố, thư viện, tài liệu lịch sử Việt Nam và quốc tế, để đưa ra các nhận định về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 của các nhân chứng lịch sử từ các nhật ký, hồi ký, các lời phát biểu của chính nhân vật đó. (Mua online bấm vào Buy Now để trả qua hệ thống PayPal). 
Để soi chiếu lịch sử nhìn từ nhiều phía, xin giới thiệu cùng bạn một phần của cuốn sách đã được công bố trên mạng. Dưới đây là phần viết về Đại tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. 

Cao Văn Viên (1921-2008)

Cao Văn Viên
Cao Văn Viên
Tiểu sử: Đại Tướng Cao Văn Viên sanh ngày 11/12/1921 Tại thành phố Vạn Tượng , Lào Quốc. Gia cảnh Vợ và 4 con, Ông có bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp tại  trường  Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn.
- Tốt nghiệp Trường Quân Sự Cap Saint Jacque (Vũng Tàu ) năm 1949
- Tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, Forth Leavenworth, Hoa Kỳ
- Chứng Chỉ Nhảy Dù QLVNCH
- Chứng Chỉ Phi Công KQVNCH
- Chứng Chỉ Nhảy Dù QLHK
- Chứng Chỉ Phi Công Trực Thăng Hoa Kỳ
Chức Vụ đảm nhiệm :
Tướng Cao Văn Viên là một trong năm Đại Tướng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và cũng là vị Tướng giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng trong thời gian lâu nhất (1965-1975).
Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1921 tại Vientiane, Lào ( vì vậy mà ông có tên là Viên ). Sau khi tốt nghiệp trường trung học Pavie làm nghề huấn luyện viên thể thao trung học. Ông đã bị quân Nhật bắt giữ khi chính quyền Pháp thua trận ở Đông Dương năm 1945.
Sau đó ông trốn về Việt Nam và đến năm 1949, ông gia nhập quân đội và được đưa đi học khóa đào tạo sĩ quan tại trường Võ bị Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Khóa nầy gồm 124 khóa sinh, có 21 người trúng tuyển và được mang cấp bậc Thiếu Úy (Sous-Lieutenant). Thiếu Úy Cao Văn Viên đỗ thủ khoa. Sau khi tốt nghiệp, ông được đưa về phục vụ tại Bộ Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, giữ những chức vụ như sĩ quan phòng tuyển mộ nhập ngũ, phòng báo chí  Bộ Quốc Phòng.
Năm 1951  ông được thăng cấp Trung Úy và được bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng Phòng Hành Chánh, rối  Trưởng Phòng Báo Chí và Thông Tin. Sau đó ông được đi thụ huấn khóa Chiến Thuật rồi về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 10 trong năm 1952 tại Bắc Việt.
Năm 1953, ông được thăng cấp Đại Úy và được bổ nhiệm chức vụ Trưởng Ban 2 rồi Trưởng Ban 4 Lực Lượng Dã Chiến Hưng Yên .
Năm 1954, sau Hiệp định đình chiến Geneve rút về Nam, Ông được chỉ định chỉ huy Tiểu Đoàn 56 tiếp thu Tỉnh Quảng Ngải. Năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu Tá, khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, ông được chỉ định làm Trưởng Phòng 4 (Tiếp vận) Bộ Tổng Tham Mưu và sau đó ông được theo học trường Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu ), ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Ky.
Năm 1956, trở lại Việt Nam, với cấp bực Trung Tá, Ông được đề cử làm Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống.
Ngày 12/11/1960, ông được cử làm Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù và thăng cấp Đại Tá thay thế Đại Tá.Nguyễn Chánh Thi vừa tham gia đảo chính thất bại vào ngày 11 tháng 11 năm 1960.
Trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông là một trong những số ít sĩ quan cao cấp trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm, không đứng về phe đảo chính do các Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim tiến hành. Vì vậy ông bị tước quyền chỉ huy Lữ Đoàn Nhảy Dù trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên do sự can thiệp của Tướng Tôn Thất Đính và Tướng Trần Thiện Khiêm nên ông chỉ bị cách ly mà không rơi vào số phận bi thảm như các Đại Tá Hồ Tấn Quyền và Lê Quang Tung.
Sau ngày đảo chánh hơn một tuần, do sự dàn xếp của Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu Trưởng Liên Quân, ông nhận được sự vụ lệnh về nắm lại chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù. Cuối tháng 1-1964, với cương vị Tư Lệnh Nhảy Dù, Tướng Viên là thế lực chính phía sau cuộc chỉnh lý của hai Trung Tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm hạ bệ Tướng Dương Văn Minh.
Sau chiến thắng trận Hồng Ngự ngày 4/3/1964 ( Đại Tá Viên đã đích thân chỉ huy cuộc hành quân của Chiến Đoàn Nhảy Dù với 2 Tiểu Đoàn 1, và 8 chận đánh một lực lượng cộng sản cấp Trung Đoàn tại Giồng Bàn, Hồng Ngự sát biên giới Miên Việt, và ông bị thương ở cánh tay phải, Cố Vấn Trưởng của Tiểu Đoàn 1ND là Đại Úy Mc Cathy bị tử thương ) ông được đặc cách mặt trận vinh thăng Thiếu Tướng và bàn giao nhiệm vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù cho Trung Tá Dư Quốc Đống, đáo nhậm chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Bộ Tổng Tham Mưu ) và đến cuối tháng 6 năm đó, ông được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Sau cuộc chính biến ngày 19/2/1965, Hội đồng Tướng lảnh gạt bỏ Tướng Nguyễn Khánh ra khỏi chính quyền, ông được thăng cấp Trung Tướng và được đề cử giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng vào ngày 14 tháng 10 năm 1965, thay Tướng Nguyễn Hữu Có ( lúc đó kiêm nhiệm). Năm 1967, khi Tướng Nguyễn Hữu Có bị bãi chức, ông kiêm nhiệm chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng trong một thời gian ngắn. Cũng trong năm này, một lần nữa ông được sự tin tưởng của Hội Đồng Tướng Lãnh là một sĩ  quan không liên hệ phe phái chánh trị khi ông được vinh thăng Đại Tướng.
Tháng 2/1966, ở hội nghị thượng đỉnh Honolulu, Tướng Viên đã đề nghị với Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson về một chiến lược cô lập CSBV bằng cách lập một hàng rào phòng thủ dọc theo vĩ tuyến 17, hoặc là đánh thẳng qua các cơ sở hậu cần của CSBV ở Hạ Lào và Quảng Bình-Vĩnh Linh. Phía Hoa Kỳ không chánh thức trả lời, nhưng tài liệu cho thấy đầu năm 1967 đại tướng William Westmoreland đã ra lệnh cho MACV soạn thảo dự trù một kế hoạch tấn công qua Lào có tên là Hành Quân El Paso.
Trong thời gian  biến động của hai năm 1966-67, Tướng Viên tham dự vào nhiều quyết định quân sự và chính trị trong nội bộ của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
Trong vụ Phật Tử dấy loạn ở Miền Trung khởi đầu từ tháng 3/1966, Phật giáo chia làm hai khối: Ấn Quang chống Chính phủ và VN Quốc Tự thân chính phủ. Mặt khác, một số Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và SĐ1 có cảm tình với thành phần tranh đấu chống chánh phủ như Nguyễn Chánh Thi, Tôn Thất Đính, trong khi Nguyễn Văn Chuân và Huỳnh Văn Cao thì lừng khừng. Vì thế có một lúc Miền Trung gần như không có Chính phủ: Thị trưởng Đà Nẳng, Bs Nguyễn Văn Mẫn, cũng như một số quân nhân, công chức…cùng các thành phần quá khích đem bàn thờ Phật xuống đường biểu tình. Phong trào có nguy cơ lan tràn đến Miền Nam. Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lịnh lực lượng Cảnh Sát phải ra Đà Nẳng để theo sát tình hình và hành động tại chổ. Nhưng hai tuần sau, tình hình càng thêm tồi tệ nguy kịch.
Ngày 15/5/1966 Tướng Viên quyết định can thiệp. Ông ra lệnh cho các đơn vị Tổng Trừ Bị bất thần chuyển quân ra Đà Nẳng ngay đêm đó, nhập chung với 4 Tiểu Đoàn khác thuộc một Trung Đoàn của SĐ1BB giao cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng (đang là Tư Lệnh Phó SĐND) chỉ huy tiến vào Thành Phố Huê và Đà Nẳng để giải tỏa các lực lượng võ trang chống đối. Và rồi cuộc hành quân cương quyết này đã hoàn thành êm đẹp không một thiệt hại nhân mạng.
Vào năm bầu cử Tổng Thống 1967 ông là sĩ quan đại diện cho Hội Đồng Quân Lực giải quyết sự bế tắt giữa Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Kỳ, khi cả hai đều muốn tranh cử chức Tổng Thống trong và dưới sự ủng hộ của quân đội. Hội Đồng Quân Lực định đưa Tướng Viên lên chức Quốc Trưởng vì ông là vị tướng có thâm niên nhứt, nhưng Ông đã một mực từ chối vì nhận thức lương thiện khả năng của mình.
Trong suốt thời gian giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng, ông được đánh giá là một Tướng Lảnh có thực tài và không liên quan đến các hoạt động chính trị. Tuy nhiên từ năm 1969 trở đi, vai trò của Tướng Viên như một Tổng Tham Mưu Trưởng bị lu mờ khi Tổng Thống Thiệu bắt đầu trực tiếp điều khiển quân đội thay vì qua hệ thống quân giai của Bộ Tổng Tham Mưu. Tổng Thống Thiệu đã tập trung hết quyền bính trong tay, đã cho thiết lập một hệ thống truyền tin tại dinh Độc Lập để liên lạc thẳng với các Quân Khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm Tư Lệnh Vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân. Bộ Tổng Tham Mưu chỉ còn giữ vai trò tuân hành và thị chứng. Do đó, ông đã nhiều lần xin từ chức nhưng không được chấp thuận. Vì vậy ông chỉ có thể phản ứng bằng cách tiêu cực.
Sau cuộc rút lui thất bại ở Quân đoàn II và Quân đoàn I, và khi tình hình quân sự trở nên bi đát, Tướng Viên có xin bác sĩ Phạm Hà Thanh (Cục Trưởng Cục Quân Y) thuốc độc loại Cyanid để thủ thân, vì biết chắc chắn nếu bị bắt ông sẽ bị cộng sản hành hạ một cách tàn bạo.
-Hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng” của tướng Trần Văn Đôn viết: “Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều. Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: “Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!”
http://www.nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/TS-TuongCaoVanVien.htm  -ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN (1921-2008)
“Năm 1975, trước sức ép của dư luận và áp lực quân sự của quân Cộng sản, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Không lâu sau đó tối Chủ Nhật 27 tháng 4, sau khi Quốc Hội biểu quyết trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh, Ông đã trình lên Tổng Thống Trần Văn Hương nguyện vọng được về hưu đã xin từ năm năm về trước. Tổng Thống Hương đã thông cảm và ký sắc lệnh cho ông về hưu. Trong khi chờ đợi tân Tổng Thống Dương Văn Minh chính thức bổ nhiệm Tổng Tham Mưu Trưởng mới, Tướng Viên chỉ định Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Bô TTM, xử lý thường vụ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng. Sau đó ông được di tản ra Hạm Đội 7 vào trưa thứ Hai, 28/4/1975. di tản sang Mỹ, và định cư tại Arlington.
Đại tướng Cao Văn Viên sẽ lưu lại trong ký ức mọi người từng biết ông – thân hữu, bạn đồng đội – hình ảnh của lòng chung thủy, không a dua, không phản trắc, từ tốn, chủ trương đoàn kết trong tình huynh đệ chi binh. Ông không bon chen trên chính trường, không đạp trên xác đồng đội để tiến thân. Ông là một nhà Tướng phi chính trị nhưng bị thời thế cuốn hút vào chính trường. Sau 1975, ông sống bình lặng tại Arlington, Virginia. Thời gian gần đây ông sống cô đơn trong viện dưỡng lão. Ông mất vào lúc 6.15 sáng ngày 22 tháng 1 năm 2008, hưởng thọ 87 tuổi (1921-2008)
http://www.tqlcvn.org/tqlc/tl-tuongniem-tuong-caovanvien.htm  : Nhận định về nhân cách và sự nghiệp ĐT Cao Văn Viên do nhà báo Trần Đông Phong viết:
“Kể từ khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tiền thân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, người nắm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu lâu đời nhất, từ 1965 đến 1975, tưc là gần 10 năm, là Đại Tướng Cao Văn Viên, kế đó là Thống Tướng Lê Văn Tỵ, gần 8 năm, từ 1955 đến 1963, còn những vị khác thì thời gian họ nắm giữ chức vụ này rất ngắn ngủi, có người chỉ chừng vài năm, có người chỉ chừng vài tháng mà thôi. Tuy nhiên trong số những vị này, Đại Tướng Cao Văn Viên là người duy nhất đã nắm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng khi quân số của Quân Lực VNCH lên đến trên 1 triệu người cả nam lẫn nữ và vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, ông đã được Tổng Thống Trần Văn Hương bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hòa do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nắm giữ…..
“Ông Cao Văn Viên sau đó có nói thêm rằng ông “thoát chết trong đường tơ kẻ tóc” vì vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông đã bị còng tay tại Bộ Tổng Tham Mưu vì không chịu tham gia với phe đảo chánh.
“Đại Tướng William C. Westmoreland, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nói về Đại Tướng Cao Văn Viên như sau : “tôi rất thán phục Đại Tướng Cao Văn Viên vì tính tình chân thật, trung tín, ít nói, thông minh, lịch duyệt như là một nhà ngoại giao… Lúc ông Diệm bị lật đổ, ông Viên là tư lệnh Nhảy Dù. Mặc dù bị đe doạ đến tính mạng, ông Viên vẫn một lòng trung thành với tổng thống nên không chịu tham gia đảo chánh. Do đó sau khi đảo chánh, ông bị cầm tù và lên án tử hình. Nhưng vì ảnh hưởng cuả ông quá mạnh nên cuối cùng được trả tự do và được trở lại nắm quyền…”
“Tướng Cao Văn Viên Đã Xin Từ Chức Năm, Sáu Lần.
“Trong những năm 1970 và 1971, tác giả đã đệ đơn xin TT Thiệu cho về hưu ít nhất là 3 lần. Lý do là vì tác giả đã ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng quá lâu (trên 5 năm,) đã đủ thâm niên quân vụ cùng sức khoẻ kém (có kèm theo giấy bác sĩ chứng nhận.)  Trong một cuộc phỏng vấn thu hình dành cho Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh tại Virginia vào năm 2006, cựu Đại Tướng cao Văn Viên cho biết ông đã xin từ chức tất cả là 6 lần”
Lâm Lễ Trinh: Mạn đàm Với ĐT Cao Văn Viên,” ngày 27 tháng 2 năm 2006 đã viết về đại tướng Cao Văn Viên như sau:
“….Là một tướng lãnh trước tình thế hổn loạn ở miền Trung do một nhóm Phật Giáo thân cộng chủ trương phá hoại , ông đã cương quyết đặt quyền lợi Dân Tộc lên trên hết:
“Tôi ra lệnh chính thức cho đơn vị này tập trung đúng ngày, giờ ấn định, tại sân bay Quảng Ngãi nói là để không vận về Sàigòn, thay bằng một tiểu đoàn khác. Phải dùng mưu ấy để đánh lạc hướng Viện Hoá Đạo có người gài khắp nơi. Đêm hôm đó, đúng 12 giờ, tôi đưa thêm 4 tiểu đoàn khác nhập chung với tiểu đoàn có sẵn, thành 5, giao cho đại tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy, tràn vô các chùa bắt các phần tử nguy hiểm, giải tán bằng biện pháp mạnh các ổ dân quân, buộc họ buông súng. Cuộc hành quân cương quyết này đã đem lại kết quả.”
“Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim “Rashomon”. Một trăm chứng nhân, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hảy để cho hậu thế lượng định và phân xét”.
-Trả lời cuộc phỏng vấn cuả L/S lâm Lể Trinh 9 tháng 5 năm  2006 Đại Tướng Cao Văn Viên có những nhận định về cuộc chiến VN như sau:
“Tại Miền Nam, chúng ta thiếu các yếu tố thuận lợi ấy, chúng ta không liên tục trong sự lãnh đạo. Với một đồng minh như Hoa kỳ, thử hỏi làm gì được? Đồng minh với Mỹ khó hơn là kẻ thù của Mỹ. VN không phải là quốc gia đầu tiên thí nghiệm bài học đau đớn này! VNCH chỉ là một con cờ trong chiến lược toàn cầu của đại cường Hoa kỳ. Chiến lược ấy đạt được mục tiêu sau khi Nixon gặp Mao Trạch Đông năm 1972 tại Bắc kinh…”
Nhận định về con người của đại tướng Cao Văn Viên, Ông Lâm Lể Trinh viết :
“Đại tướng Cao Văn Viên sẽ lưu lại trong ký ức các người từng biết ông – thân hữu, bạn đồng đội như kẻ bất đồng ý kiến – hình ảnh của lòng chung thủy, “trước sau như một”, không a dua, không phản trắc, từ tốn khi phê bình, chủ trương đoàn kết trong tình huynh đệ chi binh.”
Long Điền tóm lược các nhận định của Đại tướng Cao Văn Viên về cuộc chiến Việt Nam như sau:
1-Ông Cao Văn Viên mặc dù lên đến cấp bậc đại tướng, giử chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH một chức vụ cao nhất trong quân đội nhưng ông không hề có tham vọng chính trị mà chỉ muốn thi hành các nhiệm vụ trong Quân Lực VNCH giao phó.
2-Ông gần như không tham gia vào các cuộc đảo chánh dù có bị mua chuộc hoặc ép buộc bởi các phe đảo chánh.
3-Trong biến động Miền Trung 1966 ông là một trong những nhân vật có công trong việc dẹp loạn Cộng Sản với ý đồ lợi dụng Phật Giáo để cướp chính quyền.
4-Ông Cao Văn Viên là một tướng lãnh gương mẫu về tư cách, đạo đức, tình chiến hữu xứng đáng làm gương cho các quân nhân QLVNCH.
Đọc từ đầu: “Cuộc chiến Việt Nam 1945-1975″1 - 2 - 3 - 4 - 5.-7
_____
Nội Dung cuốn sách: 
Chương Một :  Mục đích quyển sách .                                       (Từ trang 5-16)
Chương Hai :Nhận định cuộc chiến :                                         (16-959)
a-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phía Quốc Gia:        (14-180)
1-Quốc Trưởng Bảo Đại ,                                                              (14-27)
2-Tổng thống Ngô Đình Diệm ,                                                      (27-49)
3-Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ,                                                  (49-64)
4- Tổng thống Trần Văn Hương,                                                     (64-66)
5-Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn ,                                             (66-69)
6-Đại Tướng Cao Văn Viên,Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH (70-96)
7- Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy,                                                         (96-110)
8-Sử gia Trần Trọng Kim,                                                                  (111-115)
9-Sử gia đại tá  Phạm Văn Sơn,                                                        (115-120)
10 Sử gia Hoàng Cơ Thụy,                                                                  (120-123)
11-Sử gia  Trần Gia Phụng,                                                                 (123-142)
12-Nhà nghiên cứu sử Minh Võ,                                                         (142-147)
13-Luật Sư Lâm Lể Trinh,                                                                   (147-166)
14-Sử gia Hứa Hoành ,                                                                          (166-170)
15-Sử gia tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu.                                                             (170-180)
b-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phía Cộng sản(và thân cộng sản):   (181-589)
1-   Hồ Chí Minh,chủ tịch đảng Cộng sản VN                                      (181-228)
2-  Phạm Văn Đồng,thủ tướng                                                             (228-234)
3- Võ Nguyên Giáp, đại tướng                                                             (234-264)
4-Lê Duẩn, Tổng Bí Thư                                                       (264-268)
5- Trường Chinh,Tổng Bí Thư                                            (268-292)
6- Võ Văn Kiệt,Thủ Tướng                                                  (292-318)
7- Trần Văn Giàu, Sử gia                                                    (318-369)
8- Trần Quốc Vượng ,Sử gia                                                (370-384)
9-Nguyễn Văn Trấn, nhà báo                                              (384-412)
10- Trần  Bạch Đằng, Chính trị gia                                      (412-423)
11 Tố Hữu, ủy viên Bộ Chính Trị                                          (423-445)
12-Nguy ễn Văn Linh, Tổng Bí Thư                                     (445-459)
13-Nguyễn Mạnh Tường, trí thức yêu nước                      (460-499)
14-Bùi Tín, đại tá Phó Biên Tập báo Nhân Dân                  (499-532)
15-Nguyễn Minh Cần, nhà văn CSVN                              (532-589)
c-Nhận định cuộc chiến phía Quốc Tế :                            (589-959)
1-Harry S. Truman,tổng thống Hoa Kỳ                           (591-595)
2-Winston Churchill, Thủ tướng Anh                               (596-615)
3-Josef Stalin, Tổng Bí Thư đ ảng CS Liên Xô                  (615-635)
4-John Kennedy,Tổng Thống HK                                     (635-642)
5-Richard Nixon. Tổng Thống Hoa Kỳ.                           (642-653)
6-Henry Kissinger, Ngoại trưởng Hoa Kỳ                        (653-681)
7-Bill Laurie, sử gia                                                               (681-705)
8-Mark Moyar, sử gia                                                         (705-752)
9-Stephen Young, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ                           (752-761)
10-W.Westmoreland, Đại tướng TTM Trưởng Lục Quâ n Hoa Kỳ (761-827)
11-Vanuxem, Đại tướng Pháp                                                             (828-850)
12-Pierre Darcourt, Sử gia                                               (850-868)
13-Michel Tauriac, Nhà văn,nhà báo Pháp.                               (868-886)
14-Rudolph J.Rummel,Sử gia.                                      (886-894)
15-Lewis Sorley, GS Đại Học Chiến tranh Hoa Kỳ        (894-915)
Chương Ba :Sự tác hại của  cuộc  chiến do Cộng sản Việt Nam chủ mưu    (915-915)
Chương Bốn :Đường hướng đấu tranh tương lai cho một nước Việt Nam Dân Chủ và Tự Do thật sự (916-916).
Chương Năm :Kết luận (917)
Chương Sáu: Phụ chú (918)
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/01/15/cuoc-chien-viet-nam-1945-1975-dai-tuong-cao-van-vien/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét