Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Y án Nguyễn Đức Kiên, giảm án cho Lê Vũ Kỳ và các bài đăng trong ngày về Nội dung Tham nhũng

 (Thanh Niên)Y án Nguyễn Đức Kiên, giảm án cho Lê Vũ Kỳ

Sau hơn 10 ngày xét xử, chiều qua 15.12, Tòa phúc thẩm TAND tối cao đã ra phán quyết đối với 6 bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm.

Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm nghe tòa tuyên án
Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm nghe tòa tuyên án - Ảnh: Thái Sơn
Các bị cáo này phạm tội kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Duy nhất một bị cáo được giảm án
Theo phán quyết chiều qua, HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB với lý do trong quá trình điều tra và đến giai đoạn phúc thẩm bị cáo này ăn năn hối cải, khai báo thành khẩn. Qua xem xét, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Kỳ 4 năm tù giam về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, giảm 1 năm so với án sơ thẩm.
Cũng về tội danh này, HĐXX không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, do không có tình tiết gì mới và quyết định giữ nguyên mức án 8 năm tù giam cấp sơ thẩm đã tuyên. Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, cùng nguyên là Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và Huỳnh Quang Tuấn, thành viên HĐQT Ngân hàng ACB, HĐXX nhận định dù các bị cáo đã thành khẩn khai báo nhưng mức án tòa sơ thẩm đưa ra đã chiếu cố đến điều kiện hoàn cảnh phạm tội, nhân thân của từng bị cáo nên không có căn cứ để chấp nhận giảm hình phạt. Theo đó, HĐXX tuyên bố các bị cáo chịu y mức án cấp sơ thẩm đã tuyên, cụ thể bị cáo Trịnh Kim Quang 4 năm tù giam, bị cáo Phạm Trung Cang 3 năm tù giam và bị cáo Huỳnh Quang Tuấn 2 năm tù giam.
Xét kháng cáo của Nguyễn Đức Kiên, HĐXX cho rằng tòa sơ thẩm quy kết 4 tội danh đối với bị cáo là không oan. HĐXX quyết định y án cấp sơ thẩm đối với bị cáo Kiên. Bị cáo này bị phạt 20 tháng tù về tội kinh doanh trái phép;  6 năm 6 tháng về tội trốn thuế, áp dụng hình phạt bổ sung hơn 75 tỉ đồng; 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phạt bổ sung 100 triệu đồng; 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, áp dụng phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến hoạt động NH trong thời hạn 5 năm sau khi mãn hạn tù. Tổng cộng mức án chung bị cáo phải chấp hành là 30 năm tù.

(Pháp Luật) Về hưu giàu bất thường: Kiểm soát tài sản khi còn đương chức

(PL)- Thực hiện kê khai tài sản minh bạch sẽ sớm phát hiện những biểu hiện vi phạm, giàu lên bất thường của lãnh đạo.
Chia sẻ về việc cần có cơ chế để giám sát việc công khai tài sản của quan chức (bài “Làm sao chặn cán bộ về hưu giàu bất thường?”,Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 15-12), các cán bộ trong ngành nội chính nhấn mạnh: Cơ chế ấy phải được triển khai mạnh mẽ ngay từ khi cán bộ còn đương chức chứ không đợi về hưu rồi mới khởi động.
Kê khai phải kèm với giải trình nguồn gốc
Nêu quan điểm cá nhân, một lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương cho rằng việc kê khai, quản lý tài sản cán bộ - nhất là cán bộ lãnh đạo, quan chức - đang có nhiều lỗ hổng, từ đó nhân dân cho rằng việc kê khai chỉ hình thức.
“Việc kê khai minh bạch tài sản của quan chức phải được làm ngay từ khi còn đương chức. Nếu khi về hưu, cơ quan chức năng phát hiện có gian dối, giàu có bất thường thì dù cán bộ cấp cao cũng phải bị xử lý trách nhiệm” - vị lãnh đạo này nói.
Theo vị này, việc công khai tài sản của cán bộ chủ chốt hiện chỉ có hai hình thức: Dán thông báo tại cơ quan công tác hoặc họp thông báo toàn cơ quan. Chưa có cơ quan nào buộc cán bộ đó phải giải trình nguồn gốc tài sản đã kê khai (quy định hiện hành chỉ buộc phải giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm - PV). Do đó cần có cơ chế yêu cầu việc kê khai tài sản phải đi kèm với việc công khai rộng rãi chứ không chỉ công khai nội bộ. Việc công khai cần đi kèm giải trình cụ thể nguồn gốc tài sản. Đồng thời, phải có một cơ quan kiểm tra, giám sát độc lập tài sản của cán bộ thì mới kịp thời phát hiện những tài sản bất thường của họ.
Ngoài ra, cần có một cơ chế đặc biệt để nếu phát hiện cán bộ, kể cả về hưu hay đương chức, có dấu hiệu thu nhập bất thường thì cơ quan có thẩm quyền nào được quyền kiểm tra đột xuất hoặc áp dụng biện pháp nghiệp vụ. “Khi dư luận nhân dân, báo chí lên tiếng về các tài sản bất thường của lãnh đạo về hưu thì cơ quan có thẩm quyền của trung ương phải vào cuộc làm rõ để xử lý ngay, tránh dư luận cho rằng có sự cả nể, giơ cao đánh khẽ” - ông chia sẻ.

Việc kê khai minh bạch tài sản của quan chức phải được làm ngay từ khi còn đương chức.Ảnh: HTD
(BBC) Vụ nhà ông Nghiên 'liên quan chống tham nhũng'
15 tháng 12 2014 Cập nhật lúc 19:58 ICT
Nhân việc ông Hoàng Văn Nghiên quyết định xin trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc nói với BBC Việt Ngữ rằng nó liên quan tới việc chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay.
Biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa được ông Hoàng Văn Nghiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giai đoạn 1994-2004, thuê từ năm 2001.
Vụ việc kéo dài hơn tám năm và dường như được nêu trở lại trong bối cảnh ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, bị buộc phải trả lại nhà, đất mà khi còn đương chức, ông đã xin cấp không đúng chế độ.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng câu chuyện đặt ra vấn đề về quàn lý cán bộ đặc biệt là cán bộ cấp cao, khiến dẫn tới tình trạng đặc quyền đặc lợi mà ông cho rằng trách nhiệm quan trọng nhất là lòng tự trọng và liêm sỉ của một công chức nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét