Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Những người gây án oan 10 năm chết, tai nạn kì lạ

(Tin tức thời sự)- Hơn 10 năm tù tội oan ức, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã trở về đoàn tụ cùng gia đình trong vòng tay bè bạn, người thân. Thế nhưng, ít ai biết rằng trong vụ án oan này, nhiều cán bộ liên quan đều bị chết đột ngột hoặc bị tai nạn dẫn đến mất trí nhớ. 

Anh trai Lý Nguyễn Chung bị đâm chết 

Chiều 6/11, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã xét xử vụ "án oan 10 năm" của Nguyễn Thanh Chấn theo trình tự tái thẩm. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra lại vụ án.
Trước đó, có tình tiết mới xuất hiện làm thay đổi toàn bộ bản chất của vụ án. Đó là ngày 25/10, đối tượng Lý Nguyễn Chung ra đầu thú và thừa nhận đã giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp tài sản. 
Đặc biệt, là bố mẹ hung thủ đã biết được sự việc này. Khi nhìn thấy chậu quần áo đầy máu của con trai mình, ông Chúc, bố Chung biết mọi chuyện. Thay vì khuyên con đầu thú, ông bàn với Chung trốn về quê gốc của mình ở Lạng Sơn. 
Tại Lạng Sơn, Chung kể lại sự việc với Lý Văn Phúc là anh trai của mình rồi đưa hai chiếc nhẫn cho Phúc. Biết chuyện, một lần nữa, Phúc lại vay tiền cho Chung để trốn vào Đắk Lắk. Chị Hoàng Thị Xướng - vợ Lý Văn Phúc xác nhận việc Chung đến nhà chị cuối năm 2003, có việc bàn riêng với chồng chị.
Những giọt nước mắt hạnh phúc của ông Nguyễn Thanh Chấn trong ngày đoàn tụ
Những giọt nước mắt hạnh phúc của ông Nguyễn Thanh Chấn trong ngày đoàn tụ

Sau đó, Phúc cũng kể với chị Xướng việc người em giết người. Thấy chồng cầm hai chiếc nhẫn, chị Xướng mới bảo chồng mang nhẫn đi nơi khác vì đó là của người chết.

Từ đó, Chung trốn vào Đắk Lắk, phiêu bạt rồi lấy vợ và trú tại thôn Đoàn Kết, Eakamut, huyện Eaka, tỉnh Đắk Lắk. Đến năm 2005 (2 năm sau khi vụ án xảy ra), Phúc bị một đám côn đồ chém chết. 
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lành - mẹ kế của Chung cho biết, từ khi Viện KSND tối cao vào cuộc điều tra lại vụ án, ông Chúc thường xuyên bóng gió, đe dọa vợ vì cho rằng bà Lành đã làm lộ vụ Chung giết người. Theo bà Lành: "Ông Chúc còn tuyên bố nếu thằng Chung bị bắt thì ông sẽ tự vẫn và trước khi chết sẽ phải cho tôi chết theo".
Điều tra viên tai nạn giao thông đột ngột, chủ tọa bị chấn thương não 
Lãnh đạo Công an tỉnh đã yêu cầu các thành viên trong tổ điều tra gồm 8 người trực tiếp điều tra vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị án oan 10 năm (một người đã chết). Nhưng theo tìm hiểu của cơ quan điều tra, đến thời điểm này, sau 10 năm, các điều tra viên trong vụ án này đã chuyển nhiều vị trí công tác. 
Thế nhưng, theo một số người dân địa phương, thì điều tra viên Nguyễn H.T. đã tử vong trong một tai nạn giao thông thảm khốc trên đường đi làm về. 
Trong khi đó, chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn năm 2004 là ông Nguyễn Minh Năng. Đến năm 2010, ông Năng bị tai nạn giao thông. Tuy may mắn thoát chết nhưng hiện tại vẫn đang phải điều trị do bị ảnh hưởng đến não.
Kể lại, trước đây khi từng bị hỏi cung ông Chấn nói: "Sau khi được hỏi về cái chết của cô Hoan, tôi vẫn trả lời không biết gì về cái chết của cô Hoan cả. Sáng hôm sau tôi đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn Hữu T lại lấy dấu chân, dấu tay của tôi nhiều lần rồi tra hỏi, đánh tôi rất đau. Cán bộ Nguyễn Hữu T bảo cho mày uống thuốc lú cho mày cãi khỏe, mày không biết rồi mày khắc phải nhận. Tôi vẫn bảo: tôi không giết người sao lại cứ gọi tôi?”.
 
Hung thủ Lý Nguyễn Chung
Hung thủ Lý Nguyễn Chung
“Từ đó các cán bộ: Nguyễn Văn D, Ngô Đình D, Đào Văn B, Nguyễn Trung T, Trần Nhật L thay nhau túc trực tôi suốt ngày đêm này sang đêm khác không cho tôi về và không cho tôi ngủ, dọa nạt ép buộc bắt tôi”.
Theo lời ông Chấn kể thì người trực tiếp là điều tra viên Nguyễn Hữu T, còn thì cán bộ khác hỏi. "Điều tra viên Trần Nhật L tay cầm dao, lăm lăm đe doạ. Cán bộ Luật cầm búa khi T hỏi. Luật hỏi mày có khai không, tao cho mày chết. Điều tra viên D đánh tôi bắt tôi tập đi tập lại các động tác từ trong tù để đi thực nghiệm tại hiện trường”, ông kể. 
Về đơn thú tội tả lại dấu mốc quyết định để ông chính thức bị bắt giam, ông Chấn nói: “Trực tiếp Ngô Đình D đọc cho viết rồi bắt ký rồi bắt viết thư về nhà cũng do người ta đọc anh viết. Trong đơn, khi tả nhà của cô Hoan tôi nói bên phải thì cán bộ bảo ghi bên trái, nói bên trái thì bảo ghi bên phải. Sau đó cán bộ ghi là bắt ký”.
Thái Linh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét