Trong một bài bình luận đăng trên trang mạng thời sự Slate Magazine, cây bút Ariel Bogle bày tỏ sự kinh ngạc trước những biện pháp hạn chế mạng xã hội của chính quyền Việt Nam.
Ðầu bài viết, bà Bogle chỉ ra rằng mặc dù bị nhà nước đè nén, mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, vô cùng phổ biến tại Việt Nam, thâm nhập tới ước tính 70% người dùng Internet. Khoảng 1/3 trong số 90 triệu người dân Việt Nam được kết nối Internet.
Bà Bogle nói đến giờ nhà chức trách Việt Nam vẫn chưa bắt chước Trung Quốc dùng tường lửa để chặn những nội dung chống lại chế độ mà thay vào đó, trấn áp những tiếng nói bất đồng theo cách truyền thống là sách nhiễu và bắt bớ.
Bà Bogle dẫn ra những trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, Ðinh Nhật Uy, và gần đây nhất là nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng.
Việt Nam đến nay đã bỏ tù 46 blogger và nhà hoạt động trong năm nay chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam xếp thứ 172 trên 179 nước trong bảng xếp hạng Tự do Báo chí của Tổ chức Ký giả không Biên giới.
Ðáng kinh ngạc nhất, theo bà Bogle, là việc Việt Nam ban hành nghị quyết cấm chia sẽ tin tức gây tranh cãi trên những trang mạng xã hội.
Cuối bài viết, bà Bogle nhận xét, với ngày càng nhiều người Việt Nam lên mạng, khả năng của chính phủ đảm bảo rằng công dân của mình chỉ tiếp cận thông tin “đúng và sạch” sẽ không thể kéo dài trong thế giới hiện nay.
Ðầu bài viết, bà Bogle chỉ ra rằng mặc dù bị nhà nước đè nén, mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, vô cùng phổ biến tại Việt Nam, thâm nhập tới ước tính 70% người dùng Internet. Khoảng 1/3 trong số 90 triệu người dân Việt Nam được kết nối Internet.
Bà Bogle nói đến giờ nhà chức trách Việt Nam vẫn chưa bắt chước Trung Quốc dùng tường lửa để chặn những nội dung chống lại chế độ mà thay vào đó, trấn áp những tiếng nói bất đồng theo cách truyền thống là sách nhiễu và bắt bớ.
Bà Bogle dẫn ra những trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, Ðinh Nhật Uy, và gần đây nhất là nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng.
Việt Nam đến nay đã bỏ tù 46 blogger và nhà hoạt động trong năm nay chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam xếp thứ 172 trên 179 nước trong bảng xếp hạng Tự do Báo chí của Tổ chức Ký giả không Biên giới.
Ðáng kinh ngạc nhất, theo bà Bogle, là việc Việt Nam ban hành nghị quyết cấm chia sẽ tin tức gây tranh cãi trên những trang mạng xã hội.
Cuối bài viết, bà Bogle nhận xét, với ngày càng nhiều người Việt Nam lên mạng, khả năng của chính phủ đảm bảo rằng công dân của mình chỉ tiếp cận thông tin “đúng và sạch” sẽ không thể kéo dài trong thế giới hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét