Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

3 Thành viên Nhóm khởi xướng trang Công Lý cho Đoàn Văn Vươn khiếu nại Tòa Án Nhân Dân Quận 4

Một tháng trước đây, chúng tôi đã khởi kiện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về việc đăng bài viết "Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn" qua đó xâm phạm quyền được bảo về nhân phẩm, danh dự và uy tín (đối với cả ba thành viên) và quyền bí mật đời tư (đối với hai thành viên Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các). Đơn khởi kiện đã được chúng tôi gửi đến Tòa án Nhân dân Quận 4.

Việc khởi kiện này, như đã nêu, nhằm nói với công luận nói chung và những người học luật nói riêng một vài quan điểm, mà chung quy lại là tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đảm bảo trong môi trường giáo dục, và suy rộng ra, phải được đảm bảo trong một nhà nước coi trọng luật pháp.

Sau khi gửi đơn khởi kiện, chúng tôi đã nhận được thông báo sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện, trong đó yêu cầu chúng tôi xác định họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của tác giả bài viết nêu trên. Xét thấy điều này không thể thực hiện được trên thực tế, đồng thời không nhất thiết phải đưa tác giả bài viết vào đơn khởi kiện với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chúng tôi đã gửi đơn khởi kiện đã sửa chữa, trong đó bỏ mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cùng với đó, chúng tôi đã bỏ yêu cầu tác giả bài viết xin lỗi chúng tôi.

Đơn khởi kiện đã sửa chữa, xét về mặt hình thức lẫn nội dung đã đảm bảo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Quận 4 đã một lần nữa gửi thông báo sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện, trong đó yêu cầu chúng tôi đưa tác giả bài viết vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đồng thời xác định họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của người này.  

Theo chúng tôi, yêu cầu thứ hai trên đây của Tòa án về việc sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện không có căn cứ pháp lý thỏa đáng. 

Chúng tôi nghi ngờ rằng Tòa án đang gây khó dễ cho chúng tôi.

Vì vậy, chúng tôi quyết định khiếu nại yêu cầu thứ hai của Tòa án về việc sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện.

Mặc dù việc khởi kiện của chúng tôi không nhằm mục đích thắng thua, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi không theo đuổi vụ kiện đến chừng nào có thể.

Với tư cách là những người học luật, chúng tôi xem đây là một dịp để không những thực hành những kiến thức pháp luật, mà còn rèn luyện thêm những phẩm chất cần có và phải có của những người mang tư cách này, trong đó có sự kiên nhẫn.

Sự kiên nhẫn của chúng tôi có thể bị thách thức, nhưng dù vậy, chúng tôi tin rằng những việc làm của chúng tôi đã, đang và sẽ mang lại kinh nghiệm cho nhiều người khác, đặc biệt là những người đang hi vọng vào một nền pháp luật được thượng tôn.

Sài Gòn, 28/06/2013

Đơn khiếu nại của Phạm Lê Vương Các



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___o0o___

ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện)

Kính gửi: Chánh án Toà án Nhân dân Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Người khiếu nại: Phạm Lê Vương Các
Địa chỉ: 3/1 Khu 3, Ấp 7, Đông Thạnh, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: ****.***.***

Nay làm đơn này để khiếu nại về việc Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện không có căn cứ pháp lý thỏa đáng.

Nội dung sự việc:

Vào ngày 28/05/2013, tôi đã gửi đơn khởi kiện dân sự đến Tòa án về việc xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và uy tín và quyền bí mật đời tư của tôi. Trong đơn này, bị đơn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường Đại học Luật TP. HCM (sau đây gọi tắt là Đoàn trường) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có bút danh Trung Nhân,tác giả bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” được đăng trên website của Đoàn trường (doanthanhnienluat.com) vào ngày 09/04/2013.

Vào ngày 03/06/2013, tôi đã đến Tòa án để nhận văn bản trả lời đơn khởi kiện, và nhận được thông báo số 112/2013/TAQ4-TB được đề ngày 03/06/2013 (do bà Lê Thị Hằng, thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án ký) trong đó yêu cầu tôi xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (ở đây là tác giả bài viết). Do không xác định được họ tên, địa chỉ của người này và thấy không nhất thiết phải đưa người này vào đơn khởi kiện, nên vào ngày 21/06/2013, tôi đã gửi đơn khởi kiện đã sửa chữa trong đó bỏ mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời với việc bỏ phần này ra khỏi đơn khởi kiện, tôi đã bỏ yêu cầu tác giả bài viết xin lỗi tôi.

Vào ngày 28/06/2013, tôi đã đến Tòa án để nhận văn bản trả lời đơn khởi kiện đã sửa chữa nêu trên, và nhận được thông báo số 140/2013/TAQ4-TB được đề ngày 26/06/2013 (do bà Lê Thị Hằng ký) trong đó yêu cầu tôi “đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của tác giả Trung Nhân”. Lý do mà Tòa án đưa ra cho yêu cầu này là: “để đảm bảo giải quyết yêu cầu khởi kiện của ông theo đúng quy định của pháp luật thì phải đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án”.

Trong đơn khởi kiện đã sửa chữa, như đã nêu trên, đồng thời với việc bỏ mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tôi đã bỏ yêu cầu tác giả bài viết xin lỗi tôi. Đơn khởi kiện đã sửa chữa chỉ còn lại yêu cầu của tôi đối với Đoàn trường (cụ thể là tôi yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” và công khai xin lỗi tôi). Xét thấy tuy đơn khởi kiện đã sửa chữa không có mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng Tòa án vẫn có thể đảm bảo giải quyết yêu cầu khởi kiện của tôi, nên việc Tòa án yêu cầu như trên là không hợp lý.

Yêu cầu như trên cũng không có căn cứ pháp lý thỏa đáng. Theo quy định tại khoản 4, Điều 56, Bộ luật Tố tụng Dân sự: “Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.” Như vậy, một khi tôi không đề nghị đưa tác giả bài viết vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà Tòa án thấy rằng phải đưa tác giả bài viết vào tham gia tố tụng với tư cách đó, thì trách nhiệm xác định thông tin (họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú) của tác giả Trung Nhân để đưa vào tham gia tố tụng thuộc về Tòa án.

Việc tôi khởi kiện Đoàn trường dựa trên các căn cứ luật định là các điều 25, 37 và 38 Bộ luật Dân sự. Khi Đoàn trường đăng bài viết Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” trên website do mình quản lý, Đoàn trường đã xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và uy tín và quyền bí mật đời tư của tôi. Do đó, cá nhân tôi có quyền yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết và công khai xin lỗi tôi. Yêu cầu này cũng hoàn toàn phù hợp với các căn cứ luật định sau:
  • Luật Công nghệ Thông tin, khoản 1, Điều 23 về thiết lập trang thông tin điện tử: “Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình.” Điểm d, khoản 2, Điều 12 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi: “Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
  • Cũng Luật Công nghệ Thông tin, khoản 1, Điều 21 về thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng: “Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Luật Báo chí, Điều 9 về cải chính trên báo chí: “Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân. Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thoả đáng; không đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử.
Rõ ràng, việc tôi khởi kiện Đoàn trường và yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết và công khai xin lỗi tôi là phù hợp với các căn cứ pháp lý đó. Tòa án hoàn toàn có thể giải quyết yêu cầu này mà không cần đến sự tham gia tố tụng của tác giả bài viết. Nếu thấy nhất thiết phải có sự tham gia tố tụng của tác giả bài viết, Tòa án phải tự mình xác định thông tin cần thiết về tác giả bài viết để đưa vào tham gia tố tụng.

Yêu cầu giải quyết:

Qua phần trình bày ở trên, tôi yêu cầu Tòa án hủy bỏ yêu cầu đối với tôi trong thông báo số 140/2013/TAQ4-TB về việc “đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của tác giả Trung Nhân”, và tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2013
Người khiếu nại

(đã ký)

Phạm Lê Vương Các


Giấy biên nhận đơn khiếu nại của Phạm Lê Vương Các



 Thông báo lần 2 của Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện


Đơn khiếu nại của Bùi Quang Viễn




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___o0o___

ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện)

Kính gửi: Chánh án Toà án Nhân dân Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Người khiếu nại: Bùi Quang Viễn
Địa chỉ: 419 Lã Xuân Oai, Phường Trường Thạnh, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: ****.***.***

Nay làm đơn này để khiếu nại về việc Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện không có căn cứ pháp lý thỏa đáng.

Nội dung sự việc:

Vào ngày 28/05/2013, tôi đã gửi đơn khởi kiện dân sự đến Tòa án về việc xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và uy tín và quyền bí mật đời tư của tôi. Trong đơn này, bị đơn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường Đại học Luật TP. HCM (sau đây gọi tắt là Đoàn trường) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có bút danh Trung Nhân,tác giả bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” được đăng trên website của Đoàn trường (doanthanhnienluat.com) vào ngày 09/04/2013.

Vào ngày 03/06/2013, tôi đã đến Tòa án để nhận văn bản trả lời đơn khởi kiện, và nhận được thông báo số 113/2013/TAQ4-TB được đề ngày 03/06/2013 (do bà Lê Thị Hằng, thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án ký) trong đó yêu cầu tôi xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (ở đây là tác giả bài viết). Do không xác định được họ tên, địa chỉ của người này và thấy không nhất thiết phải đưa người này vào đơn khởi kiện, nên vào ngày 07/06/2013, tôi đã gửi đơn khởi kiện đã sửa chữa trong đó bỏ mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời với việc bỏ phần này ra khỏi đơn khởi kiện, tôi đã bỏ yêu cầu tác giả bài viết xin lỗi tôi.

Vào ngày 22/06/2013, tôi đã nhận được thông báo số 129/2013/TAQ4-TB được đề ngày 14/06/2013 (do bà Lê Thị Hằng ký và được gửi qua bưu điện với dấu bưu điện đề ngày 19/06/2013) trong đó yêu cầu tôi “đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của tác giả Trung Nhân”. Lý do mà Tòa án đưa ra cho yêu cầu này là: “để đảm bảo giải quyết yêu cầu khởi kiện của ông theo đúng quy định của pháp luật thì phải đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án”.

Trong đơn khởi kiện đã sửa chữa, như đã nêu trên, đồng thời với việc bỏ mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tôi đã bỏ yêu cầu tác giả bài viết xin lỗi tôi. Đơn khởi kiện đã sửa chữa chỉ còn lại yêu cầu của tôi đối với Đoàn trường (cụ thể là tôi yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” và công khai xin lỗi tôi). Xét thấy tuy đơn khởi kiện đã sửa chữa không có mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng Tòa án vẫn có thể đảm bảo giải quyết yêu cầu khởi kiện của tôi, nên việc Tòa án yêu cầu như trên là không hợp lý.

Yêu cầu như trên cũng không có căn cứ pháp lý thỏa đáng. Theo quy định tại khoản 4, Điều 56, Bộ luật Tố tụng Dân sự: “Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.” Như vậy, một khi tôi không đề nghị đưa tác giả bài viết vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà Tòa án thấy rằng phải đưa tác giả bài viết vào tham gia tố tụng với tư cách đó, thì trách nhiệm xác định thông tin (họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú) của tác giả Trung Nhân để đưa vào tham gia tố tụng thuộc về Tòa án.

Việc tôi khởi kiện Đoàn trường dựa trên các căn cứ luật định là các điều 25, 37 và 38 Bộ luật Dân sự. Khi Đoàn trường đăng bài viết Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” trên website do mình quản lý, Đoàn trường đã xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và uy tín và quyền bí mật đời tư của tôi. Do đó, cá nhân tôi có quyền yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết và công khai xin lỗi tôi. Yêu cầu này cũng hoàn toàn phù hợp với các căn cứ luật định sau:
  • Luật Công nghệ Thông tin, khoản 1, Điều 23 về thiết lập trang thông tin điện tử: “Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình.” Điểm d, khoản 2, Điều 12 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi: “Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
  • Cũng Luật Công nghệ Thông tin, khoản 1, Điều 21 về thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng: “Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Luật Báo chí, Điều 9 về cải chính trên báo chí: “Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân. Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thoả đáng; không đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử.
Rõ ràng, việc tôi khởi kiện Đoàn trường và yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết và công khai xin lỗi tôi là phù hợp với các căn cứ pháp lý đó. Tòa án hoàn toàn có thể giải quyết yêu cầu này mà không cần đến sự tham gia tố tụng của tác giả bài viết. Nếu thấy nhất thiết phải có sự tham gia tố tụng của tác giả bài viết, Tòa án phải tự mình xác định thông tin cần thiết về tác giả bài viết để đưa vào tham gia tố tụng.

Yêu cầu giải quyết:

Qua phần trình bày ở trên, tôi yêu cầu Tòa án hủy bỏ yêu cầu đối với tôi trong thông báo số 129/2013/TAQ4-TB về việc “đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của tác giả Trung Nhân”, và tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2013
Người khiếu nại

(đã ký)

Bùi Quang Viễn


 Giấy biên nhận đơn khiếu nại của Bùi Quang Viễn



 Thông báo lần 2 của Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện

Đơn khiếu nại của Nguyễn Trang Nhung




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___o0o___

ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện)

Kính gửi: Chánh án Toà án Nhân dân Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Người khiếu nại: Nguyễn Trang Nhung
Địa chỉ: 576/87 Đoàn Văn Bơ, Phường 14, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: ****.***.***

Nay làm đơn này để khiếu nại về việc Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện không có căn cứ pháp lý thỏa đáng.

Nội dung sự việc:

Vào ngày 28/05/2013, tôi đã gửi đơn khởi kiện dân sự đến Tòa án về việc xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và uy tín của tôi. Trong đơn này, bị đơn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường Đại học Luật TP. HCM (sau đây gọi tắt là Đoàn trường) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có bút danh Trung Nhân, tác giả bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” được đăng trên website của Đoàn trường (doanthanhnienluat.com) vào ngày 09/04/2013.

Vào ngày 03/06/2013, tôi đã đến Tòa án để nhận văn bản trả lời đơn khởi kiện, và nhận được thông báo số 111/2013/TAQ4-TB được đề ngày 03/06/2013 (do bà Lê Thị Hằng, thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án ký) trong đó yêu cầu tôi xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (ở đây là tác giả bài viết). Do không xác định được họ tên, địa chỉ của người này và thấy không nhất thiết phải đưa người này vào đơn khởi kiện, nên vào ngày 07/06/2013, tôi đã gửi đơn khởi kiện đã sửa chữa trong đó bỏ mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời với việc bỏ phần này ra khỏi đơn khởi kiện, tôi đã bỏ yêu cầu tác giả bài viết xin lỗi tôi.

Vào ngày 17/06/2013, tôi đã đến Tòa án để nhận văn bản trả lời đơn khởi kiện đã sửa chữa nêu trên, và nhận được thông báo số 128/2013/TAQ4-TB được đề ngày 14/06/2013 (do bà Lê Thị Hằng ký) trong đó yêu cầu tôi “đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của tác giả Trung Nhân”. Lý do mà Tòa án đưa ra cho yêu cầu này là: “để đảm bảo giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà theo đúng quy định của pháp luật thì phải đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án”.

Trong đơn khởi kiện đã sửa chữa, như đã nêu trên, đồng thời với việc bỏ mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tôi đã bỏ yêu cầu tác giả bài viết xin lỗi tôi. Đơn khởi kiện đã sửa chữa chỉ còn lại yêu cầu của tôi đối với Đoàn trường (cụ thể là tôi yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” và công khai xin lỗi tôi). Xét thấy tuy đơn khởi kiện đã sửa chữa không có mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng Tòa án vẫn có thể đảm bảo giải quyết yêu cầu khởi kiện của tôi, nên việc Tòa án yêu cầu như trên là không hợp lý.

Yêu cầu như trên cũng không có căn cứ pháp lý thỏa đáng. Theo quy định tại khoản 4, Điều 56, Bộ luật Tố tụng Dân sự: “Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.” Như vậy, một khi tôi không đề nghị đưa tác giả bài viết vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà Tòa án thấy rằng phải đưa tác giả bài viết vào tham gia tố tụng với tư cách đó, thì trách nhiệm xác định thông tin (họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú) của tác giả Trung Nhân để đưa vào tham gia tố tụng thuộc về Tòa án.

Việc tôi khởi kiện Đoàn trường dựa trên các căn cứ luật định là các điều 25 và 37 Bộ luật Dân sự. Khi Đoàn trường đăng bài viết Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” trên website do mình quản lý, Đoàn trường đã xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và uy tín của tôi. Do đó, cá nhân tôi có quyền yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết và công khai xin lỗi tôi. Yêu cầu này cũng hoàn toàn phù hợp với các căn cứ luật định sau:
  • Luật Công nghệ Thông tin, khoản 1, Điều 23 về thiết lập trang thông tin điện tử: “Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình.” Điểm d, khoản 2, Điều 12 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi: “Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
  • Luật Báo chí, Điều 9 về cải chính trên báo chí: “Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân. Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thoả đáng; không đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử.
Rõ ràng, việc tôi khởi kiện Đoàn trường và yêu cầu Đoàn trường gỡ bỏ bài viết và công khai xin lỗi tôi là phù hợp với các căn cứ pháp lý đó. Tòa án hoàn toàn có thể giải quyết yêu cầu này mà không cần đến sự tham gia tố tụng của tác giả bài viết. Nếu thấy nhất thiết phải có sự tham gia tố tụng của tác giả bài viết, Tòa án phải tự mình xác định thông tin cần thiết về tác giả bài viết để đưa vào tham gia tố tụng.

Yêu cầu giải quyết:

Qua phần trình bày ở trên, tôi yêu cầu Tòa án hủy bỏ yêu cầu đối với tôi trong thông báo số 128/2013/TAQ4-TB về việc “đưa tác giả Trung Nhân vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời xác định rõ họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của tác giả Trung Nhân”, và tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2013
Người khiếu nại

(đã ký)

Nguyễn Trang Nhung


Giấy biên nhận đơn khiếu nại của Nguyễn Trang Nhung 



 Thông báo lần 2 của Tòa án yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét