Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Sự ích kỷ của làng báo

Quê Choa


Nhà báo Hoàng Khương, đứng giữa nhận giải thưởng báo chí 2010

Vì sao CA TP HCM chưa bắt Hoàng Khương?
Nhà báo cả nước rúng động: phóng viên Hoàng Khương bị đuổi việc
Nhiều CSGT xem dân là nguồn thu nhập!
Quân trộm cướp!
Áo Vàng Mồm Cá Ngão


Một trong những loạt phóng sự điều tra của Hoàng Khương.

Mình rất cảm kích bài viết Vì sao CA TP HCM chưa bắt Hoàng Khương? của Phan Lợi ( Cũng không rõ là Phan Lợi hay Phan Muôn), nói về trường hợp thu thẻ nhà báo và đình chỉ công tác nhà báo Hoàng Khương: “Xung quanh việc này Báo CAND và ANTG đăng nhiều bài chỉ trích cách thức tác nghiệp của Hoàng Khương, đồng thời đề nghị xử lý nghiêm hành vi gài bẫy CSGT của nhà báo này, cho rằng đã cấu thành tội đưa hối lộ.”
Mình rất nhất trí với phân tích của Phan Lợi là,” Theo cách “lên tiếng” này, khả năng sau khi được báo CAND “dọn đường”, cơ quan CSĐT Công an TP HCM sẽ khởi tố bị can (và có thể bắt) nhà báo.” Trước tình hình khẩn cấp như vậy, đáng lẽ Hội nhà báo và báo Tuổi trẻ phải ra sức tìm hiểu thực hư trước khi quyết định thu hồi thẻ nhà báo và đình chỉ công tác Hòang Khương, thì họ đã làm rất nhanh, dường như ngay tức thì đẩy Hoàng Khương đến chỗ mất việc mất nghề. Nói như Phan Lợi là đã ” rất nhanh ghi bàn”, thảm hại thay.

Mình không quen Hoàng Khương, chưa gặp anh lần nào, cũng ít khi đọc bài của anh viết. Nhưng vì cùng hành nghề với nhau mình thấy xót xa quá. Cái ông phó chủ tịch Hội nhà báo bảo rằng: “khi anh phát hiện ra có hành vi đưa, nhận hối lộ giữa người thi hành công vụ và người vi phạm thì cách tốt nhất là anh nên trình báo cơ quan có thẩm quyền để bắt quả tang và xử lý cả người đưa và nhận hối lộ”, hi hi thế thì còn gì là nhà báo. Ông này có lẽ chưa bao giờ đi viết bài chống tiêu cực. Cái điều mà ông nói là nghĩa vụ của một công dân. Nhà báo ngoài nghĩa vụ công dân còn là nghĩa vụ của nhà báo, họ phải bí mật đến phút cuối cùng trước khi bài báo được tung ra. Nếu nhà báo biết việc tiêu cực mà đi trình báo với cơ quan có thẩm quyền thì đảm bảo đến 99% phần trăm không bao giờ bài báo được tung ra nữa. Đó là một sự thật mà bất kì ai hành nghề báo đều biết, ở ta hay thế giới đều thế cả. Người ta bí mật cho đến khi bài báo được tung ra là để thực hiện đồng thời cả hai nghĩa vụ: công dân và nhà báo.

Về nghĩa vụ công dân, nói như Phan Lợi rất đúng: “tố giác của công dân” và “tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” có giá trị pháp lý ngang nhau, không cái nào “to” hơn cái nào.” Hơn nữa, tố giác công dân trên báo chí bao giờ cũng hiệu quả gấp nhiều lần tố giác cho ai đó, ở nơi nào đó. Bởi vì đó là sự tố giác công khai và minh bạch nhất. Không một nhà báo nào ngu xuẩn đến nỗi thấy tiêu cực lại đi tố giác kiểu như ông phó chủ tịch Hội nhà báo đã nói cả, ngoài trừ đây là việc nhỏ không đáng viết một bài báo.

Đối với các nhà báo đi chống tiêu cực thì vấn đề là mục đích chứ không phải hành vi. Để tóm gọn được một vụ tiêu cực, rất nhiều khi nhà báo phải ” bạn bè, cảnh hẩu”, phải ăn nhậu chơi bời, thậm chí có thể tham gia vào những việc tiêu cực kia, kể cả việc nhận và đưa hối lộ. Đấy là việc nguy hiểm nhưng vì mục đích trong sáng người ta dám làm và dám chịu trách nhiệm. Cũng như hoạt động tình báo vậy, nếu không ăn nằm với địch, không khen địch chửi ta, thì làm sao có thể có được những nguồn tin quí giá?

Thực hư việc Hoàng Khương là thế nào, anh ta chống tiêu cực hay lợi dụng việc chống tiêu cực để trục lợi, cần phải xem xét một cách hết sức cẩn trọng, bởi vì nó hệ lụy đến sinh mạng chính trị và cuộc sống của một nhà báo. Cái cách sút tung lưới đồng nghiệp quá nhanh của báo Tuổi trẻ và Hội nhà báo khiến người ta nghi ngờ, không biết mấy ông này làm báo hay làm bồi bút, bảo vệ đồng nghiệp hay bảo vệ cái ghế của mình? Và các nhà báo nữa, hơn hai nghìn nhà báo mà chỉ có Phan Lợi lên tiếng thôi sao?
”Để khác với con vật, con người không thể im lặng chỉ vì miếng ăn”, hôm nay nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nói với mình như thế.

http://www.ttxva.org/su-ich-ky-cua-lang-bao/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét