(Gafin) - Nhận định trên được một chuyên gia đầu tư đưa ra sau khi đánh giá cán cân thanh toán, tình hình thực tế tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các lãnh đạo chính trị phương Tây vẫn đang để mắt tới dự trữ ngoại hối 3.000 tỷ USD của Trung Quốc. Tờ Financial Times dẫn lời chuyên gia Edward Chancellor - một thành viên của nhóm lãnh đạo tại tập đoàn GMO, có liên hệ với Trung Quốc trong một thời gian - cho rằng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chẳng mang tới an toàn cho bất cứ ai, ngay cả Trung Quốc.Ông Chancellor chỉ ra sự thật rằng Trung Quốc vừa ghi nhận quý thâm hụt cán cân thanh toán lần đầu tiên kể từ năm 1998. Với 12 tỷ USD thâm hụt - số tiền có vẻ không là bao so với khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ, ông Chancellor nghĩ rằng nếu cán cân thanh toán rơi vào tình trạng xấu nhanh chóng, tình hình của Trung Quốc có thể tồi tệ hơn.
Theo ông, đe dọa thực sự với cán cân thanh toán của Trung Quốc không tới từ sự thay đổi lợi thế cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc mà xuất phát từ mong muốn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Bắc Kinh. Trung Quốc mới đây chi tới 130 tỷ USD cho chương trình xây dựng sân bay, tàu điện ngầm và cầu tại một tỉnh nhỏ.
Tại sao những điều này báo trước tình trạng xấu cho Trung Quốc? Nguyên nhân được giải thích rõ ràng bởi Andy Lees của hãng AML Macro, Chancellor chỉ ra. Ông Lees cho rằng mức độ đầu tư có hiệu quả của Trung Quốc tạo ra một kế hoạch Ponzi trong nền kinh tế của mình.
Kể từ năm 2007, đầu tư của Trung Quốc tăng trưởng cao hơn gần 6% mỗi năm so với GDP. Nếu Bắc Kinh quyết định thúc đẩy đầu tư hơn nữa trong vòng 1 năm, đầu tư sẽ vượt quá mức tiết kiệm vãng lai - tương đương 52% GDP - và tài khoản vãng lai của Trung Quốc sẽ âm. Nếu Bắc Kinh tiếp tục con đường hiện nay, ông Lees cho rằng chỉ trong vòng 5 năm dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ cạn kiệt.
Nếu cho rằng điều này đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có ít nhất 5 năm để nhận ra sai lệch của mình và đưa mọi thứ về đúng chỗ, thì nên suy nghĩ lại.
Dự trữ ngoại hối cũng đang bị đe dọa khi những người giàu có Trung Quốc đang tìm cách đưa tiền của mình ra nước ngoài. Ông Chancellor trích dẫn lời của 1 học giả ước tính rằng do sự tập trung của cải tại Trung Quốc, tổng tài sản của 1% hộ gia đình Trung Quốc đang lớn hơn tổng dự trữ ngoại hối của nước này.
Ngoài ra, có sự liên kết trực tiếp giữa dự trữ ngoại hối Trung Quốc và thanh khoản trên hệ thống tín dụng, ông Chancellor chỉ ra rằng luồng vốn tháo chạy trùng hợp với tăng trưởng tiền gửi chậm lại. Điều này buộc các ngân hàng phải tự huy động vốn thông qua các khoản vay ngắn hạn và trên thị trường liên ngân hàng.
Dự trữ ngoại hối khổng lồ không thể bảo vệ cho Trung Quốc mãi mãi, ông nói. Nếu điều Chancellor nói là đúng, các lãnh đạo phương Tây tốt hơn nên đề nghị ngay nếu muốn một số người Trung Quốc đầu tư theo hướng của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét