Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Vĩnh cửu trong lòng người

Ðỗ Trung Quân (tienve.org) - Con cái chết hết, các mẹ cần gì vào tuổi già cô quạnh. Các mẹ cần được chăm sóc chia sẻ, an ủi.Các mẹ cần cơm ăn áo mặc như mọi người. Tượng đài hàng trăm tỉ trong lúc đất nước còn khốn đốn đủ thứ, thật sự có cần không? Hãy thử làm một cuộc trưng cầu từ người dân và chính các mẹ hôm nay. Câu trả lời chắc chắn sẽ khác hẳn cái câu cửa miệng quen thuộc “Theo nguyện vọng của nhân dân...”

*

Ngày 11 tháng 9, hai tòa tháp đôi sụp đổ. Tổng thống G. Bush tuyên bố nước Mỹ bị tấn công, có nghĩa là chiến tranh đã diễn ra ngay trong lòng nước Mỹ, nơi mà người dân Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh có ở khắp nơi trên thế giới trừ nước Mỹ. Cú chấn thương khủng khiếp ấy, theo lô-gic phương Đông, sẽ hằn sâu mãi mãi trong tâm trí người Mỹ. Hình như không hẳn vậy. Nỗi đau vẫn được nhắc nhở mỗi lần kỷ niệm ngày đen tối ấy, nhưng dường như nó không làm người Mỹ chỉ quay nhìn ký ức đau buồn. 

Một tượng đài mới được dựng lên để ghi nhớ. Nó sẽ có gì qua hình ảnh thể hiện? Lửa? Sự đổ nát? Những gương mặt uất hờn? Nước mắt? Không, nó chỉ là cái hồ nước mênh mông phản chiếu bầu trời, mây trắng in trong ấy, mặt trời soi xuống đấy. Những tên người chết được khắc chung quanh thành hồ không theo thứ tự abc nào cả. Trong cái chết, họ cũng bình đẳng như trong cuộc sống. Nơi ấy dành chỗ cho một cành hoa, ngọn nến đặt xuống, thế thôi. Và một tượng đài khác được tặng cho nước Mỹ, tác giả là một điêu khắc gia danh tiếng người Nhật Bản, được thể hiện rất phương Đông. Giữa hai hình khối tượng trưng hai toà tháp chảy xuống một giọt nước mắt. Vẫn có nước mắt, vẫn không thể không biểu tượng nỗi đau bằng nước mắt. Tư tưởng và nghệ thuật khác nhau rồi nhé. 

Chiến tranh Việt Nam tròn 30 năm. Hòa bình cũng chỉ hơn một chút. Nhưng suốt hơn 30 năm không chiến tranh hay chưa thật sự hết chiến tranh? Biên giới Tây Nam, rồi biên giới phía Bắc. Ký ức chiến tranh lại đầy chấn thương đến nỗi tượng đài nơi đâu trên đất nước cũng chỉ một tư duy: Những cánh tay vung lên, súng ống, giáo mác, những gương mặt khắc khổ, căm giận, đau đớn. Những tượng đài không có bóng dáng của tương lai hạnh phúc. Nó hoàn toàn là quá khứ đau thương. Hào hùng ư? Nhưng buồn quá. 

Những năm đầu sau 1975, khi Nhà Triển lãm Chứng tích Chiến tranh trên đường Võ Văn Tần còn mang tên Nhà Trưng bày Tội ác Mỹ-Ngụy, nhiều chủ nhật, từng đoàn người xếp hàng vào xem, ngoài súng ống, nhà tù, bom mìn, máy bay, xe tăng, còn những kệ trưng bày những hũ đựng thai nhi dị dạng vì chất độc khai hoang, theo như lời chú thích. Trong dòng người ấy không chỉ có những người đã trưởng thành. Người ta dễ dàng bắt gặp những thiếu nhi khăn quàng đỏ, hay nhi đồng mẫu giáo. Nhân danh tố cáo tội ác, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người ta cho trẻ con xem những thứ chỉ có thể gây chấn thương tâm hồn trước những hình ảnh ghê sợ. 

1989, tôi viết bài thơ “Thư gửi các thiên thần”: 

Chào những thiên thần bé nhỏ 
Tôi gặp sáng nay trên con đường mát hàng me xanh ngắt 
Những hàng me đã đi vào vô số nhạc và thơ 
Tôi xin tự giới thiệu 
Tôi – một người đã lớn 
Kẻ suốt đời đi tìm tuổi thơ đã mất... 
........................................... 
Thưa các thiên thần bé nhỏ 
Đang đuổi theo những chiếc lá me lăn tăn đầu phố 
Khăn quàng các em bay như màu lửa 
À không! 
Tôi xin lỗi 
Khăn quàng đẹp như đuôi những chú cá phướn trong chiếc lọ thủy tinh ở nhà 
Sau những trò nghịch ngợm lại xếp hàng đôi, hàng ba 
Đi vào xem máy chém. 
Đi vào xem những chiếc lọ thủy tinh không có con cá phướn 
Chỉ bềnh bồng trôi nổi những xác người 
Những xác người ghê rợn 
Nhăn nhúm... 
Co quắp... 
Thưa những người lớn đang làm nhà dìu dắt 
Đang hào hứng thuyết minh 
Đố quí vị đêm nay có bao nhiêu đứa trẻ giật mình 
Trong giấc mơ ôm mặt khóc? 
............................................................ 
Hãy giật mình khi trẻ thơ thắc mắc 
Cái chết là gì? 
Chiến tranh là gì? 
Máy chém. 
Để làm chi? 
[Sài gòn 1989] 


Cũng hàng chục năm qua,, cứ vào ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, nhiều nơi tổ chức những cuộc ca hát, giao lưu. Những bà mẹ liệt sĩ được mời đến. Khăn rằn quấn cổ, áo vải nâu hay một chiếc áo dài đơn sơ của mọi bà mẹ quê Việt Nam. Ở đấy nỗi đau thương của các mẹ lại được khơi dậy bằng những câu hỏi: Con của mẹ hy sinh năm nào, ở đâu? Trên những gương mặt già nua, những giọt nước mắt không còn để lăn xuống nữa. Nỗi đau thấu trời khi lần lượt đặt lên bàn thờ toàn bộ tài sản của mình: những đứa con trai, con gái... Gương mặt những bà mẹ ấy đã thành đá núi câm lặng. 

Nếu tôn trong nỗi mất mát, đau đớn đến kinh hoàng kia, lẽ ra hãy để các mẹ yên lặng. Nỗi đau vùi xuống còn chưa hết, sao lại cứ moi lên? 

Con cái chết hết, các mẹ cần gì vào tuổi già cô quạnh. Các mẹ cần được chăm sóc chia sẻ, an ủi.Các mẹ cần cơm ăn áo mặc như mọi người. Tượng đài hàng trăm tỉ trong lúc đất nước còn khốn đốn đủ thứ, thật sự có cần không? Hãy thử làm một cuộc trưng cầu từ người dân và chính các mẹ hôm nay. Câu trả lời chắc chắn sẽ khác hẳn cái câu cửa miệng quen thuộc “Theo nguyện vọng của nhân dân...” 

Bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan” chỉ đọng lại một vấn đề duy nhất . Khi người mẹ đã mất hai người con trai, người cuối cùng bằng mọi giá phải được mang trở về, phải được sống sót để chăm sóc, xoa dịu nỗi đau người mẹ. Nghĩa vụ cao cả chiến đấu cho đất nước những người khác sẽ gánh thay anh. Anh xứng đáng sống để trở về. 

Tượng đài đâu chỉ dành cho những nỗi chết. Nó còn dành cho những gì vinh danh quyền sống của con người. Mà những tượng đài vinh danh quyền sống ấy thường vĩnh cửu ở trong lòng người. 

Không thể khác.

Chết mẹ!




Người Quảng Nam Không, đó là những bà mẹ còn sống, tui chỉ nói là họ nhớ ra những bà mẹ… đã chết! Đám quan chức mừng rơn khi…mẹ chết! Vì có cớ làm một đám tang linh đình để khai thác tận thu tiền phúng điếu. Nếu đám quan chức này không… chết mẹ thì sao? Thì bươi đại một cái xác của bà nào đó, chết trong chiến tranh, sơn phết, tân trang, bóp nặn ca tụng thành mẹ rồi dựng tượng đài để mà lấy tiền...

Rất tiếc của nhưng toán đặc nhiệm Mỹ buộc lòng phải phá hủy chiếc máy bay trực thăng Hắc Ưng (Black Hawk) bị trục trặc trong cuộc bố ráp Bin Laden tại Abbottabad, Pakistan. Tại sao họ không để lại đó rồi hôm sau đến sửa mang về? Họ sợ Pakistan sẽ bán xác chiếc máy bay này cho Trung Quốc! Trung Quốc sẵn sàng mua xác công nghệ kỹ thuật của Mỹ với giá cao. 

Và cũng không phải rỗi hơi mà tờ Wall Street Journal số ra ngày 24/5/2011 trong bài “Cuộc tấn công của Taliban phơi trần Pakistan” (Matthew Rosenberg, “Taliban Raid Exposes Pakistan”) tường thuật về cuộc tấn công của Taliban vào căn cứ hải quân của Pakistan, đã đặt nghi vấn khi biết có 11 kỹ sư Trung Quốc đang xớ rớ tại đó, họ đang làm gì ở đó? Họ làm gì mặc xác việc gì báo chí Mỹ phải xen vào? Báo chí Mỹ phải xen vào vì chiếc máy bay thám thính và chống tàu ngầm P-3C Orion vừa mua của Mỹ bị thiêu rụi, họ nghi ngờ vì có thể ruột chiếc máy bay đã được mang về Trung Quốc còn phần vỏ thì nhờ tay phiến quân Taliban giúp giùm! 

Và cũng theo thông tấn xã AP vào ngày 18/9/2011 trong bản tin “Quân Pakistan tấn công Taliban giành xác phi cơ không người lái của Mỹ” (Ishtiaq Mahsud, “Pakistan troops battle Taliban for US drone debris”). Ngay tựa đề đã thấy cái xác phi cơ không người lái của Mỹ rất là có giá. Chỉ có cái xác máy bay mà cũng phải giành giật? Vì đó là công nghệ kỹ thuật cao, nên có người như Trung Quốc sẵn sàng ra giá cao để mua lấy xác! Không những thế Trung Quốc còn hù dọa các nuớc láng giềng bằng cách mua con tàu ve chai Gerand của Ukraina về chế thành hàng không mẫu hạm. Trong khi các hàng không mẫu hạm của các nước tiên tiến thì chạy bằng năng lượng nguyên tử thì hàng không mẫu hạm Trung Quốc chạy bằng … diesel, nhưng không sao miễn là hèn nhát như quân đội nhân dân Việt Nam thấy sợ là được! 

Nhưng đó là chuyện của Trung Quốc đâu có liên quan gì đến Việt Nam? Có chớ! Vì Việt Nam là thuộc điạ kiểu mới của Trung Quốc nên cái gì Trung Quốc làm thì chính phủ Việt Nam rắp tâm bắt chước theo, cũng tập tành mua …xác! Không cần phải đi đâu xa cho tốn tiền mệt xác, chính phủ Việt Nam cũng mua …xác công nghệ cao từ Trung Quốc. Miễn là công nghệ cao thì cũng tốt chứ sao? Không, đó đơn thuần chỉ là những cái xác, từng đoàn lao động phổ thông từ Trung Quốc tràn ngập Việt Nam và cạnh tranh với đám thợ hồ tụi tui gay gắt. Và từng đoàn cán bộ từ sở, ban ngành đến trung ương của Việt Nam đều sang chầu chực Trung Quốc để rồi ring về mớ xác phế thải, từ nhà máy đến …tàu cao tốc. Để rồi đến chín mươi phần trăm công trình trọng yếu của quốc gia đều là từ Trung Quốc. Khoan nói đến an ninh quốc phòng, chỉ nghe đến chất lượng Trung Quốc đã thấy kinh! 

Khi những cái xác phế thải từ Trung Quốc không đủ đáp ứng nhu cầu tham nhũng, thì những người cộng sản Việt Nam quay ra bươi lại những cái xác của chiến tranh để kiếm tiền tư túi. Khi những nước lân bang như Nam Hàn, Singapore, Mã Lai… đã ra khỏi chiến tranh và trở thành cường quốc thì Việt Nam, tuy chiến tranh đã trôi qua được 36 năm, nhưng vẫn còn ngập ngụa trong những cái xác phế thải. Chính vì ngập chìm trong bóng ma chiến tranh, vương vấn với hào quang chiến thắng nên người cộng sản Việt Nam đã cho mình ở vào đỉnh cao của trí tuệ của lòai… vật. Khi những quốc gia lân cận vươn tới đỉnh cao của công nghệ kỹ thuật, như Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore … thì Việt Nam cũng phát triển được công nghệ …mãi dâm và ăn được cả bê tông cốt thép! 

Không đâu như Việt Nam, công nghệ “ăn nhậu” và “bia ôm” đã lan tràn đến hang cùng ngõ hẻm. Những người cộng sản Việt Nam khi đã no say thì họ bỗng giật mình nhớ ra là mình cũng còn có…mẹ. Ừ thì “những người mẹ này đã dũng cảm … điên khùng bóp mũi con mình cho chết để che dấu cán bộ cộng sản nằm vùng, để rồi đám du côn này khi thành công lại bóp miệng bà mẹ già nua, cô đơn nghèo khó, đã cắc củm nuôi mình năm xưa, quăng ra đường để chiếm lấy miếng đất hương hỏa của họ mà làm sân gôn (golf) hay xây biệt thự” như ông đã viết. Không, đó là những bà mẹ còn sống, tui chỉ nói là họ nhớ ra những bà mẹ… đã chết! Đám quan chức mừng rơn khi…mẹ chết! Vì có cớ làm một đám tang linh đình để khai thác tận thu tiền phúng điếu. Nếu đám quan chức này không…chết mẹ thì sao? Thì bươi đại một cái xác của bà nào đó, chết trong chiến tranh, sơn phết, tân trang, bóp nặn ca tụng thành mẹ rồi dựng tượng đài để mà lấy tiền. 

Theo báo Người Lao Động số ra ngày 20/9/2011, "Xây tượng đài 410 tỉ đồng” của Ngân Hoa, thì tỉnh Quảng Nam “nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng” để xây tượng đài một bà mẹ! Không cần phải bàn nếu họ dựng lại cái xác bà nhà quê bằng tiền túi của họ, nhưng đằng này họ lấy tiền thuế của dân để xây dựng công trình, để rồi tiền “lại quả” chạy vào túi riêng của họ. Nhẩm tính theo thời giá hiện nay số tiền “lại quả” là ba mươi phần trăm của tổng vốn công trình cho chủ đầu tư, thì phần “lại quả” của 410 tỷ không phải là nhỏ. Cho dù ít hay nhiều thì hành động ăn trên xác người đều đáng lên án. Càng đáng lên án khi các bà mẹ quê còn sống đang tần tảo vất vả mang từng túm rau, bó cải ra chợ để đổi chác được mươi ngàn để đóng học phí và nuôi con ăn học. Những đứa con bữa đói bữa no nhưng vẫn cố gắng ôm cặp đến trường để tìm kiến thức và chủ nhật hàng tuần vẫn xuống đuờng biểu tình để bảo vệ tổ quốc. Ở Quảng Nam vẫn còn có những đứa con không có tiền để đóng học phí đại học. Ngược lại, đám quan chức vẫn ăn chơi hoang đàng xa xỉ, bòn rút người nghèo, dập vùi những bà mẹ còn sống, bươi xác những người đã chết để lấy tiền bỏ vào túi riêng. 

Một tỉnh nghèo như Quảng Nam, hàng năm từng đoàn người lũ lượt kéo nhau ra đi khắp bốn phương làm thợ hồ, thợ may trong đó có… tui, để kiếm sống và nuôi những người thân còn ở lại. Một tỉnh không đủ việc làm cho dân, quanh năm chỉ quanh quẩn với giày da, suốt tháng chỉ biết may mặc, tất cả chỉ đều công việc gia công với đồng lương chết đói. Còn những người nông dân thì chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, bám với mẫu ruộng cằn cỗi với “công nghệ” của ngàn năm về trước, con trâu đi trước cái cày theo sau, và chạy ăn ngày ba bữa. Nhưng chính quyền cấp tỉnh mặc kệ, vẫn cứ chơi sang và chơi…ngu, tiêu tiền của dân vô tội vạ. 

Không chỉ riêng với một tỉnh Quảng Nam, các tỉnh thành khác cũng làm tương tự. Lên đến cấp quốc gia thì chính phủ Việt Nam sẵn sàng phung phí tiền dân như Vinashin và sắp tới đây sẽ là tàu cao tốc với công nghệ Trung Quốc. Một chính quyền chỉ biết đàn áp dân, cướp của dân và sống bám vào dân. Chính quyền cộng sản đã thành giống ký sinh trùng đục khoét, vơ vét trên tấm thân còm cõi Mẹ Việt Nam. Với chính quyền thiểu năng trí tuệ như vậy sẽ dẫn con thuyền Việt Nam trôi dạt về đâu? Thì về Trung Nam Hải chớ đâu nữa. Chết mẹ! 

Nhà thờ Kỳ Đồng: Tối Chúa Nhật thắp nến cầu nguyện





VRNs (24.09.2011) – Sài Gòn – Các ý xin cầu nguyện trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình, lúc 20g00, ngày 25.09.2011, tại Nhà thờ DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.


I. XIN CẦU NGUYỆN CHO CÁC BẠN TRẺ BỊ BẮT KHÔNG ĐÚNG TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT

1. Anh Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi – giáo dân và ca viên xóm 7, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – DCCT Sài Gòn. Người nhiệt thành phục vụ Chúa qua lời ca tiếng hát, tham gia các hoạt động bác ái, từ thiện, đã bị bắt ngày 19.09.2011, tại gia đình ở hẻm 14 đường Kỳ Đồng.

2.  Chị Tạ Phong Tần, 43 tuổi – blogger, bị bắt tại TP HCM, ngày 5.9.2011; Hiện bị tạm giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, chưa rõ tội danh cáo buộc, Cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.

3. Anh Trần Minh Nhật, 23 tuổi – thanh niên Công giáo, bị bắt trong trường đại học tại TPHCM, ngày 27.8.2011, bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), đang bị tạm giam ở 237 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP.HCM. Cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.

4. Anh Hồ Văn Oanh, 26 tuổi – thanh niên Công giáo, bị bắt tại TPHCM, ngày 27.8.2011, bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), đang bị tạm giam ở 237 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP.HCM. Cựu học viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.

5. Anh Thái Văn Dung, 23 tuổi – thanh niên Công giáo, bị bắt tại Hà Nội, ngày19.8.2011, bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), hiện bị giam ở B14, Thanh Trì, Hà Nội, cựu học viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.

6. Anh Nguyễn Văn Duyệt, 31 tuổi – thanh niên Công giáo, bị bắt tại Nghệ An, ngày 7.8.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội; Cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.

7. Anh Nguyễn Xuân Anh, 29 tuổi -  thanh niên Công giáo, bị bắt tại Nghệ An, ngày 7.8.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.

8. Anh Nông Hùng Anh, 23 tuổi – thanh niên Tin Lành, bị bắt tại Hà Nội, ngày 5.8.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.

9. Anh Lê Văn Sơn, 26 tuổi, thanh niên Công giáo, bị bắt tại Hà Nội, ngày 3.8.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội. Anh là phóng viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.

10. Anh Chu Mạnh Sơn, 22 tuổi – thanh niên Công giáo, bị bắt tại Nghệ An, ngày 3.8.2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An; Cựu học viên Truyền thông Chúa Cứu Thế;

11. Anh Trần Hữu Đức, 23 tuổi – thanh niên Công giáo, bị bắt tại Hà Nội, ngày 2.8.2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An.

12. Anh Đậu Văn Dương, 25 tuổi – thanh niên Công giáo, bị bắt tại Nghệ An, ngày 2.8.2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An, cựu học viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.

13. Anh Hồ Đức Hòa, 37 tuổi – nhà hoạt động Công giáo, bị bắt tại TPHCM,ngày 30.7.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.

14. Anh Đặng Xuân Diệu, 34 tuổi, doanh nhân Công giáo, bị bắt tại TPHCM, ngày 30.7.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79); Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội, Cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.

15. Anh Nguyễn Văn Oai, 31 tuổi – thanh niên Công giáo, bị bắt tại TPHCM, ngày 30.7.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.

II. CẦU NGUYỆN CHO CÁC TỪ NHÂN LƯƠNG TÂM VÀ AN NGUY CỦA TỔ QUỐC

1. Xin cầu nguyện cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý

2. Xin cầu nguyện cho giáo sư Phêrô Phạm Minh Hoàng

3. Xin cầu nguyện cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

4. Xin cầu nguyện cho blogger Điếu Cày

5. Xin cầu nguyện cho các ngư dân vẫn can đảm ra biển

6. Xin cầu nguyện cho sự an nguy của tổ quốc.


Nguồn : Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Những thế hệ ngồi chờ


24.09.2011

Trần Quốc Việt (danlambao) Chúng ta là chiếc bóng của lịch sử. Khi chúng ta ngồi chờ lịch sử ngồi chờ theo, khi chúng ta hành động lịch sử bắt đầu trở mình, và khi chúng ta sợ hãi triền miên lịch sử sẽ đứng yên. Lịch sử là chúng ta. Vâng, lịch sử là chúng ta nhưng chúng ta khôn ngoan chờ người khác đi trước. Thế là tất cả chúng ta ngồi ngó nhau và chờ lẫn nhau. May thay lịch sử cũng rất kiên nhẫn chờ theo. Bóng đèn cuối cùng tắt trên ga Chờ nhưng chuyến tàu Lịch sử sao vẫn chưa chuyển bánh? 


Việt Nam chúng ta ngày nay là một đất nước của những thế hệ ngồi chờ. 

Chúng ta đã bắt đầu chờ những lời hứa hão. Đó là độc lập, tự do, và hạnh phúc. 

Chúng ta vẫn chờ độc lập khi những phần đất của tổ quốc đang trong tay Trung Quốc, khi lãnh đạo Việt Nam đang gập người hướng về Thiên triều để chờ được rót ban ân huệ "độc lập" nửa vời. 

Chúng ta vẫn chờ tự do nhưng tự do không bao giờ đến cho đa phần tâm hồn nô lệ trong chúng ta. Những ai chờ không được đã lìa xứ ra đi ngay từ đầu; những ai nán lại thì về sau qua muôn vàn cách họ cũng lên đường tìm tự do. Những ai ở lại thấy nữ thần Tự do trong lòng mình run rẩy trước bóng công an. 

Hạnh phúc là sự mưu cầu chỉ có thể đạt được nếu chúng ta có được độc lập và tự do đích thực vì chúng là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm hạnh phúc cho tất cả mọi người. Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ khẳng định con người có các quyền thiêng liêng như quyền sống, quyền tự do, nhưng hạnh phúc thì phải mưu cầu. Hạnh phúc là sự mưu cầu dựa trên tài năng, tính cách, và nhất là sự lao động nhưng hạnh phúc không bao giờ có cho đại đa số khi độc lập và tự do không tồn tại. Hạnh phúc không phụ thuộc vào giàu nghèo. Hạnh phúc phụ thuộc chính vào tự do như lời của một vị thẩm phán ở Toà án Tối cao Hoa Kỳ cách đây hơn tám mươi năm: 

"Những người đã giành độc lập cho chúng ta tin rằng cứu cánh cuối cùng của nhà nước là tạo tự do cho con người phát triển hết mọi khả năng... Họ coi trọng tự do vừa như là cứu cánh vừa như là phương tiện. Họ tin tự do là bí quyết của hạnh phúc và can đảm là bí quyết của tự do." 

Cho nên chúng ta hiểu tại sao dân chúng ở các nước toàn trị đa phần không có hạnh phúc như có đến 94% dân Trung Quốc không có hạnh phúc dù cuộc sống của hàng triệu người trở nên khá hơn. Còn hạnh phúc của người dân Việt ở đâu khi đạo đức bị trốc rễ, khi cuộc sống là sự mưu sinh đầy nhọc nhằn, khi sợ hãi và lòng bất an theo ta khi ta thức dậy và theo ta vào giấc ngủ, khi ta thấy ngộp trước hiện tại và ngộp hơn khi nghĩ đến tương lai. 

Vì chúng ta không có can đảm nên chúng ta chấp nhận số phận nhưng chúng ta trong lòng vẫn thiết tha chờ ngày mai trời sáng hơn. Những thế hệ Việt Nam chờ mãi. Chúng ta chờ giáo dục tốt hơn khi con chúng ta phải đu dây, phải bơi qua sông để kiếm chữ. Chúng ta chờ đường xá tốt hơn khi lô cốt vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt và khi đường xuống cấp còn nhanh hơn mưa. Chúng ta chờ bớt tham nhũng hơn dù khi chúng ta phải bắt đầu chung chi theo tháng và theo năm và khi chúng ta hiểu đó là thứ khổ tất yếu mà ta phải chấp nhận thêm vào những thứ khổ triền miên như sinh, tử, bệnh,lão. Quan trọng nhất chúng ta chờ tự do. 

Chúng ta chờ từ tóc xanh đến tóc bạc, chờ từ nhà ra nghĩa địa. Chúng ta không được lạc quan như "lãnh tụ" khi ông viết ra câu "thơ" "Ngồi trên hồ xí đợi ngày mai". Nhưng chúng ta được phép thực thi quyền ngồi chờ của chúng ta một cách kiên nhẫn. 

Vì quá quen chờ nên không ai ngạc nhiên khi chúng ta bắt đầu có thói quen ngồi chờ yêu nước trong công viên hay trong quán nước. Thử hỏi trên thế giới này có ai chờ được như ta? Có nước nào mà lòng yêu nước phải ngồi chờ không? Câu trả lời là có nếu người dân nước ấy tự xem mình là nô lệ, vì thân phận nô lệ chỉ quan tâm đến con roi mà không quan tâm đến kẻ cầm roi. 

Ước gì chúng ta đừng có con để tránh kéo dài cuộc đời nô lệ khốn khổ của chúng. Hãy nhìn vào mặt các con mỗi ngày để thấy rằng hiện tại của chúng ta in hằn trên nét mặt tương lai của chúng. Rồi chúng cũng chờ như ta vì thế hệ cha anh không có can đảm không chờ. 

Chúng ta là chiếc bóng của lịch sử. Khi chúng ta ngồi chờ lịch sử ngồi chờ theo, khi chúng ta hành động lịch sử bắt đầu trở mình, và khi chúng ta sợ hãi triền miên lịch sử sẽ đứng yên. Nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn viết: "Nếu chúng ta chờ đợi lịch sử ban cho chúng ta tự do và những món quà quý giá khác, chúng ta có nguy cơ chờ đợi trong vô vọng. Lịch sử là chúng ta." 

Vâng, lịch sử là chúng ta nhưng chúng ta khôn ngoan chờ người khác đi trước. Thế là tất cả chúng ta ngồi ngó nhau và chờ lẫn nhau. May thay lịch sử cũng rất kiên nhẫn chờ theo. Bóng đèn cuối cùng tắt trên ga Chờ nhưng chuyến tàu Lịch sử sao vẫn chưa chuyển bánh? 

Lẫn trong khói hương và bao khóc than tiễn đưa ta lần cuối cùng về thế giới bên kia là ánh mắt của con cháu ta trách ta không làm gì cả để hôm nay chúng cũng phải bắt đầu chờ đợi như ta. Linh hồn nào phiêu diêu nổi trong niềm đau uất nghẹn sau lưng ấy. 

Cái chết của người lính cũ thứ ba

(Gửi các anh bộ đội trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam) 

Từng là chiến binh, đã nhiều lần chứng kiến những cái chết - khi lác đác, lúc dồn dập, hay ào ạt cùng lúc - của đồng đội, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ so sánh giữa họ, đối chiếu những dị biệt của người nọ với người kia; nhưng trước cái chết mới đây của hai người cựu binh ngày xưa không cùng đồng đội, đầu óc tôi lại lờn vờn lởn vởn những điều tương phản giữa họ.

Đó là hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Trương Văn Sương. Trước ngày 30/4/1975, hai ông đều thuộc Quân Đội của Việt Nam Cộng Hòa. Một người mang cấp bậc Thiếu Tướng và đã có khi làm tới Thủ Tướng, Phó Tổng Thống; một người là Trung Úy Địa Phương Quân. 

Ngày tàn cuộc chiến, khi Sài Gòn hấp hối, ông Nguyễn Cao Kỳ mặc quân phục xuất hiện trước đám đông hô hào ông sẽ ở lại cùng đồng bào tử thủ, nhưng sau đó ông đã leo lên máy bay trực thăng đáp xuống tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu. 

Khi đó ông Trương Văn Sương đang ở Sóc Trăng, không có tin tức ông đang làm gì, và có tuyên bố gì không. Chỉ chắc chắn một điều là ông ở lại quê hương và đi “tập trung cải tạo” trong sáu năm, và sau đó ông đã vượt biên thành công đến bến Tự Do. 

Ông Nguyễn Cao Kỳ sống trên đất Mỹ mang theo đầy đủ vợ con và sống cuộc đời tự do no ấm hạnh phúc (ông bà NCK chủ nhân của một ngôi nhà to ở Huntington Beach, một tiệm rượu (liquor) ở Santa Ana, những tiệc to tiệc nhỏ ở tư gia; bà Đặng Tuyết Mai nổi tiếng tại những sòng bạc ở Las Vegas; bà còn khai trương cửa hàng bán thời trang loại sang có tên La Parisienne trong Westminster Mall – theo Đào Nương Phiếm Dị/ Tuần báo Saigon Nhỏ số 1306 phát hành tại Orange Cty ngày 5/8/2011, trang 87. 

Ông Trương Văn Sương xuống tàu quay về tìm đường “phục quốc” và bị bắt rồi bị kết án tù chung thân. Vợ con ông lao đao với cuộc sống như hầu hết vợ con của những người phục vụ trong chế độ cũ phải đi “cải tạo”. 

Ông Nguyễn Cao Kỳ, bắt tay "cựu thù", nói là về lại Việt Nam để bắc nhịp cầu “hoà hợp hòa giải”. Ông có yêu cầu nhà cầm quyền cho tu sửa lại Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà, nhưng không được đáp ứng. Thành công của ông được người ta nói đến là làm mai mối cho doanh nhân Mỹ khai thác sân Gôn (Golf). Ông phát biểu với truyền thông những lời ca ngợi chính quyền Cộng Sản, đồng thời khích bác những người trước kia cùng chiến tuyến đang tiếp tục đấu tranh chống lại chế độ đương quyền, kết tội họ “lính đánh thuê cho Mỹ”. 

Trong nhà tù biệt xứ trên Miền Bắc, ông Trương Văn Sương vẫn trước sau như một, tiếp tục giữ lập trường chống lại độc tài cộng sản, không hề khuất phục trước bạo lực. 

Ông Nguyễn Cao Kỳ đưa vợ con về làm ăn ở Việt Nam: bà vợ cũ ĐTM mở tiệm phở ở Sàigòn nơi bà một thời là phu nhân của tướng quân; bà vợ mới (vợ cũ của thuộc cấp ông ngày trước) làm ăn lớn với những người nắm chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền ở Hà Nội; con gái của ông, Nguyễn Cao Kỳ Duyên được bố khuyên về mở quán cà phê ở Đà Nẵng. 

Ông Trương Văn Sương ở trong tù không được nhìn mặt vợ và con khi họ qua đời. Những người con còn lại do lý lịch cha vừa là “Ngụy Quân” lại vừa là “ Phục Quốc Phản động” bị phân biệt đối xử, nên cuộc sống bị khó khăn nhiều bề. 

Ông Nguyễn Cao Kỳ chết tại bệnh viện ở một nước thứ ba. Nguyện vọng của ông trước khi mất là đưa hài cốt về quê quán Sơn Tây, nhưng nhà cầm quyền CS chưa cho phép nên hài cốt của ông đang lưu lại Hoa Kỳ, trong một ngôi chùa không phải của người Việt, nhưng của người Đài Loan. 

Ông Trương Văn Sương chết tại nhà tù Nam Hà và phải chôn tại đất chôn tù, mặc dầu con ông ra tận nơi ông chết xin đưa về quê quán Sóc Trăng. 

Ông Nguyễn Cao Kỳ được người nhà phủ lên quan tài cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hoà và trưng tấm hình ông ngày trước trong bộ quân phục với quân hàm. 

Ông Trương Văn Sương trong cổ quan tài của nhà tù. 

Những người đứng bên quan tài hay di cốt ông Nguyễn cao Kỳ ăn mặc và tướng mạo trông sang trọng. 

Những người đứng bên quan tài ông trương Văn Sương chỉ là bạn tù và hai người con ăn mặc trông nghèo khổ. 

Những chi tiết trên đây về ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Trương Văn Sương có nguồn từ tin tức tôi đọc được qua mạng lưới thông tin toàn cầu,và nay ghi lại theo trí nhớ. Nếu có gì không đúng sự thật và có điều gì xúc phạm đến hai ông, tôi cúi đầu xin vong linh hai ông niệm tình tha thứ cho. 

Tôi ghi lại trên đây một số tin tức về hai ông mà hầu hết có tính cách đối lập nhau không nhằm mục đích để ca tụng người này hay lên án người kia. 

Tôi ghi lại vì trong khi “so sánh” sự trở về và cái chết của hai người cựu binh Nguyễn Cao Kỳ và Trương Văn Sương, tôi thấy xuất hiện một khuôn mặt cựu binh khác. Người lính thứ ba này chưa trở về, đang sống nhưng đã chết, tên là Nguyễn Bá Chổi. “Khúc ruột ngàn dặm” lưu lạc nào mà chẳng cô độc chốn đất khách quê người (1) lại chẳng khát khao quay về nối liền bụng Mẹ, nhưng Mẹ đã chết từ dạo ấy. 

Cả ba người cựu binh ấy đã từng qùy gối xuống đưa cao tay tuyên thề đem thân mình bảo vệ Mẹ, nhưng đã không làm tròn sứ mạng, đã “giữ quê quê mất, dựng nhà nhà tan” (2) 

Đó là thân phận của ba người cựu binh của một quốc gia có tên Việt Nam Cộng Hoà đã bị xóa tên. 

Nhưng đứng đâu thì đứng, nói gì thì nói, nhìn sao thì nhìn, giải đất hình chữ S của Tổ Tiên sau bao thăng trầm, do ngoại bang xâm lăng dày xéo lẫn huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt, vẫn còn đó như di sản cha ông với thương tích đầy mình và máu người dân vẫn đang tiếp tục rỉ dưới tay bạo quyền bản xứ, và đang đứng trước họa xâm lăng từ kẻ thù truyền kiếp hung hiểm thâm độc hơn bao giờ. 

Giang Sơn ấy bây giờ mang tên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và quân lực vẫn mang tên Quân Đội Nhân Dân. 

Chỉ sợ rằng hai chữ Việt Nam ngạo nghễ qua bao đời giờ phải khép nép đứng lẻo đẻo làm cái đuôi cho cái thân XHCN đã thúi rửa, và cái Quân Đội đã bị choá mắt bởi 16 chữ vàng mà bỏ Nhân Dân Việt đi theo Nhân DânTệ, như ông Cựu Đại tá một thời của QĐND đang cảnh báo “Linh hồn Quân Đội Nhân Dân lâm nguy” (3) 

Người viết cầu mong các anh bộ đội của Quân Đội Nhân Dân sẽ lâm tròn sứ mạng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam, để ít ra các anh không phải lâm vào tình huống chắc chắn còn tệ hại hơn cái chết-dù-đang-sống của người cựu binh thứ ba, một trong những người lính của nước Việt Nam Cộng Hoà mà các anh đã đánh thắng năm 1975. 


1 tháng 10: Dấu ấn ngày tháng của thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 5?



Vũ Đông Hà (danlambao) Trong những ngày qua, việc lãnh đạo Lào Cai chỉ thị các công sở và nhà dân treo đèn lồng Trung Quốc đã làm xôn xao dư luận. Nhiều người cho rằng đây là một hành động tự nguyện làm nô dịch văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, có thực sự thái độ nô dịch chỉ được thể hiện ở cái đèn lồng? Hay còn một âm mưu nào khác, đen tối hơn thế nữa?

Mập mờ về ngày tháng 

Theo Wikipedia:
Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. 

Dữ kiện về ngày thành lập tỉnh Lào Cai 12 tháng 7 cũng được ghi trên trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.

Tuy nhiên, vào ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn. 

16 năm sau, vào ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 10/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã. 

Dữ kiện ngày tái lập 10 tháng 10 này được ghi trên trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai

Tóm lại tỉnh Lào Cai có 2 ngày lịch sử. Đó là: 

Ngày thành lập tỉnh: 12 tháng 7 năm 1907 
Ngày tái lập tỉnh: 10 tháng 10 năm 1991 

Lãnh đạo Lào Cai đã quyết định không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm (như vào năm 2007 đã tổ chức rầm rộ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Lào Cai với sự tham dự của TBT lúc đó là ông Nông Đức Mạnh). Thay vào đó họ đã dùng ngày tái lập tỉnh để tổ chức kỷ niệm 20 năm.

Tại sao? 

Đen tối trong âm mưu 

Trong cái gọi là Hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày "tái lập tỉnh Lào Cai" thì có một điều lạ nhưng hiện diện một cách ngẫu nhiên, trở thành bình thường, không ai thắc mắc là con số ngày tháng 1/10/1991 - 1/10/2011 nhan nhản khắp nơi. Ngày 1 tháng 10 "tự nhiên" và "đương nhiên" chính thức trở thành ngày tái lập tỉnh của Lào Cai



Từ đâu xuất hiện ngày 1 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai?
Tại sao không phải là ngày 10 tháng 10 theo quyết định của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII vào năm 1991?

Từ ngày thành lập tình chuyển sang ngày tái lập tỉnh, từ 10 tháng 10 âm thầm chuyển qua 1 tháng 10. Tại sao?

Ngày 1 tháng 10 phải là ngày tái lập tỉnh Lào Cai. 
Ngày 1 tháng 10 cũng đã phải là ngày khai mạc Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long năm 2010. 
Ngày 1 tháng 10 cũng là ngày Quốc Khánh của Trung Quôc.

Chỉ là nô lệ văn hóa đèn lồng hay thật ra là những âm mưu âm thầm, đen tối, từng bước dọn đường mở lối cho thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 5? 

Câu trả lời không chỉ dừng lại ở chiếc đèn lồng Trung Quốc, ở con số 1 hay số 10 của ngày tháng, mà có thể xuyên suốt thời gian của thời kỳ 16 chữ vàng, cộng với những hành xử và tuyên bố của lãnh đạo đảng trong thời gian vừa qua - đối với nhân dân và đối với các đồng chí đàn anh phương Bắc. 




Chúc mừng sinh nhật Blogger Điếu Cày


24.09.2011


Lạc Việt (danlambao) - Sau 3 năm rưỡi ngục tù vì cái án vu cáo "trốn thuế", và thêm gần 1 năm giam giữ trái phép, đến hôm nay Blogger Điếu Cày vẫn chưa được tự do. Không ai biết nhà cầm quyền hiện đang giam giữ anh ở đâu, tình trạng sức khỏe ra sao, còn sống hay đã bị thủ tiêu... Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn làm ngơ trước dư luận trong nước và quốc tế thường xuyên lên tiếng kêu gọi trả tự do cho anh. Hàng chục lá đơn của chị Dương Thị Tân gửi cơ quan an ninh điều tra, đòi trả lời cho gia đình về những quan ngại cho tính mạng của anh vẫn bị vất xó.



Hôm nay, 23/9/2011 là kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh của Blogger Điếu Cày. Sự đấu tranh hào hùng và tinh thần bất khuất của anh vì dân chủ, tự do, nhân quyền cho đất nước đã, đang và sẽ được những người yêu nước ghi nhớ.


Chúng tôi xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến với anh Điếu Cày, gia đình anh và các bạn trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Chúng tôi tin chắc rằng mọi chế độ độc tài, phản dân, hại nước đều phải sụp đổ và trả giá. Lịch sử Việt Nam rồi đây chắc chắn sẽ ghi tên anh Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).


Bài và ảnh : Lạc Việt (danlambao)


Liên tục hai hội nghị về Biển Đông

Thứ năm, 22 tháng 9, 2011 





 Viễn cảnh dầu hỏa ở Biển Đông 
khiến các nước tìm cách khẳng định chủ quyền



Thêm một hội nghị thứ hai trong vòng một tuần để bàn về tranh chấp Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

ASEAN: Kế hoạch của Philippines về biển Đông có cơ sở pháp lý


Thứ Sáu, 23 tháng 9 2011



Cuộc họp hai ngày các chuyên viên pháp lý của ASEAN kết luận là đề nghị của Philippines về phát triển kinh tế chung tại những vùng tranh chấp ở Biển Đông có căn bản pháp lý.



Đảo Pagasa, 
một phần của nhóm đảo Trường Sa đang tranh chấp, 
nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines


Các chuyên gia hàng hải ASEAN họp về vụ tranh chấp Biển Đông

Thứ Năm, 22 tháng 9 2011




Các chuyên gia hàng hải ở khắp Đông nam châu Á đang họp tại Manila để thảo luận về một đề nghị của Philippines nhằm ngăn tránh các vụ xung đột trong tương lai ở vùng biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Brian Padden từ Jakarta, Philippines vẫn ủng hộ việc ASEAN có một lập trường cứng rắn hơn đối với những tuyên bố của Trung Quốc nhận chủ quyền trong khu vực có tranh chấp giàu tài nguyên dầu khí này.



Hình: REUTERS
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 12/6/2011


“Vòng tròn bất tử” - cuộc gặp ít người biết


 
2011-09-21


Ngày 3 tháng 9 vừa qua, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa đã tổ chức buổi gặp gỡ của các cựu chiến binh trận hải chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988.





Ảnh Nguyễn Chí Tuyến
Quang cảnh hội trường diễn ra buổi gặp gỡ các cựu chiến binh 
trận hải chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988. Ảnh chụp hôm 03/9/2011. 


Những hạt sạn ...

 

Cuộc gặp mang tên “Vòng tròn bất tử -Tri ân chiến sĩ”, diễn ra tại khu Du Lịch Suối Lương – Đà Nẵng với sự tham gia của các nhân chứng sống trong chiến dịch CQ-88. Sự việc sau 23 năm, những người lính trên đảo Gạc Ma năm xưa được gặp lại lý ra là một cuộc gặp đầy ý nghĩa. Tiếc rằng, cuộc gặp tưởng hy hữu này lại không được nhiều người biết đến.  


Cuộc gặp lấy ý tưởng từ vòng người của 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắn chết trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988 trên đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.




Đã hơn 23 năm qua đi, nhưng mỗi khi nhắc đến chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền 88), là lòng người Việt Nam lại thấy xót ra bởi khi ấy, ba chiếc tàu HQ-604; HQ-605 và HQ-505 cùng gần 70 chiến sĩ đã vĩnh viễn chìm vào lòng đại dương cùng lá cờ tổ quốc của mình. Sau trận chiến ấy, chín hải quân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ và được trả về Việt Nam 4 năm sau đó.



Một người đã mất vì bệnh ung thư, tám người còn lại cũng chưa gặp lại nhau từ khi bước khỏi nhà tù Trung Quốc. Trong khi câu chuyện về họ ít được nói đến, nếu không muốn nói là bị né tránh, khi Việt Nam và Trung Quốc vẫn kiên định chính sánh “Mười sáu chữ vàng, bốn chữ tốt”, thì cuộc gặp “Vòng tròn bất tử” có lẽ là một sự nỗ lực rất lớn từ phía ban tổ chức. Đặc biệt, khi ban tổ chức, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, chỉ là những thanh niên vừa ngoài 20 thì những cố gắng của họ lý ra càng được trân trọng.



Tuy nhiên, nếu cuộc gặp bớt đi những “hạt sạn” thì có lẽ không tạo ra cảnh người tham dự ra về với sự thắc mắc, sự im lặng hoặc thất vọng.



Thắc mắc đầu tiên, có lẽ là từ vấn đề an ninh của chương trình khi một trong các quy định của ban tổ chức là người tham dự không trực tiếp tiếp xúc hay phỏng vấn các nhân chứng. Công bằng mà nói, để đảm bảo an toàn cũng như an ninh cho chương trình thì việc đặt ra các điều lệ là khả dĩ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu rằng việc trò chuyện với các cựu chiến binh mà không có ban tổ chức thì sẽ gây nguy hại gì cho an toàn của chương trình. Sáng ngày 3 tháng 9, trước khi chương trình bắt đầu, blogger Mẹ Nấm đã được ban tổ chức thông báo không được tham dự vào giờ chót theo yêu cầu của an ninh.   





Hình ảnh trưng bày tại hội trường


Blogger Mẹ Nấm bày tỏ:



“Tôi được các bạn trong TTDLHS thông báo bằng một cuộc điện thoại rằng an ninh xét lại danh sách và không đồng ý cho tôi tham gia chương trình. Nhận được thông báo ấy, tôi rất buồn vì tôi muốn tìm hiểu thông tin về trận chiến Trường Sa. Chương trình công khai mà tôi không được tham gia thì tôi không hiểu. Nếu làm như thế thì an ninh đã cho thấy rằng thông tin về trận hải chiến này không được công bố rộng rãi”.
 


Ngoài blogger Mẹ Nấm, một cộng tác viên báo Người Việt cũng bị cấm tham dự vì vấn đề an ninh.
Buổi gặp mặt của các cựu chiến binh Trường Sa còn bao trùm bởi không khí căng thẳng, e dè và im lặng với những bất thường từ phía người tham dự.



Nhiều chuyện khó hiểu 

 

Mặc dù cuộc gặp “Vòng tròn bất tử” là một sự hội ngộ hy hữu, nơi mà  người ta tưởng có thể nghe các nhân chứng sống kể về thước phim có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, tổng số người tham dự, tính luôn ban tổ chức, thành phần khách mời, an ninh và nhà báo …chỉ vào khoảng 30 người. Anh Paulo Nguyễn, một trong những người tham gia chương trình cho biết:

 

“Tổng cộng có khoảng 30 người tham dự. Theo tôi thấy, có khoảng 6 người an ninh. Tôi chỉ đoán họ là an ninh vì họ không quan tâm đến nội dung cuộc gặp mà chỉ ghi chép và gọi điện báo cáo thôi. Ban tổ chức cũng nói rằng họ không mời những người này. Hầu như là không có khách ngoài, chỉ có tôi và 3 người nữa. Còn lại là nhà báo, người phụ trách…”


Trong clip quay buổi gặp mặt của TTDLHS, có thể thấy số người tham gia rất thưa thớt. Đại diện chính thức duy nhất của nhà nước là Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, đã không xuất hiện vào phút chót mà không có một lời giải thích. Đại diện đơn vị cũ của những người tham gia chiến dịch CQ-88 cũng không có mặt.

 

Mặt khác, sáng ngày 3 tháng 9, chỉ còn ba anh Trương Văn Hiền, Dương Văn Dũng, và Lê Minh Thoa tham gia với tư cách là các chiến sĩ từng tham gia trận chiến trên đảo Gạc Ma, năm người khác đã vội vã ra về trong đêm không một lời giải thích mà bỏ lại cả tư trang tại Suối Lương. Việc năm nhân chứng của trận chiến Trường Sa bỏ về lặng lẽ và bất ngờ đã tạo ra hai dòng dư luận: nhiều người cho rằng họ không chịu nỗi khi hình ảnh xưa hiện về, nhưng có người cho rằng họ ngại vì chương trình không được cơ quan nhà nước tổ chức. Bất kể đó là lý do gì, nó cũng để lại một dấu lặng dài trong lòng người tham dự.



Chương trình kéo dài từ sáng đến giữa trưa, bắt đầu bằng việc phát biểu và tặng bằng khen cho ban tổ chức. Sau đó, là phần chiếu lại các đoạn phim về trận hải chiến tại Gạc Ma, phim tư liệu về Hoàng Sa và các hoạt động của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa. Phần giao lưu cùng với ba cựu chiến sĩ Trường Sa lý ra là phần được mong đợi nhất. Thế nhưng, phần giao lưu với các câu hỏi né tránh và vô thưởng vô phạt và việc gọi là “sự cố kỹ thuật” đã làm người ta không khỏi thất vọng.



Theo anh Paulo Nguyễn, trong phần giao lưu, người điều khiển chương trình (Đài Trang, một trong những người điều hành trang mạng Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa) chỉ hỏi các câu liên quan đến việc các anh nhập ngũ mà không xoáy vào chi tiết trận chiến và số phận của họ sau trận chiến - là các câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Anh Paulo Nguyễn nói:



“Nội dung trao đổi trong cuộc giao lưu, người dẫn chương trình chỉ hỏi những câu không quan trọng, mà những thông tin quan trọng về cuộc chiến, về cuộc sống trong tù, về sự hỗ trợ của chính phủ thì lại không được hỏi tới. Mở đầu giao lưu, anh Dương Văn Dũng lại muốn nói thêm thì bất ngờ lúc đó chiếc loa cứ phát ra tiếng beep beep liên tục. Lúc đó thì người dẫn chương trình lại trở về, hỏi những câu không quan trọng nữa’.





Khách mời bước vào Hội Trường. Ảnh Nguyễn Chí Tuyến



Trong buổi họp mặt, có đến 3 cơ quan báo chí nhà nước được tham dự. Thế nhưng sau khi chương trình kết thúc, cho đến bây giờ vẫn chưa có cơ quan báo chí nào tại Việt Nam đưa tin về cuộc gặp này. Nếu có, chỉ là những ghi chép nhặt nhạnh trên blog của những ai may mắn được nằm trong số vài chục người hiếm hoi có mặt tại Trung tâm Du lịch Suối Lương ngày 3 tháng 9 ấy. Và trong số ấy, chỉ có 3 người biết được chuyện gì xảy ra ngày 14 tháng 3 năm 1988 tại Gạc Ma – ngày mà cả Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi là


 
“sự kiện ngày 14 tháng 3 năm 1988”; ngày mà Trung Quốc gọi là sự chiến thắng vinh quang và làm phim giáo dục cho con cháu họ; và đó cũng là ngày các chiến sĩ  hải quân Việt Nam phải rơi lệ vì nhìn đồng đội và Gạc Ma mãi xa lìa tổ quốc.  



Tại cuộc gặp “Vòng tròn bất tử”, anh Trương Văn Hiền rơi lệ nói rằng “Cho đến gần đây vợ tui mới tin tui từng chiến đấu ở Trường Sa rồi bị Trung Quốc bỏ tù. Trước nay vợ con tôi cứ tưởng tui bị tù rồi bịa chuyện ra để kể với con”, mới thấy nhiều người vẫn muốn dư luận quên đi trận hải chiến Trường Sa và cố tình gọi nó với những tên gọi khác. Gạc Ma - cho đến bao giờ mới được lịch sử gọi với một cái tên đúng? 


Tuần trước chúng tôi đã liên lạc với Đài Trang, người tổ chức chính của chương trình, nhưng đã bị từ chối. (Quynhchi@rfa.org).





http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-endless-circle-meeting-qc-09212011174242.html