Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

LỜI KÊU GỌI: Hãy ủng hộ Phong trào “LỜI TUYÊN BỐ” và Phạm Thanh Nghiên, Đoàn Văn Vươn


Lê G. (Danlambao) - Nhớ lúc trước khi viết sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thật ra tôi không nghĩ trong câu đó cá nhân anh Nguyễn Đắc Kiên là quan trọng, với tôi ai dám đứng lên đương đầu với chế độ độc tài đều là anh hùng, là người xứng đáng để noi theo.

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Tuyên bố về vụ án và phiên tòa tại Tiên Lãng, Hải Phòng

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam và Anh Chị Em Tín hữu Công giáo. 

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên gặp gia đình


VRNs (30.03.2013) – Sài Gòn – Hôm qua, ngày 29/03/2013 bà Nguyễn Thị Nhung cùng với chồng và con trai (em của Phương Uyên) lặn lội từ Bình Thuận xuống tận Tòa án tỉnh Long An đề nghị cho gặp mặt con gái sau hơn 5 tháng bị bắt giam.

Thư kêu cứu trước phiên xử Đoàn Văn Vươn

Nam Nguyên, phóng viên RFA-2013-03-26

Doan_Van_Vuon_305.jpg
Ông Đoàn Văn Vươn tại nơi bị giam giữ, ảnh chụp trước đây.
Vụ án Tiếng súng Hoa Cải ở Tiên Lãng sẽ được xét xử từ 2 đến 5/4/2013 tại Tòa án Hải Phòng. Một tuần trước phiên xử, bà Nguyễn Thị Thương vợ ông Đoàn Văn Vươn và Phạm Thị Hiền vợ ông Đoàn Văn Quý, đã gởi thư ngỏ cho các trang mạng xã hội để tố giác sự bất công và kêu gọi người dân ủng hộ đòi công lý.

Áp đặt tội danh

Theo thông báo chính thức, 4 người trong gia đình họ Đoàn bị truy tố tội giết người là ông Đoàn Văn Vươn 50 tuổi, ông Đoàn Văn Quý 47 tuổi, Đoàn Văn Sịnh 46 tuổi và Đoàn Văn Vệ 39 tuổi. Các bị can này đang bị giam giữ. Ngoài ra, vợ ông Đoàn Văn Vươn là bà Nguyễn Thị Thương 43 tuổi và bà Phạm Thị Báu tức Phạm Thị Hiền 31 tuổi vợ ông Đoàn Văn Quý đang được tại ngoại, cũng bị truy tố tội chống người thi hành công vụ.
Trong thư ngỏ được trang blog nổi tiếng Quê Choa và nhiều trang mạng xã hội phổ biến, gia đình họ Đoàn kêu cứu về điều gọi là áp đặt tội danh một cách bất công, qua một quá trình điều tra tùy tiện.

Đến giờ phút này gia đình chúng tôi vẫn giữ nguyên một quan điểm là không có tội và tất cả hành động chỉ là để bảo vệ tài sản của gia đình mình.
Nguyễn Thị Thương
Trả lời chúng tôi vào tối 26/3/2013, bà Nguyễn Thị Thương xác nhận là hai chị em đã gởi thư ngỏ đến các bloggers, các nhà báo tự do từng ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn suốt hơn một năm qua. Bà nói:
“Đến giờ phút này gia đình chúng tôi vẫn giữ nguyên một quan điểm là không có tội và tất cả hành động chỉ là để bảo vệ tài sản của gia đình mình. Đúng theo như lời bác Hồ nói là giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh và họ chính là những người đến cướp đất của chúng tôi và việc chống trả của gia đình chúng tôi là rất bình thường. Nếu rơi vào bất kỳ người dân nào thì họ cũng sẽ hành động như vậy.”
Bà Thương cho biết trong hơn 1 năm qua gia đình bà không hề được gặp mặt 4 người họ Đoàn đang bị giam giữ. Tuy vậy bà cho biết ngày 26/3 các luật sư trong vụ án có vào trại giam làm việc với thân nhân của bà.

tienlang-ngu-t-thuong-250.jpg

Bà Nguyễn Thị Thương (trái), vợ của ông Đoàn Văn Vươn và bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý, làm việc với Cơ quan Điều tra Công an TP Hải Phòng ngày 13-2. Photo courtesy giaoduc.net.
“Luật sư Hùng thì hôm nay chỉ được gặp anh Quý, còn Luật sư Luân thì gặp anh Vươn. Các anh ở trong đấy theo luật sư nói là sức khỏe vẫn bình thường, nhưng tinh thần các anh ấy rất lo lắng vì không biết bên ngoài như thế nào, rất lo lắng cho vợ con sống như thế nào có bị sức ép của chính quyền hay không. Và nhất là phiên tòa tới đây gia đình có tìm được công lý hay không.”
Theo lời bà Nguyễn Thị Thương, gia đình có 8 luật sư biện hộ, riêng bốn người đang bị giam và bị truy tố về tội giết người thì có 3 luật sư bảo vệ quyền lợi. LS Nguyễn Việt Hùng một trong ba người vừa nêu trả lời chúng tôi vào tối 26/3:
“Phiên xử sắp tới tôi chưa thể nói trước một điều gì nhưng tôi chỉ hy vọng rằng công lý sẽ được thực thi. Hôm nay 26/3 các luật sư bảo vệ cho các bị cáo đang ở trong trại tạm giam thì chúng tôi đã gặp tất cả… về cơ bản là tạm ổn, có nghĩa là gặp bị cáo Vươn, bị cáo Quý, bị cáo Sịnh và bị cáo Vệ…có những điều chúng tôi phải nói tại phiên tòa, có những việc chúng tôi cần kiến nghị nhưng chưa thể thông tin một cách chính thức với báo chí bên ngoài được.”

Chính quyền sai, dân vẫn có tội?

Nhắc lại vụ Tiên Lãng xảy ra vào ngày 5/1/2012, gia đình Đoàn Văn Vươn đã tự vệ nổ súng hoa cải và mìn tự chế bằng bình gas để ngăn cản lực lượng công an quân đội khoảng 100 người tiến hành cưỡng chế hơn 40ha đất ven biển trong đó một nửa là đất giao, phần còn lại là do gia đình này suốt 14 năm tự đầu tư đắp đê ngăn biển mở rộng bãi bồi làm đầm nuôi thủy sản. Vụ này làm cho 4 công an và 2 bộ đội bị thương. Cả gia đình bị bắt và truy tố về tội giết người, hoặc chống người thi hành công vụ. Nhà ở của anh em Đoàn Văn Vươn  bị phá hủy hoàn toàn. Vụ việc đã gây chấn động dư luận trong ngoài nước giữa bối cảnh chính quyền thu hồi cưỡng chế đất đai tràn lan trên cả nước.
Có những điều chúng tôi phải nói tại phiên tòa, có những việc chúng tôi cần kiến nghị nhưng chưa thể thông tin một cách chính thức với báo chí bên ngoài được.
LS Nguyễn Việt Hùng
Trước áp lực của công luận, ngày 22/2/2012  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận chính quyền sai hoàn toàn trong vụ cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn. Sau đó một số quan chức Đảng và Chính quyền địa phương bị cách chức hoặc tạm giam, họ đang chờ ra tòa vào ngày 8/4/2013 sắp tới. Trong đó 4 người bị truy tố về tội hủy hoại tài sản, riêng ông Lê Văn Hiền nguyên Chủ tịch Huyện Tiên Lãng bị truy tố về thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Dù Thủ tướng khẳng định là vụ cưỡng chế trái pháp luật, nhưng ông Đoàn Văn Vươn, kỹ sư nông nghiệp từng có thời gian phục vụ quân ngũ, bản thân không có mặt lúc vụ việc xảy ra, vẫn bị bắt giam cùng anh em ruột là Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và người cháu là Đoàn Văn Vệ. Họ sẽ ra tòa ngày 2/4/2013 sắp tới với tội danh cáo buộc là giết người. Theo luật hình sự Việt Nam tội này có án phạt tù từ 12 năm đến cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Riêng bà Nguyễn Thị Thương vợ ông Vươn và bà Phạm Thị Báu tức Hiền vợ ông Quý cũng bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ.
Vụ án Tiên Lãng Hải Phòng, quen gọi là vụ án Tiếng Súng Hoa Cải được nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh mô tả là, một bài học cho chính quyền, khi cưỡng chế sai và sử dụng quân đội một cách hoàn toàn trái pháp luật. Ngoài ra, theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nguyên Đại biểu Quốc hội các khóa 8-9-10, có thể coi vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn cho chế độ.

Hoa Kỳ quan ngại việc Trung Quốc bắn tàu cá Việt Nam

RFA 27.03.2013
4Chot_5f144-305.jpg
Tàu cá VN bị truy đuổi và bị tàu TQ bắn cháy hôm 20 tháng 3.
Courtesy nld


Người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell nói rằng Mỹ lo ngại trước sự kiện tàu cá Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam. Đây là phần trả lời của Bộ ngoại giao Mỹ trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào chiều ngày hôm qua, 26/3, giờ địa phương.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Chúng ta là Đoàn Văn Vươn

- Tôi sẽ viết lên giữa lòng ngực này và đứng giữa phố phường, hiển thị trên thế giới mạng để nói lên niềm tin mãnh liệt của tôi: Đoàn Văn Vươn vô tội. Đoàn Văn Quý vô tội. Đoàn Văn Sịnh vô tội. Đoàn Văn Vệ vô tội.

Triều Tiên cắt đứt mọi liên lạc với Hàn Quốc, chiến tranh gần kề

Sau lời đe dọa tấn công Mỹ và Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, hôm 27/3, Triều Tiên tuyên bố cắt đứt kênh thông tin liên lạc cuối cùng với Hàn Quốc – đường dây nóng quân sự bởi khả năng một cuộc chiến tranh có thể xảy ra “bất cứ lúc nào”.
Triều Tiên cắt đứt mọi liên lạc với Hàn Quốc, chiến tranh gần kề
Chủ tịch Kim Jong-un tới thăm đơn vị pháo tầm xa 641 với mục tiêu tấn công đảo Baengnyeong của Hàn Quốc hôm 11/3

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Tương lai của gói 30 nghìn tỷ đồng cho địa ốc?

Đối với giới kinh doanh bất động sản thì 30 nghìn tỷ đồng này chỉ như muối bỏ bể...

Tương lai của gói 30 nghìn tỷ đồng cho địa ốc?



Ngân hàng Nhà nước cho biết số tiền 30.000 tỷ đồng đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tính toán kỹ, trong đó có tính tới việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát trong ngắn và trung dài hạn - Ảnh minh họa.

Bằng Chứng bán nước của Bè lũ Nô Tài CSVN được Chính Tướng Trung Cộng Zhu Chenghu công khai-South China Sea: Central to Asia-Pacific Peace and Security

 Bằng Chứng bán nước của Bè lũ Nô Tài CSVN được Chính Tướng Trung Cộng Zhu Chenghu công khai tại Buổi Hội Thảo Asia Society 3/14/2013 New York City, Hoa Kỳ. Giấy Trắng Mực Đen
Trong đoạn Video ghi lại phiên tranh luận tại Hội thảo Biển Đông do Đại học Quốc gia Singapore cùng Asia Society tổ chức tại New York, Thiếu tướng Chu Thành Hổ Zhu Chenghu - Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã ném bản công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào mặt phía đại diện Việt Nam tham dự hội nghị như là một "bằng chứng" chứng minh Hà Nội đã thừa nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa. Đại diện cho VN tại hội thảo này đã không có phản ứng đối đáp lại phía TQ

March 13-15, 2013
Vietnamese border guards watch the U.S. 7th Fleet's U.S.S. Blue Ridge entering Tien Sa port in Danang on April 23, 2012, ahead of five days of joint naval exercises between the U.S. and Vietnam. (Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages)

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Tù nhân yêu nước, sinh viên Đinh Nguyên Kha bị trích xuất lên bộ công an để điều tra “tình tiết mới”

 7:09 Sáng 27/03/13


VRNs (27.03.2013) – Sài Gòn – Chiều hôm qua, 26/3/2013, mẹ của sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha là bà Nguyễn Thị Kim Liên đã đến văn phòng Công Lý & Hòa Bình cho biết, con trai bà là Đinh Nguyên Kha sinh viên của trường Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã bị công an cộng sản Việt Nam bắt giam mấy tháng nay tại Long An mà ai cũng biết là can tội dám yêu nước và hiện tại đang bị bộ công an trích xuất khỏi trại tạm giam Long An đem về Bộ công an ở Sài Gòn để điều tra tình tiết mới.
Mảnh giấy note bà Liên đã nhận được tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An

Việt Nam làm gì để bảo vệ ngư dân?

Gia Minh, biên tập viên RFA 2013-03-26
0-d70a6-305.jpg
Tàu cá VN bị truy đuổi và bị tàu TQ bắn cháy hôm 20 tháng 3.
Courtesy vnecono
Dư luận trong nước tiếp tục phẫn uất trước việc tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt tại khu vực vùng biển Hoàng Sa, bị tàu Trung Quốc xua đuổi, cướp bóc và bắn cháy. Cơ quan chức năng đang làm gì để bảo vệ ngư dân Việt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam?

Cơ quan chức năng lên tiếng

Lên tiếng mới nhất của chính quyền Việt Nam đối với việc Trung Quốc sử dụng các tàu bắn vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam được đưa ra vào ngày 25 tháng 3.
Cũng tương tự như những lần lên tiếng trước đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nói tại Hà Nội rằng hành động truy đuổi và nổ súng bắn cháy ca bin tàu chiếc tàu QNg 96382TS của ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông, DOC.

Chuyên gia Trung Quốc dùng gậy sắt đánh công nhân Việt Nam

Dân Việt - Chiều 26.3, Trung tá Bùi Văn Chương - Trưởng Công an xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An xác nhận có vụ việc một chuyên gia người Trung Quốc dùng tuýp sắt đánh công nhân.
Trao đổi với Dân Việt, Thượng tá Hồ Văn Phước - Trưởng công an huyện Đức Hòa khẳng định: Cơ quan công an đang củng cố hồ sơ, làm rõ vụ việc, xem xét thương tích của các công nhân và xử lý theo pháp luật.
Công nhân tố cáo vụ việc.

Nguyễn Đắc Kiên:Trách nhiệm với chữ ký



Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Ban soạn thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 bỏ những ý kiến khác dự thảo vào sọt rác, với lý lẽ: “Có những ý kiến trái chiều nhưng đa số người dân ủng hộ dự thảo”. Tuy nhiên, sẽ là một nỗi thất vọng to lớn nếu một cách hành xử tương tự xảy ra với những người chủ trương Kiến nghị 72 và Tuyên bố Công dân Tự do.

Trung Quốc tuyên bố vụ bắn tàu cá Việt là 'chính đáng và cần thiết'!


TPO – Báo chí Trung Quốc và hãng tin quốc tế ngày 26/3 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Hồng Lỗi, trắng trợn tuyên bố việc bắn tàu cá Việt Nam là ‘chính đáng và cần thiết’.
Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam, nhưng ông Hồng Lỗi vẫn lớn tiếng cho rằng đây là hành động 'cần thiết và chính đáng'?. Ảnh: Nguyễn Thành
Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam, nhưng ông Hồng Lỗi vẫn lớn tiếng cho rằng đây là hành động 'chính đáng và cần thiết'?. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đưa tin giặc Tàu leo thang tội ác cũng phải được lệnh?

Võ Văn Tạo
Trưa 20-3, tàu tuần tra Trung Quốc số 786 rượt đuổi, bắn cháy tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Vượt hàng trăm hải lý, ngày 22-3, tàu cá trên, do ngư dân Bùi Văn Phải làm thuyền trưởng, với bằng chứng cabin tàu cháy tan hoang, mới về đến cầu cảng Lý Sơn.
9h17 phút sáng 24-3, Báo Tiền Phong onlines đưa tin (kèm ảnh) vụ việc hết sức nghiêm trọng trên. Vài giờ sau, bỗng bản tin onlines biến mất, không một lời giải thích(!). Công luận đành suy đoán 2 khả năng:
1. Tiền Phong nhanh nhảu đoảng, đưa tin không chính xác. Bóc tin không giải thích, thiếu tôn trọng bạn đọc.
2. Đưa tin đúng, nhưng bị lệnh bóc.
Phần lớn nghiêng về khả năng thứ nhất, vì chẳng lẽ đưa tin tố cáo giặc Tàu leo thang tội ác cũng phải được trên cho lệnh?Tàu cá QNg 96382 TS bị bắn cháy cabin (ảnh TP)
Tàu cá QNg 96382 TS bị bắn cháy cabin (ảnh TP)

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Bị tàu TQ bắn ngay trên vùng biển của mình: Ngư dân Quảng Ngãi phản ánh bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá

Ngày 24.3, các ngư dân xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trên tàu cá số hiệu QNg 96382 phản ánh với các cơ quan chức năng về việc vừa bị tàu Trung Quốc đuổi bắn khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa. Chiếc tàu cá QNg 96382 nằm tơi tả trên cảng cá Sa Kỳ, phần cabin cháy rụi, đen ngòm.


Chủ tàu Phải và thuyền trưởng Thạnh với con tàu cháy rụi phần trên cabin. Ảnh: T.T.Thư

Thư ngỏ gửi bà con nhân dân cả nước của Vợ Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Quý

...Phiên tòa tới đây gia đình tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ của bà con như suốt một năm qua để gia đình tôi vững vàng hơn trên bước đường đi tìm công lý. Công bằng của gia đình tôi đồng nghĩa với công bằng của tất cả bà con...


Tu viện DCCT Sài Gòn góp ý kiến sửa đổi HP 1992

6:38 Sáng 25/03/13

VRNs (25.03.2013) – Sài Gòn – Thứ bảy, ngày 23.03 vừa qua, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, CSsR, Bề trên tu viện, đã thay mặt cho 109 công dân tu sĩ và linh mục đang thường trú và tạm trú tại tu viện, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sài Gòn, gởi bản góp ý đến cơ quan chức năng theo yêu cầu của họ.
Bản đóng góp ý kiến do cha Bề trên tu viện Sài Gòn ký cũng là bản, mà các gia đình trong Sài Gòn được nhận trong thời gian qua. Về nội dung góp ý (ban tổ chức lấy ý kiến) có đưa ra hai câu hỏi. Câu đầu tiên có gợi ý là “Xin ghi nguyên chữ ‘đồng ý’”. Tức buộc người góp ý chỉ có quyền đồng ý mà thôi. Nhận thấy việc xin ý kiến là việc làm ăn lương của người tổ chức, còn việc trả lời thì người dân phải trả lời thật lòng, mà thật lòng thì không thể đồng ý với bản dự thảo sửa đổi HP 1992 do Ủy ban soạn thảo đưa ra, nên cha Bề trên đã ghi rõ: “không đồng ý”.

DCCT Sài Gòn Khai Trương Phòng Công Lý Và Hòa Bình


VRNs (25.3.2013) – Sài gòn – Vào lúc 14 giờ 30 ngày 24.3.2013, Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn đã khai trương phòng Công lý và Hòa Bình (CL và HB), tại khu nhà Hiệp nhất B của Nhà Dòng.
Đến khai trương phòng CL và HB có Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Từ thiện Xã hội thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất; Lm Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT; Lm Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Tu viện kiêm chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG; quý cha phụ trách về CL và HB, về truyền thông trong Nhà Dòng; Ông chủ tịch HĐ Gx. Đức Mẹ HCG. Ngoài ra còn có một anh chị em đang thao thức đến công việc dấn thân cho công lý và hòa bình cũng tới tham dự.

Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT chủ sự giờ cầu nguyện và chúc lành cho phòng CL và HB

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Đi khiếu kiện phải đặt tiền cọc

Thanh Trúc, phóng viên RFA

2013-03-24
000_Hkg4836083-305.jpg
Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh mang tính minh họa.
AFP PHOTO/Ian Timberlake




Tại cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội tuần qua, nhằm thảo luận dự luật về việc tiếp công dân, đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng đề nghị là cần có qui định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền cược khi nộp đơn kiện.

Thua thì coi như mất

Đó là cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về dự thảo Luật Tiếp Công Dân hôm thứ Ba tuần trước. Báo chí trong nước trích dẫn lời chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cuộc thảo luận là hiệu quả việc tiếp dân, biểu hiện qua các kiến nghị, khiếu nại và tố cáo, có được giải quyết thuận lòng dân không.
Ông Nguyễn Sinh Hùng hỏi rồi tự trả lời là chưa đạt yêu cầu, cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được rằng sau khi có luật thì sẽ tạo những biến chuyển gì mới.
Trong khi đó, nêu ý kiến cần có qui định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cược là ông Phan Xuân Dũng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường, nói rằng thua thì coi như mất tiền cọc, kiện đúng thì tiền cọc được nhà nước hoàn trả.
Vòng thảo luận về Dự Luật Tiếp Công Dân diễn ra vào khi Việt Nam, từ nhiều năm nay, đối diện với hàng chục ngàn vụ khiếu kiện đủ loại từ thành đến tỉnh, trong đó đa số là những đơn khiếu kiện và đòi bồi thường đất đai bị chiếm cứ một cách oan sai trên khắp cả nước.

Tiền ăn còn không có

Họ là những ngưòi thấp cổ bé miệng, tiền ăn còn không có lấy đâu ra tiền cược khi đi khiếu kiện. Từ Hà Nội, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, thường giúp đỡ dân oan ra thủ đô thưa kiện trước Nhà Tiếp Dân của chính phủ, khẳng định như vậy:
“Tôi có đọc trên tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, đăng tin một đại biểu trong Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, phát biểu là đi khiếu kiện phải đặt tiền cọc nhưng nếu anh thua kiện thì anh mất số tiền đó.
Mục đích của họ là tìm cách hạn chế người dân khiếu kiện, hạn chế những vụ khiếu kiện tập thể, khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện ở khắp các địa phương, đang nở rộ như hoa mùa xuân ở trong nước.”

vietnamexodus.org-1-250.jpg
Một cảnh khiếu kiện đất đai thường thấy của người dân. Photo courtesy of vietnamexodus.org
Ông nói biện pháp này không tưởng và không thể thực hiện được vì thiếu tính thực tế và tính công bằng:
“Đồng bào dân oan mất đất mất nhà do chính sách cưỡng đoạt đất đai và đền bù không thỏa đáng, mang tính chất như cướp bóc của dân, muốn hạn chế dân oan và vấn nạn khiếu kiện phải là xem xét lại toàn bộ chính sách về Luật Đất Đai hãy còn nhiều bất cập, thiếu tính chất phục vụ tôn trọng người dân. Vấn đề nguồn gốc là chỗ đó.
Không phải bây giờ ép dân đặt tiền cọc rồi mới cho họ khiếu kiện. Phần lớn dân oan bị áp bức phải đi đến khiếu kiện lâu năm, và đã khánh kiệt không còn tài sản tiền bạc thì lấy đâu ra mà tiền đặt cọc. Đây là ý kiến cá nhân của một nhà đại biểu quốc hội, mà nếu như có được thông qua chăng nữa cũng sẽ vấp phải làn sóng phản đối dữ dội của nhân dân và dân oan nói chung, và của giới trí thức và những người đấu tranh như chúng tôi.”
Cựu giáo viên Lê Hiền Đức, cũng thường xuyên sát cánh bên dân oan khắp nơi ra Hà Nội khiếu kiện, nhận định:
“Chưa biết mặt mũi ông này ra sao, chỉ đọc trên mạng thông tin khiếu kiện phải đặt cược, đúng trả lại tiền, sai mất tiền, nói thật tôi hơi buồn cười mà vừa tức ở chỗ là bây giờ người ta mất đất mất nhà mất ruộng người ta làm gì còn của cải nữa. Người ta phải đi hàng ngàn cây số, thí dụ dân tộc thiểu số từ Dak Nông ra đây, rồi Tây Ninh, Đồng Nai. Hàng trăm con người lang thang rét mướt đầu đường xó chợ ... Người ta làm gì có tiền nữa.
Đề nghị đặt cược này là cái trò đặt ra để ngăn cản người dân bớt đi khiếu kiện. Nào, có đi khiếu nữa không, kiện nữa không đi là mất tiền, cược thì lấy đâu ra tiền. Gọi là thách đố nhân dân đấy, một cách kiềm bớt việc đi đòi quyền sống của dân.”
Bịt miệng dân
Một dân oan ở Ki Yút, Dak Nông, bà Hồng Loan, gia đình liệt sĩ, đi khiếu niện mấy năm nay tại Hà Nội mà cứ bị xua đuổi về địa phương, phát biểu rằng đây chẳng qua là hù dọa để dân oan đừng đi khiếu kiện nữa:
“Bọn em toàn hết nhà hết cửa còn gì mà đặt cọc. Bây giờ còn nhiều gia đình bị bắt tù tội bị đánh đập làm sao đào đâu ra tiền mà đặt cọc. Chẳng qua họ đe dọa mình tiền đặt cọc cho mình chết. Nhưng không có tiền mình vẫn phải kiếm cách tạo điều kiện để đòi lại quyền lợi của mình chứ. Họ nói gì kệ họ, mình kiện là mình cứ kiện.”
Ép dân thôi, biết dân hay đi kiện lấy đâu ra tiền mà đặt cọc, bịt mồm dân thôi, làm vậy cho dân khỏi đi. 
Ông Thậm
Còn theo ông Thậm, dân oan tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, không bảo thì ai cũng hiểu qui định mà ông Phan Xuân Dũng đề nghị chỉ là cách nói ép dân cho sướng miệng quan:
“Ép dân thôi, biết dân hay đi kiện lấy đâu ra tiền mà đặt cọc, bịt mồm dân thôi, làm vậy cho dân khỏi đi. Ví dụ dân bọn tôi không tiền, muốn kiện thì vay mượn mà kiện ra đến đấy rồi thì đừng nói hai ba triệu, phải từ dăm bảy triệu trở lên chứ không dưới được. Mà rồi chờ được cái đồng tiền mình kiện theo như kiểu ... kiện củ khoai thì cũng chả được cái gì, chả có hy vọng làm được gì."
Được hỏi tại sao lại không hy vọng rằng biết đâu đề nghị đặt cược giả sử được đưa vào Luật Tiếp Công Dân rồi thì sẽ có biến chuyển mới như báo chí nói, nghĩa là đơn từ của dân được cứu xét nghiêm túc hơn. Ông Thậm trả lời ông không tin là vì:
“Thì anh này bọc anh kia, anh to bao phủ anh nhỏ, cứ vậy hóa ra mình là dân mình chỉ có chết thôi chứ chả làm được gì.”

Điên hay ngu

phan-xuan-dung-250.jpg
Đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng (ngoài cùng phải). Photo courtesy of Báo điện tử Ninh Thuận.
Cũng may đề nghị tiền đặt cọc khi nộp đơn khiếu kiện chỉ là ý kiến cá nhân của ông phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường Phan Xuân Dũng trong quốc hội. Đó là nhận định của luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh:
“Trước hết có lẽ ông đó ông điên. Đại biểu quốc hội mà phát biểu ngược luật pháp như vậy tôi cho là không còn xứng đáng. Quyền khiếu nại là quyền của công dân. Trên thế giới có nước nào đi kiện mà phải đóng tiền cọc?
Theo tôi ông đó coi thường dân, coi thường mọi người, như vậy htì cách chức ông được rồi. Suy nghĩ như vậy mà có quyền hành trong tay thì sẽ xử lý như thế nào.”
Trong những qui định về quản lý đất đai ở Việt Nam, một trong những lý do khiếu kiện của dân, luật gia Lê Hiếu Đằng phân tích, mà hiện nay nhiều đóng góp về sửa đổi hiến pháp gần như 100% đều muốn phải xác định rõ sở hữu tư nhân về đất đai:
“Như vậy, một người có trách nhiệm trong quốc hội mà đề xuất như thế lại càng tệ hơn nữa, rõ ràng ông này hoặc điên hơạc dốt hoặc là coi thường dân. Ông đâu có đứng về phía dân, kiểu đó là muốn tước quyền khiếu nại của dân.”
Nếu phải nộp tiền cược theo tỷ lệ của cải tài sản mình đang đi kiện luật gia Lê Hiếu Đằng nhận định tiếp, thì tiền đâu mà đóng cho xuể. Qui định đó, ông nói, nếu thành hình chẳng những vi phạm quyền và lợi ích của người dân đi khiếu kiện mà còn phản lại luật pháp của Việt Nam.

Hạm đội Nam Hải tuần tra trái phép trên lãnh thổ Việt Nam


Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Một hành động thể hiện trách nhiệm của Tuổi Trẻ:Đỗ Anh Tuấn - Góp ý cho Dự thảo sửa đổi

Bị CA đánh chết rồi nói láo tự tử:Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông

Gia Minh, biên tập viên RFA 2013-03-23

hoang-van-ngai-305.jpg
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.
Hình do thính giả gửi cho RFA

Nạn nhân được người nhà cho biết là ông Hoàng Văn Ngài, sinh năm 1974, cư ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nong. Ông này qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.
Ông này cùng người em là ông Hoàng Văn Tá và một người thân bán lại rẫy cho hai anh em là ông Sùng A Tú, cùng vợ của cả hai anh em bị công an xã và thị trấn Gia Nghĩa đến bắt đi khi họ đang dọn khu rẫy đó hồi ngày 14 tháng 3 vừa qua. Lý do mà phía cơ quan chức năng nêu ra để bắt giữ tất cả là vì họ phá rừng.