Bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tại Phnom Penh ngày 04/04/2012.
Thanh Phương
Sau hai ngày họp tại thủ đô Cam Bốt, Hội nghị Thượng đỉnh khối ASEAN đã chính thức bế mạc vào hôm nay 04/04/2012.
Theo giới quan sát, tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc tiếp tục chiếm một vị trí quan trọng trong các cuộc thảo luận kín giữa 10 lãnh đạo các nước Đông Nam Á, bên cạnh hai hồ sơ nóng khác là Bắc Triều Tiên và Miến Điện. Về Biển Đông, các lãnh đạo ASEAN một lần nữa cam kết « tăng cường các nỗ lực » để giải quyết hồ sơ này.
Theo giới quan sát, tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc tiếp tục chiếm một vị trí quan trọng trong các cuộc thảo luận kín giữa 10 lãnh đạo các nước Đông Nam Á, bên cạnh hai hồ sơ nóng khác là Bắc Triều Tiên và Miến Điện. Về Biển Đông, các lãnh đạo ASEAN một lần nữa cam kết « tăng cường các nỗ lực » để giải quyết hồ sơ này.
Bản Tuyên bố chung kết thúc hội nghị đã nhắc lại tầm quan trọng của bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) ký kết giữa khối ASEAN và Trung Quốc tại Phnom Penh vào năm 2002, để xác định thêm quyết tâm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình : "Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả và đầy đủ bản DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại vùng Biển Đông) trên cơ sở bản hướng dẫn thực hiện DOC".
Hướng tới tương lai trên hồ sơ này, ASEAN cho rằng cần phải nhanh chóng thống nhất ý kiến về nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC, làm cơ sở để ASEAN trao đổi với Trung Quốc.
Trên vấn đề Biển Đông khối ASEAN cũng tái khẳng định nhu cầu bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, tôn trọng luật lệ quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo hãng tin Pháp AFP, giới phân tích ghi nhận là sự tương đồng về mặt ngôn từ giữa bản hai bản Tuyên bố kết thúc Hội nghị ASEAN tại Cam Bốt lần này với Hội nghị tại Indonesia vào năm ngoái. Điều đó cho thấy là khối ASEAN vẫn bị tê liệt trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của AFP, ông Pavin Chachavalpongpun, nguyên cán bộ ngoại giao Thái Lan, hiện là chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore xác định : « Đây là một tuyên bố yếu, nhưng điều đó dễ hiểu trong bối cảnh ASEAN không thể tìm được một lập trường chung trên vấn đề Biển Đông ».
Chỉ mới hôm qua thôi, bất đồng trong ASEAN đã lộ rõ khi Việt Nam, Philippines, và Thái Lan bác bỏ đề nghị của nước chủ nhà Cam Bốt, muốn để cho Trung Quốc tham gia ngay từ đầu vào việc soạn thảo bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Ngoài vấn đề Biển Đông, lãnh đạo ASEAN hôm nay cũng kêu gọi « tự kềm chế » trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng mới đây đã loan báo kế hoạch phóng tên lửa vào trung tuần tháng Tư này để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo, nhưng quyết định đó đã bị Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước khác xem là một âm mưu thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình, vi phạm lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc.
Lẽ dĩ nhiên, các lãnh đạo ASEAN cũng quan tâm đến tình hình Miến Điện, với cuộc bầu cử bổ sung được tổ chức một cách tự do, dân chủ hôm Chủ nhật 01/04 vừa qua, đánh dấu bằng chiến thắng vẻ vang của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà.
Đúng như chờ đợi, ASEAN đã yêu cầu quốc tế bãi bỏ cấm vận Miến Điện. Bản tuyên bố chung nói rõ : « Chúng tôi kêu gọi gỡ bỏ ngay lập tức tất cả các biện pháp trừng phạt Miến Điện để đóng góp tích cực vào quá trình dân chủ và phát triển kinh tế của nước này »
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120404-be-mac-hoi-nghi-thuong-dinh-lan-thu-20-cac-lanh-dao-asean-cam-ket-tang-cuong-no-lu
Hướng tới tương lai trên hồ sơ này, ASEAN cho rằng cần phải nhanh chóng thống nhất ý kiến về nội dung Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC, làm cơ sở để ASEAN trao đổi với Trung Quốc.
Trên vấn đề Biển Đông khối ASEAN cũng tái khẳng định nhu cầu bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, tôn trọng luật lệ quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo hãng tin Pháp AFP, giới phân tích ghi nhận là sự tương đồng về mặt ngôn từ giữa bản hai bản Tuyên bố kết thúc Hội nghị ASEAN tại Cam Bốt lần này với Hội nghị tại Indonesia vào năm ngoái. Điều đó cho thấy là khối ASEAN vẫn bị tê liệt trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của AFP, ông Pavin Chachavalpongpun, nguyên cán bộ ngoại giao Thái Lan, hiện là chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore xác định : « Đây là một tuyên bố yếu, nhưng điều đó dễ hiểu trong bối cảnh ASEAN không thể tìm được một lập trường chung trên vấn đề Biển Đông ».
Chỉ mới hôm qua thôi, bất đồng trong ASEAN đã lộ rõ khi Việt Nam, Philippines, và Thái Lan bác bỏ đề nghị của nước chủ nhà Cam Bốt, muốn để cho Trung Quốc tham gia ngay từ đầu vào việc soạn thảo bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Ngoài vấn đề Biển Đông, lãnh đạo ASEAN hôm nay cũng kêu gọi « tự kềm chế » trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng mới đây đã loan báo kế hoạch phóng tên lửa vào trung tuần tháng Tư này để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo, nhưng quyết định đó đã bị Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước khác xem là một âm mưu thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình, vi phạm lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc.
Lẽ dĩ nhiên, các lãnh đạo ASEAN cũng quan tâm đến tình hình Miến Điện, với cuộc bầu cử bổ sung được tổ chức một cách tự do, dân chủ hôm Chủ nhật 01/04 vừa qua, đánh dấu bằng chiến thắng vẻ vang của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà.
Đúng như chờ đợi, ASEAN đã yêu cầu quốc tế bãi bỏ cấm vận Miến Điện. Bản tuyên bố chung nói rõ : « Chúng tôi kêu gọi gỡ bỏ ngay lập tức tất cả các biện pháp trừng phạt Miến Điện để đóng góp tích cực vào quá trình dân chủ và phát triển kinh tế của nước này »
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120404-be-mac-hoi-nghi-thuong-dinh-lan-thu-20-cac-lanh-dao-asean-cam-ket-tang-cuong-no-lu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét