Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh

A. Bị “ Mời” uống cà phê

Kính thưa tất cả các anh chị em đang tham gia đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ tự do, đặc biết là những thành viên mới bắt đầu tham gia hoặc đang có ý định tham gia . Để có thể đảm bảo an toàn cho cá nhân từng người và tất cả các thông tin liên quan tới các thành viên khác trong phong tra và những hoạt động của các tổ chức. Tôi xin chia sẽ cùng quý anh chị em thân yêu một vài kinh nghiệm cần thiết khi chúng ta bị công an, an ninh Cộng sản “mời” đi uống cà phê hay “mời đi Làm việc”: Tôi không phải là luật sư nên không chia sẽ với anh chị em như một luật sư vì các luật sự cũng đã chia sẽ khá nhiều với anh chị em. Tuy nhiên vì chúng ta thường có một suy nghĩ chung là : Mấy anh em ấy là luật sư nên mới có thể nói như vậy còn chúng ta không phải luật sư nên không quen hoặc không nhớ các điều luật, nên không dám áp dụng. Vậy tôi xin được “Múa rìu qua mắt” mấy vị luật sư để chia sẽ kinh nghiệm này.

Tôi chia sẽ kinh nghiệm này với tấm lòng chần thành và tất cả những gì mà tôi đã trải qua:

I. Khi cơ quan an ninh phát hiện chúng ta có một số hoạt đông nào đó khiến họ quan tâm thì họ bắt đầu tìm hiểu về lai lịch của chúng ta như: Trình độ văn hóa, mối quan hệ gia đình, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp, nguồn thu nhập… Sau khi đã tìm hiểu được các mối quan hệ và các sinh hoạt cơ bản của chúng ta trong cuộc sống. Công an sẽ cố tình làm quen, tạo mối quan hệ như lân la tới nhà hoặc gọi điện thoại mời đi uống cà phê, để trò chuyện.

Trong khi trò chuyện họ sẽ hỏi chúng ta nhiều câu hỏi về sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, về các mối quan hệ và về suy nghĩ của chúng ta, về xã hội việt nam, về Đảng CS… sau đó họ sẽ hỏi chúng ta về một vài tổ chức nào đó mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ…

Trong trường hợp này chúng ta có nhưng chọn lựa sau.

1. Có thể không nhận lời mời uống cà phế với họ: Trong chọn lựa này chúng ta sẽ đưa ra những lý do như: Bận, hay không quen biết nên không thích giao tiếp, hay bất cứ lý do nào đó. Nhưng tuyệt đối chúng ta không thể để họ đánh giá là mình sợ hãi. ( Nếu chọn giải pháp này sẽ có một vài vấn đề xãy ra mà tôi sẽ chia sẽ sau) Nhưng thường thì chúng ta nên chọn đồng ý.

2. Chúng ta nhận lời gặp họ: Trong buổi gặp cần giữ bình tĩnh, chủ động, không bị lôi cuốn vào những đề tài của họ để bị họ khai thác hoặc dẫn dắc sang một lĩnh vực khác. Chúng ta có thể nói với họ như sau:

Tôi rất hân hạnh được các anh, anh, chị mời uống cà phê hôm nay. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trên tinh thần dân chủ và tôn trong pháp luật, tôn trọng lẫn nhau, vì mục tiêu dân chủ và tiến bộ…

Họ có thể bắt tay, tươi cười và đồng ý.

Trong quá trình tiếp xúc họ sẽ hỏi chúng những câu như:

Anh , em học hành ở trường có tốt không? Kết quả học tập thế nào? Hay mùa màng ra sao? Hoặc công việc của anh, chi, em có ổn định không?… những câu hỏi này chúng ta sẽ tùy ý trả lời, vì không có gì đặc biệt, tuy nhiên không cần thiết phải nói nhiều mà chỉ cần nói “Tốt” “không tốt” hoặc “ Bình thường” thế là xong. Bới đây chỉ là câu hỏi xã giao nhưng công an vẫn có thể bắt đầu từ những câu trả lời của chúng ta để tiến hành khai thác. Nếu chúng ta trả lời ngắn gọn là bình thường thì họ sẽ chuyển sang những câu hỏi khác. Đại loại họ sẽ hỏi về các mối quan hệ, về suy nghĩ về bất cứ thứ gì mà họ quan tâm và muốn khai thác. Câu trả lời của chúng ta sẽ là chìa khóa cho họ tiến vào những câu hỏi khác. Vì vậy chúng ta cần cẩn thận ở khâu này. Chúng ta có thể trả lời không biết hay chúng ta sẽ đặt lại câu hỏi cho họ răng: “Các anh” hay “anh, chị” hỏi về vấn đề này để làm gì? Tôi không biết có nhất thiết phải trả lời không? Bởi đây là quyền riêng tư của tôi, tôi có quyền giữ bí mật.

Khi chúng ta trả lời như vậy, họ sẽ thay đổi cách khai thác và có thể sẽ nói: Tùy anh chị thôi! Anh chị có nói hay không thì chúng tôi cũng đã biết rất rõ một số thông tin về anh, chị…Lúc này có thể họ sẽ đưa ra một số dẫn chứng về mối quan hệ hay sinh hoạt của chúng ta để uy hiếp thăm dò và chứng minh răng họ đã biết hết về chúng ta. Hãy bình tĩnh nhé! Không có gì đáng ngại.

Chúng ta có thể hỏi lại họ. Theo những gì anh đã biết về tôi. Vậy tôi xin hỏi anh rằng: Những mối quan hệ hay nhưng việc tôi làm mà “các anh” hay “anh, chị” đã biết thì tôi có vi phạm phát luật không? Nếu có xin các anh, anh , chị trích cho tôi biết tôi đã vi phạm điều nào? Nếu không thì đề nghị “ Các anh” hay “anh, chị” không nên xâm phạm vào đời tư của tôi. Sau cách trả lời đó của chúng ta họ sẽ thấy không khai thác thêm gì được nên sẽ kết thúc buổi nói chuyện “ uống cà phê” và có thể hẹn gặp chúng ta vào dịp khác. Sau đó họ sẽ tiến hành một số hoạt động như:

Tấn công vào người thân hay bạn bè, trường lớp hay đồng nghiệp hoặc hàng xóm của chúng ta để tạo lên làn sóng dư luận nhằm khiến cho chúng ta bị khủng hoảng tinh thần do những mối quan hệ bị xáo trộn. Để đối phó với trường hợp này tôi sẽ có bài chia sẽ với anh chị em sau.

(Còn nữa) Sẽ chia sẽ sau nếu quý anh chị em thấy cần thiết và ấn “Thích” Nếu không thì tôi sẽ tạm dừng tại đây.

Thanh Hóa, ngày 08/03/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com
http://ditimloigiai.blogspot.com/2014/03/vai-kinh-nghiem-khi-lam-viec-voi-ninh_3048.html

Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh (Phần 2)

B. Bị “ Mời đi làm việc”.

I. Sau khi bị “thất bại” trong buổi uống cà phê, không khai thác được gì, với thủ đoạn tuyền truyền, kích động, chia rẽ Công an sẽ tìm ra được những đối tượng trong các mối quan hệ của chúng ta đứng về phía họ. Công an sẽ sử dụng những đối tượng này làm công cụ gây ra những mâu thuẫn với chúng ta hoặc làm cho mối quan hệ của chúng ta với những người kia trở nên căng thẳng. Họ có thể xuối dục những đối tượng trên để kích động họ làm đơn tố cáo chúng ta, hoặc họ sẽ vào facebook, email hay blog của chúng ta hoặc lên mạng lấy một vài hình anh hay bài viết nào đó của chúng ta để lấy cớ “ Mời” chúng ta tới cơ quan công an “làm việc”. Trường hợp này dứt điểm sẽ phải xảy ra, không ai tránh khỏi. Tuy nhiên sau khi bị mời đi uống cà phê, chúng ta đã biết mình đang trong tầm ngắm của Công an nên chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với một số tình huống xấu có thể xảy ra:


1. Tìm kiếm đồng minh thông qua các mối quan hệ trong gia đình bạn bè.

Chúng ta biết chắc rằng những người nằm trong mối quan hệ của chúng ta chính là đối tượng sẽ bị công an lợi dụng làm “phương tiện” để tấn công chúng ta hữu hiệu nhất vì vậy chúng ta phải nhanh chóng vô hiệu hóa khả năng này của công an bằng cách.” Tấn công trước” Chúng ta có thể chọn lựa trong mối quan hệ của mình có ai là người gần gũi, quan trong nhất đối với mình. Chia sẽ tâm từ của mình, giải thích cho họ biết những suy nghĩ của mình, khơi dậy lòng yêu nước và tình thần trách nhiệm của công dân đối với đất nước… Giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ của công dân, dẫn chứng cho họ thấy những bất công trong xã hội và những hiểm họa xâm lăng của giặc tàu… Có thể họ sẽ ủng hộ chúng ta hoặc khuyên chúng ta dừng lại vì sợ hãi và lo lắng cho chúng ta. (tùy vào từng người) Tuy nhiên qua đó chúng ta có thể chọn lựa nên nói sao với họ. Nếu họ sẳn sàng ủng hộ chúng ta thì chúng ta đã thành công, nếu họ khuyên chúng ta dừng lại vì lo lắng cho sự an toàn của chúng ta thì chúng ta cần khẳng định cho họ biết lập trường của chúng ta là không thay đôi. Trong trường hợp này chúng ta có thể nói cho họ biết rằng, nếu họ còn thương yêu và quan tâm lo lắng cho chúng ta thì tốt nhất nếu chưa thể đứng về phía chúng ta thì chí ít họ cũng đừng bao giờ tiếp tay cho công an mà vô tình làm hại chúng ta. Chỉ cần báo họ trả lời với công an một câu duy nhất là “ Không biết gì” Con tôi, anh em, bạn tôi, đã đủ tuổi trưởng thành nên nó có quyền của nó tôi không thể can thiệp. Nếu các cơ quan chức năng chứng minh người đó có tội thì cứ xử lý, còn nếu nó không có tội gì thì đừng nên làm đảo lộn cuộc sống của nó (tức chúng ta). Khi người thân của chúng ta sẵn sàng như vậy thì chúng ta đã thành công trong bước thứ nhất là tìm kiếm đồng minh và vô hiệu hóa thủ đoạn kích động chia rẽ để bảo vệ chính mình và người thân.

2. “Đóng băng” thông tin bằng cách phủ nhận tất cả.

Chúng ta biết chắc một điều rằng ở Viết nam khi mà công an đã đánh giấy “mời” ai đó đi “Làm việc” với họ thì trước sau gì chúng ta cũng phải tới, tuy nhiên chúng ta có thể từ chối tiếp nhận giấy “mời” khi họ không ghi rõ nội dung “làm việc” thương thì họ hay ghi là “Làm việc về nội dung có liên quan” Loại giấy mời này chúng ta có thể chụp lại hình ảnh làm bằng chứng, sau đó viết vào mắt bên rằng chúng ta đã nhận giấy mời nhưng sẽ không tới vì không biết rõ nội dung “làm việc” là gì. Chúng ta yêu cầu họ viết lại gấy mời ghi cụ thể là “ làm việc” về nội dung gì? Khi đó có thể họ sẽ phải ghi cho chúng ta một giấy mời khác như yêu cần hoặc là họ sẽ để tới hẹn mà chúng ta không tới thì sau đó họ đánh giấy triệu tập. nếu triệu tập chúng ta không tời thì họ sẽ cho người về áp giải tới. Bởi vậy chúng ta không thể tránh né mà chỉ nên chỉ ra cho họ những điểm sai trong thủ tục giấy tờ thồi, không cần gây căng thẳng lắm.

Khi tới cơ quan công an “Làm việc họ sẽ đưa ra một vài” bằng chứng như hình anh trên fb, hay bài viết trên mạng ra để uy hiếp chúng ta và bắt đầu khai thác. Trong hoàn cảnh này chúng ta nên phủ nhận tất cả và bắc đầu hỏi lại họ như sau:

Hình ảnh, hay bài viết này các anh lấy ở đâu ra? Họ có thể nói rằng lấy trên fb, trong email hay trong bloog của chúng ta Trong trường hợp này chúng ta lại hỏi họ tiếp:

Sao anh khẳng định nick fb, email… đó là của tôi?

Họ sẽ nói. Chúng tôi thấy tên anh, hình ảnh anh hay những thông tin cá nhân của anh được đăng tải trên đó. Hoặc những bài viết có tên anh là tác giả hay anh đã trả lời phỏng vấn…

Chúng ta có thể hỏi họ

Sao các anh có thể nghĩ đơn giản thế? Có lẽ nào khi một ai đó lấy tên của một vị Nguyên thủ quốc gia để làm nick fb, hay đưa một vài hình anh của các vị ấy vào tường của họ thì các anh cũng “mời” hay triệu tập họ tới để điều tra hay sao?

Họ sẽ nói: Bới chúng tôi đã biết anh và thấy anh gần đây có tham gia một số hoạt động không bình thường như. Tham gia biểu tình, kích động quần chúng… nên chúng tôi xác đinh đây là fb … của anh.

Chúng ta có thể khẳng đình tôi không biết nick đó của ai nên không biết gì về nội dung trong đó.

Họ có thể nói: Trong này có rất nhiều hình ảnh của anh tham gia hoạt động này nọ…

Chúng ta có thể nó với họ tôi không biết các anh lấy đâu ra hình anh đó, vì bây giờ kỹ thuật tạo ảnh giả quá nhiều…

Chúng ta có thể nói lại họ: Nếu các anh cứ khẳng định đây là nick của tôi vậy sao khi lấy những hình ảnh này từ trên đó xuống các anh lại không hỏi ý kiến tôi? Như vậy chính các anh đã vi phạm về quyền sở hiểu cá nhân của chủ nhân fb… đó rồi, hoặc cách anh đã vi phạm quyền bí mật thư tín của chủ nhân email hay blog mà các anh vừa xâm nhập để lấy nội dung, hình ảnh…

Trong trường hợp này họ sẽ quay sang hướng khác bằng cách nói kích chúng ta rằng: Sao anh hèn thế? Dám làm mà không dám nhận.

Hãy trả lời: Thưa các anh; Tôi không hèn đâu nhưng tôi không có bổn phận phải thừa nhân vì tôi không biết cái này các anh lấy ở đâu ra. Nếu các anh khẳng định là của tôi thì các anh phải có bổn phận chứng minh cho tôi thấy tâm phục khẩu phục, nếu không mong các anh đừng mang nó ra để cáo buộc vu không và uy hiếp tôi.

Khi bị chúng ta khước từ thẳng thừng như vậy có thể họ sẽ đập bàn đập ghế chưởi rủa hoặc văng tục hay dọa đánh chúng ta. Hãy bình tỉnh nhé! Khi Công an đã phải dùng hành động như vậy chứng tỏ họ đang trong thế bí. Chúng ta có thể nhắc nhở họ: Anh hãy bình tĩnh lại, hôm nay các anh mời tôi để làm việc thì các anh phải tôn trong tôi chứ! Sao các anh có thể hành xử với tôi như vậy? Mất cả phong cách người công an, các anh quên lời Hồ chủ tịch dạy các anh rồi sao? Tôi là nhân dân nên các anh cần phải tôn trong lễ phép chứ. Có thể lúc này những người trực tiếp làm việc với chúng ta sẽ phải đi ra ngoài gọi điện thoại để xin sự chỉ đạo của cấp trên. Sau khi xin ý kiên cấp trên rồi họ lại vào và rất có thể sẽ xuống giọng dùng chiêu dụ dỗ, dùng văn để giải thích nhưng lồng vào đó giọng điệu uy hiếp như là: Nếu chúng ta không hợp tác thì người bị thiệt thòi là chúng ta, Họ sẽ đưa ra những gì quan trong nhất của chúng ta để “trao đổi” Ví dụ như Công việc làm ăn, học tập hay chế độ chính sách gì gì đó và nói nếu chúng ta hợp tác họ sẽ tạo điều kiện giúp đỡ. Nếu không thì chúng ta sẽ bị họ gây sức ép trên những lĩnh vực nay… Trong trường hợp này hãy nhớ tới câu nói nổi tiếng của cố tông thống Nguyễn Văn thiệu “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì Cs làm.” Và lời khuyên của lm Nguyễn Văn Lý “ Đừng sợ những gì CS làm, hãy làm những gì CS sợ”.

Cứ áp dụng phương pháp “Đóng băng” này chúng ta sẽ rất an toàn mà cũng không ảnh hưởng gì tới các anh em khác.

Chỉ có một lời khuyên duy nhất cho anh em khi chon lựa phương pháp này là trước sau như một. Không để họ đục đựơc một lỗ thủng nào của “tảng băng”. Bởi vậy chúng ta phải thật bình tỉnh nhẹ nhà không sợ hãi và không tỏ thái độ trịch thượng hóng hách hay chưởi rủa họ. Khi chúng ta có biểu hiện ngược lại một trong những điều nói trên là chúng ta đang để lộ điểm yếu cho đối phương “phá băng”. Xin nhắc lại là không ký vào bất cứ một giấy tờ gì vì có thể nó sẽ là cơ sở để buộc tội chúng ta.

Trong trường hợp này họ không thể giữ chúng ta quá một ngày. Thường thì hết buổi họ sẽ cho chúng ta về.

Chúc anh chị em mới tham gia đấu tranh có được vài kinh nghiệm cho bản thân trong những ngày tới. Chúng ta phải tin tưởng rằng chúng ta sẽ chiến thắng vì Lẽ phải thuộc về chúng ta.

“Còn nữa”

Thanh Hóa, ngày 09/03/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: Email: nguyentrungtonth@gmail. com

Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh (Phần 3)

- Kính thưa các quý độc giả. Tôi rất vui vì đã nhận được khá nhiều sự ủng hộ của quý vị qua những tin nhắn, những phản hồi và email của quý vị sau khi đăng hai phần đầu của loạt bài này trên một số trang mạng và đặc biệt là trên facebook. Cũng rất vui khi quý vị đã cảm thông cho tôi về những lỗi chính tả trong bài. Hôm nay xin tranh thủ gửi tới quý vị phần tiếp theo.

C. Cẩn thận đừng để mình bị sa bẫy bởi những thủ đoạn bỉ ổi của “Côn - an”.

Chúng ta không lạ gì những thủ đoạn vô cùng sảo quyệt của an ninh Cs, bởi họ sẵn sàng bất chấp tiếng gọi của lương tâm, gục đầu nhắm mắt để lằm theo chỉ thị cấp trên, nên sẽ không từ thủ đoạn nào.

Sau khi dụ dỗ lôi kéo hay kích động chia rẽ, đe dọa và mua chuộc chúng ta không được. Đối phường sẽ dùng mọi thủ đoạn có thể để chăng bẫy chúng ta; đặc biệt là trong giai đoạn này. Rất có thể họ sẽ tránh né với dư luận Quốc tế nên không bắt chúng ta theo các điều 79, 87,88 hay thậm chí cả điều 258. Nhưng không phải vậy mà chúng ta chủ quan khinh địch hoặc lơ là, vì người Cs sẽ không bao giờ từ bỏ thủ đoạn để tìm cách triệt hạ chúng ta. Họ sẽ cho đầu gấu xã hội đen phối hợp với lực lượng công an khiêu khích, gây gỗ với chúng ta chỉ mong chúng ta có những sơ hở trong cử chỉ hành động để chúng kép tội chúng ta vào các tội danh như: Gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông hay chống người thi hành công vụ, thậm chí là trốn thuế… không từ bất cứ lý do nào có thể. Vì vậy trong giao tiếp sinh hoạt tất cả chúng ta đều phải hết sức cẩn thận, bình tĩnh để không sa vào những cạm bẫy này. Đặc biệt là sau khi bị chúng ta khước từ cung cấp hay phủ nhận những thông tin mà họ đang khai thác qua phương pháp “đóng băng” như đã trình bày. Họ sẽ tìm mọi cơ hội để có thể cướp lấy máy tính hoặc điện hoại của chúng ta để qua đó “kiểm tra khai thác.

1. Gây gỗ, lăng mạ, vu không hoặc dùng cảnh sát giao hông để chặn đường...

Để không sa vào những cạm bẫy này chúng ta chỉ cần luôn tự nhắc nhở mình, phải bình tĩnh nhẹ nhàng, văn minh và chấp hành quy định của luật giao thông, không bao giờ lên xe may mà không đội mũ bảo hiểm, đừng bao giờ điều khiển phương tiện giao thông mà không mang giấy tời xe và giấy phép lái xe… Đặc biệt cẩn thận với hành lý của mình khi ngồi trên những phương tiện công cộng. Chúng có thể sẽ trà trộn và đùn ma tuy vào hành lý của bạn và sau đó ập vào bắt bạn, kiểm tra hành lý lấy cớ đó để bỏ tù bạn. Tội tàng trữ Ma tuy là rất nặng, hơn nữa chúng chỉ cần có chữ ký của những người xung quanh làm chứng, chứng kiến việc kiểm tra hành lý của chúng ta và thừa nhận có Ma túy, như vậy là chúng đã có thể tống chúng ta vào tù.

2. Lấy lý do vơ vẩn để kiểm tra điện thoại và máy tính của chúng ta.

Cơ quan công an có thể giở nhiều trò lố bịch để lấy cớ kiểm tra điện thoại hoặc máy tính xách tay của chúng ta, thông qua đó tìm bằng chứng kép tội và bắt giam, thậm chí khai thác các mối quan hệ của chúng ta về tổ chức hay đồng đội… Như vậy lời khuyên tố nhất cho chúng ta là đừng bào giờ lưu bất cứ mật khẩu của tài khoản nào trên các thiết bị này. Mỗi khi dùng xong thì phải thoát hết ra, khi sử dụng sẽ đăng nhập lại. Không lưu trữ bất cứ tài liệu quan trọng nào trong các thiết bị này vì nó sẽ là bằng cứng để khép tội chúng ta. Về khả năng sử dụng điện thoại và máy tính thì chúng ta không phải là người nào cũng thành thạo, vì vậy mỗi người phải tự tìm hiểu khám phá và học hỏi để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, cần thiết. Có như vậy chúng ta mới không tự hại chính mình. Nếu bị thu máy tính hay điện thoại thông minh thì đừng bao giờ để họ cắm bất cứ một thiết bị nào vào tài sản của chúng ta. Khi mở máy kiểm tra chúng ta phải trực tiếp chứng kiến. Khi tạm dừng kiểm tra thì buộc họ phải niêm phong, và đóng dấu giáp lai. Khi mở niêm phong phải kiểm tra cẩn thận những dấu niêm phong. Nếu dấu niêm phong có vấn đề chúng ta sẽ không chấp nhận tiến hành bất cứ một hình thức kiểm tra nào.

Trong qua trình kiểm tra, nếu chúng ta có nhu cầu đi vệ sinh hay lý do cá nhân nào đó phải rời khỏi hiện trường thì tốt nhất là đề nghị công an dừng kiểm tra, hoặc đề nghị niêm phong trở lại trước khi chúng ta không thể kiểm soát được tài sản của mình. Bởi công an có thể lợi dụng khoảng thời gian ngắn này để cài cắm hay đổ tài liệu xấu vào để cáo buộc chúng ta. Mong các bạn phải thật cẩn thận vấn đề này. Tôi đã từng bị họ bắt giữ vì lý do (Vượt quản chế) khi tôi đưa máy tính đi sửa. (Thức ra là họ mai phục để bắt giữ tôi vì muốn khai thác tôi qua chiếc máy tính, tuy nhiên sau một buổi tối và một ngày kiểm tra máy của tôi nhưng máy hoàn toàn sạch sẽ nên họ đã phải trả máy tính lại cho tôi). Tôi không thể phổ biến với các bạn lý do gì máy tính của tôi lại sạch sẽ mà trong khi đó tôi vẫn thường có những bài viết đăng trên mang. Nhưng tôi chỉ muốn nhắn nhủ các bạn một điều rằng: Đừng bao giờ để máy tính hay điện thoại của mình trở thành “vật chứng” để hại bạn.

Rất cám ơn các bạn đã chịu khó nhẫn nại xem những kinh nghiệm hết sức bình thường mà tôi đã trình bày trong mấy phần vừa qua. Tôi sẽ tiếp tục gửi tới quý độc giả một phần nữa cũng là phần cuối trong thời gian gần nhất có thể.

(Còn nữa)

Thanh Hóa, ngày 11/3/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh (Phần cuối)

 - Kính thưa quý anh chị em thân thương, yêu quý của tôi. Cám ơn quý anh chị em đã nhiệt tình theo dõi 3 phần trước của loạt bài này và đã có những phản hồi tốt đẹp tới tôi. Hôm nay sau những bộn bề công việc của cuộc sông mưu sinh. Tôi lại tranh thủ ngồi đây để g1 vào bàn phím những dòng chữ vụng về và hết sức đơn sơ của mình, hy vọng tiếp tục gửi tới quý anh chị em những niềm vui và kinh nghiệm quý giá cho cuộc đấu tranh trên con đường đi tìm công lý của tất cả chúng ta.

D. Ngụy tạo chứng cớ để bắt người.

Đây là một bài học đắt giá mà tôi đã trải qua và cái giá là 7 năm tù và 5 năm quản chế cho tôi và chị Hồ Thị Bích Khương.

1. Đừng bao giờ mất cảnh giác khi côn an vào nhà mình.

Sau khi kiểm tra máy tính và điện thoại của chúng ta không thu thập được gì. Côn an sẽ tìm cách tạo chứng cứ để bắt chúng ta bằng cách xâm nhập gia cư của chúng ta, lợi dụng lúc chúng ta mất cảnh giác họ có thể bỏ một số bài viết hay băng đĩa, sách vở nào đó vào nhà chúng ta rồi ra về, sau đó mang lệnh khám nhà tới để tiến hành khám xét chỗ ở của chúng ta. Côn an sẽ lấy cớ thu giữ được “tài liêu” trong nhà chúng ta và như vậy chúng có cớ để ra lệnh bắt chúng ta về đồn để thẩm vấn. Bởi vậy; không thể để chúng vào nhà mình mà không giám sát hành động của chúng. Sau khi Côn an rời khỏi nhà phải kiểm tra lại cẩn thận những vị trí khả nghi trong nhà mình. (Trường hợp này chị Hồ Thị Bích Khương và tôi đã bị sa bẫy). Công an đã xâm nhập vào nhà chị Bích Khương vào đêm ngày 10/1/2011 khi mà chị Khương vắng nhà. Côn an đã in một số bài viết của tôi và chị Khương ở trên mạng; họ tới nhà chị và bỏ vào thùng rác. Tối 14 mẹ con chị Bích Khương và tôi về nhà chị nhưng vì đêm tôi nên không kiểm tra gì cả. Mới 5h sáng ngày 15/1/2011 côn an đã đập cửa xông vào nhà và đọc lệnh khám nhà. Họ mang theo mấy cán bộ cấp xã với thôn tới ký giấy làm chứng là đã thu những “tài liệu” này trong nhà chị Bích Khương. Sau đó đọc lệnh bắt khẩn cấp đối với tôi và chị Hồ Thị Bích Khương.

2. Đừng bào giờ để côn an lừa trong quá trình bị thẩm vấn.

Một trong những thủ đoạn rất đơn giản nhưng vô cùng tai hại là họ tách các nạn nhân ra mỗi người một phòng và cho nhiều nhóm côn an tiến hành khai thác. Trong khi khai thác chúng vừa hù dọa vừa dụ dỗ nịnh bợ; thường thì chúng bảo chúng ta rằng: Anh nhận đi, bạn anh bên kia đã khai cả rồi, anh nhận hay không đối với chúng tôi không quan trọng. Chúng tôi chỉ muốn giúp anh để anh chứng tỏ là mình thành khẩn. Nếu anh thành khẩn thừa nhận, chúng tôi sẽ thả anh thôi, việc anh làm cũng chẳng có gì ghê gớm đâu... Nếu anh cố tình không thừa nhận chúng tôi sẽ buộc phải giữ anh lại vì anh không thành khẩn…

Nếu chúng ta vẫn không thừa nhận hay ký vào bản khai hay biên bản “làm việc” họ có thể sẽ làm giả nhưng lời khai và chữ ký của bạn chúng ta để đánh lừa khiến chúng ta nghi ngờ lẫn nhau và sập bẫy…Chỉ cần một người sập bẫy thì coi như cả nhóm sẽ gặp nạn. (trong vụ án của tôi và chị Hồ Bích Khương, tôi đã dính bẫy này).

Khi côn an đã lấy được chữ ký thừa nhận của chúng ta về những “tài liệu” kia thì họ có đủ cơ sở để đề nghị Viện Kiểm Sát ra quyết định khởi tố đối với chúng ta. Bởi lý do đó chúng ta vẫn phải trước sau như một, không ký thừa nhận bất cứ thứ gì. Mặc dù chúng ta có phủ nhận gì đi nữa chúng vẫn có thể ngụy tạo ra nhiều lý do, để bắt giữ chúng ta, tuy nhiên trong giai đoạn này chúng ta phải dứt khoát sử dùng quyền “im lặng” của mình và yêu cầu họ cho chúng ta gặp luật sư của mình để đảm bảo quyền lợi của chúng ta. Chúng ta có thể nói với họ rằng chúng ta cần gặp gia đình để nhờ họ thuê luật sư. Chúng ta chỉ trả lời các câu hỏi của họ khi có mặt luật sư của chúng ta.

Giai đoạn bị bắt tạm giam là một giai đoạn đầy gian nan, thử thách, chúng ta phải đối diện với trăm ngàn mánh khóe của cơ quan điều tra. Nếu không thể khai thác được gì từ chúng ta tại phòng cung, họ có thể dùng chính những tên bị can cùng buồng để uy hiếp đe dọa và khai thác chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải hết sức cẩn thận lời nói của mình tại buồng giam. Tuyệt đối chúng ta không nói gì tới án từ và những mối quan hệ anh em của mình ở bên ngoài vì những bị can, bị cáo đang bị giam cùng chúng ta có thể là “công cụ” mà công an cài cắm bên cạnh chúng ta để tìm cách khai thác thông tin từ chúng ta.

Ở Việt Nam hiện nay tuy là luật tố tụng hình sự có quy định rằng, bị can có quyền đươc thuê luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình, tuy nhiên thường thì họ không cho chúng ta gặp luật sư, thậm chí là người thân chúng ta, cho tới khi nào họ đã khai thác chúng ta xong. Nhiều khi côn an biết chúng ta nóng ruột muốn được gặp người thân hay luật sư nên chúng thường dụ dỗ chúng ta “thành khẩn” khai nhận hành vi của mình thì chúng sẽ “tạo điều kiện” cho chúng ta gặp họ. Đây là một thủ đoạn lừa bịp hết sức vi hiến, tuy nhiên chúng ta vẫn thường mắc bẫy họ, vì cớ nông nổi nên tâm lý chúng ta thường bị chi phối và tác động từ những bị can cùng buồng hoặc quản giáo trại giam được các điều tra viên nhờ “làm công tác tư tưởng”, có thể vì lý do này nhiều khi chúng ta tặc lưỡi “khai đại cho xong”. Như vậy là chúng ta đã tự hại mình.

Vì lý do trên chúng ta phải trước sau như một, không khai nhận gì và yêu cầu họ cho chúng ta gặp gia đình và luật sư bằng mọi giá. Chúng ta phải thẳng thắn với họ rằng: Chúng ta sẽ không nói gì cho tới khi được gặp thân nhân và luật sư của mình. Các bạn nên nhờ rằng luật sư của chúng ta sẽ không thể nào bảo vệ được chúng ta khi mà chính chúng ta không tự bảo vệ được mình. Chúng ta nói gì khai gì trong thời giam đang điều tra đều là bằng chứng kết tội chúng ta mà luật sư không thể nào thay đổi thực tế đó được.

Kính thưa quý anh chị em thân mến. Tôi đã mắc một số sai lầm trong qúa trình bị bắt tạm giam nên đã phải gánh chịu 2 năm tù oan uổng. Tôi không muốn bản thân mình hay bất cứ một người nào đang và sẽ tranh đấu cho một xã hội Việt Nam tươi đẹp hơn lại tiếp tục bị cầm tù oan uổng nên đã cố gắng tranh thủ viết ra đây những chia sẻ đơn sơ của mình. Tôi rất cám ơn quý anh em đã động viên khích lệ và ủng hộ tôi khi quý anh em đã xem 3 phần trước. Nay tôi viết tiếp phần này và hy vọng cũng được chúng ta đón nhận nó như là tấm lòng của tôi đối với anh em vậy. Cầu chúc bình an cho anh chị em và chiến thắng nỗi sợ hãi cho toàn dân tộc Việt nam chúng ta.

Hy vọng một ngày không xa nữa đất nước chúng ta sẽ thật sự có độc lập, dân tộc ta thật được tự do và nhân dân ta có hạnh phúc.

Thanh Hoá, ngày 16/3/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét