Nguyễn Hữu Quý
Rất có thể, trong khi Mỹ đang tập trung sự chú ý vào bán đảo Crimea bị sáp nhập vào Nga, thì Trung Quốc (TQ) nhân cơ hội này sẽ đánh chiếm bãi Cỏ Mây trong những ngày tới.
Vị trí bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa
Cơ sở để đưa ra nhận định trên đây là:
1. Bắc Kinh cho rằng, trong điều kiện khó khăn của kinh tế Mỹ hiện nay, thì quan hệ kinh tế Trung-Mỹ đủ để ràng buộc Mỹ không ra tay bảo vệ Philippines khi TQ đánh chiếm bãi Cỏ Mây. Chuyến thăm TQ trong thời gian một tuần của Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama cùng mẹ và các con gái, bắt đầu từ hôm 21/3 như nói lên mối quan hệ thân thiện giữa hai nước tại thời điểm này. Mặc dù “Chuyến thăm được tiến hành theo lời mời của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc, sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ văn hóa giữa hai nước, và tránh tập trung vào các vấn đề chính trị”, như báo chí đã đưa tin (1).
2. Báo giaoduc.net.vn, dẫn nguồn từ báo nước ngoài cho biết: Tân Hoa xã hôm 01.4.2014 đăng bài của cựu thiếu tướng đã về hưu, nhưng theo phái diều hâu, ông La Viện, với tựa đề “La Viện: 10 bước để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây”(2), trong bài này, báo còn trích dẫn: “La Viện dẫn lời Tập Cận Bình phát biểu về Biển Đông trong chuyến công du châu Âu vừa qua: Trung Quốc không sinh sự, cũng không sợ sự sinh”. Sau hơn một năm lên nắm quyền, Tập Cận Bình đang cho thấy, ông ta đang thể hiện vai trò thống lĩnh của mình bằng chiến dịch chống tham nhũng, mà ngay cả cựu Ủy viên thường vụ BCT, ông Chu Vĩnh Khang, cũng phải hầu tòa. Rất có thể, Tập Cận Bình toan tính rằng, trong chuyến đi châu Âu, sau khi đạt các thỏa thuận về kinh tế với một số quốc gia hàng đầu châu Âu, thì ông ta sẽ ra lệnh ra tay chiếm bãi Cỏ Mây, để các nước này nếu có phản đối cũng phải cầm chừng.
3. Các nước có tranh chấp với TQ ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan, không tự giao các đảo của mình cho TQ; vì vậy, để có được “đường lưỡi bò” chiếm 85% diện tích Biển Đông, thì buộc TQ phải cướp đoạt bằng giải pháp quân sự. Như vậy, giải pháp quân sự để từng bước chiếm Trường Sa như là giải pháp bắt buộc, nếu như Bắc Kinh vẫn còn tham vọng về “đường lưỡi bò”.
4. Chọn thời cơ và thời điểm thích hợp để đánh chiếm bãi Cỏ Mây, nhằm tạo một tiền lệ cho việc đánh chiếm tất cả các đảo khác ở Trường Sa về sau, có lẽ, đó là bài toán khó nhất đối với Bắc Kinh trong suốt những năm qua. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước hiện nay, như đang vừa ủng hộ và ở thế buộc, để Tập Cận Bình tự tin khởi sự đánh chiếm bãi Cỏ Mây vào thời gian tới.
5. Việt Nam đang rất bất lợi, trong khi giữa TQ và Philippines liên tục có những căng thẳng ở bãi Cỏ Mây, thì Việt Nam giở thái độ im lặng, xem như bãi Cỏ Mây không phải của mình (?!). Mãi đến hôm 03.4.2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng về việc Philippines kiện TQ về “đường lưỡi bò” (3); Mặc dù vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Hải Bình cũng chỉ nói chung chung như mọi lần trước đây, không một lời nói về bãi Cỏ Mây. Thậm chí báo mạng vov.vn còn đăng hẳn một bài “Philippines trình chứng cứ lên Tòa quốc tế vụ bãi Cỏ Mây” (4), như là để thanh minh giúp Philippines về chủ quyền đối với bãi Cỏ Mây.
Phải chăng, “quan hệ 4 tốt và phương châm 16 chữ vàng” như là một miếng xương làm nghẹn họng giới chức Việt Nam trước những ngang ngược của Bắc Kinh?
040402014
N.H.Q
Tác giả gửi BVN
Bài tham khảo:
(1) Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama thăm Trung Quốc
(2) La Viện: 10 bước để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây
(3) Việt Nam theo sát vụ kiện Trung Quốc của Philippines
(4) Philippines trình chứng cứ lên Tòa quốc tế vụ bãi Cỏ Mây
——————————————————————-
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama thăm Trung Quốc
(Dân trí) – Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama cùng mẹ và các con gái hôm nay (21/3) đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc trong tình trạng an ninh thắt chặt, sau khi có mặt tại Bắc Kinh tối qua.
Đi cùng bà Obama hôm nay là Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện. Truyền thông Trung Quốc cho biết hai người đã tới thăm một trường trung học tại quận Xicheng ở trung tâm Bắc Kinh lúc 9 giờ 30 phút sáng nay giờ địa phương, trong điều kiện an ninh được thắt chặt.
Bà Bành cũng sẽ đưa bà Obama tới thăm Tử Cấm Thành và tổ chức một bữa dạ tiệc để chiêu đãi vị khách đến từ Mỹ trong hôm nay.
Bà Michelle Obama đến Bắc Kinh trong sự chú ý lớn của các cư dân mạng Trung Quốc tới từng chi tiết nhỏ, như bà Obama sẽ mặc đồ gì cho tới lịch trình hoạt động của bà trong một tuần tại Trung Quốc.
Nhà Trắng khẳng định chuyến công du của bà Obama chỉ nhằm mục đích văn hóa hơn là chính trị.
Chuyến thăm được tiến hành theo lời mời của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc, sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ văn hóa giữa hai nước, và tránh tập trung vào các vấn đề chính trị.
Bà Obama đã vẫy tay khi bước ra khỏi máy bay cùng với mẹ mình, bà Marian Robinson, và hai con gái là Sasha và Malia tại sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh. Đón bà Obama tại sân bay là trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhang Kunsheng.
Cư dân mạng Trung Quốc đã nhanh chóng phát hiện ra rằng chiếc váy của bà Obama được thiết kế bởi nhà thiết kế Mỹ Derek Lam, một người gốc Trung Quốc.
Chuyến thăm “là một cơ hội quan trọng để không chỉ chia sẻ lịch sử và văn hóa phong phú của Trung Quốc với những người trẻ như các bạn, mà còn kết nối các bạn với câu chuyện của những người trẻ tuổi tại Trung Quốc”, bà Obama khẳng định trong đoạn video trước chuyến đi.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định chuyến thăm của bà Obama sẽ giúp tăng cường quan hệ Trung – Mỹ.
Ngày mai, bà Obama sẽ có bài phát biểu tại Trung tâm Stanford tại đại học Peking, tới thăm Cung điện mùa Hè, và gặp nhân viên đại sứ quán Mỹ. Trong ngày Chủ nhật, bà sẽ tổ chức hội thảo bàn tròn về giáo dục và tới thăm Vạn Lý Trường Thành, trước khi lên đường tới Tây An và Thành Đô.
Các cư dân mạng Trung Quốc đại lục đặc biệt chú ý tới kế hoạch ăn đồ ăn Tây Tạng tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên trong ngày cuối cùng của chuyến công du vào thứ Tư. Một số người cho rằng chặng dừng chân này là một cách thể hiện sự ủng hộ của Nhà Trắng với nhà lãnh đạo lưu vong của Tây Tạng Dalai Lama.
Thanh Tùng
Theo SCMP
Theo SCMP
—————————————————
La Viện: 10 bước để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây
HỒNG THỦY
Inquirer ngày 3/4 đưa tin, hôm 1/4 Tân Hoa Xã đăng bài phân tích của La Viện, một học giả mang lon Thiếu tướng quân đội Trung Quốc nghỉ hưu, người tự nhận mình là “diều hâu” đã đưa ra kiến nghị cho giới chức Bắc Kinh 10 bước thực hiện chiếm bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan đều yêu sách “chủ quyền”).
Vẫn với giọng diều hâu, hiếu chiến và hoang tưởng quen thuộc, La Viện đang cố tình khuấy căng thẳng trong dư luận về Biển Đông để lấp liếm cho các hành động leo thang của Trung Quốc ngoài thực địa khi đưa ra cái gọi là 10 kiến nghị.
Thứ nhất, La Viện đề nghị Bắc Kinh lập tức công bố cái gọi là bản ghi nhớ Philippines đề nghị (cho) đánh chìm chiến hạm cũ của Mỹ tại bãi Cỏ Mây để Bắc Kinh chiếm lợi thế về pháp lý và dư luận.
Thứ 2, Bắc Kinh cần tuyên bố thời hạn tàu Philippines lánh nạn ở bãi Cỏ Mây đã hết, Manila cần nhanh chóng dọn xác chiếc tàu cũ này. Nếu không làm được, Bắc Kinh sẽ “làm giúp” với điều kiện Manila chi tiền. Nếu Philippines không chịu rút, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế (Philippines có thể phát huy “trí tưởng tượng” của họ, ông Viện chú thích).
Thứ 3, La Viện xúi giới chức Bắc Kinh đòi Philippines…trả phí sử dụng bãi Cỏ Mây từ 1999 đến nay, trên cơ sở đó để gây sức ép với Philippines về mặt ngoại giao và dư luận?!
Thứ 4, tiếp tục nhắc lại cái gọi là yêu sách chủ quyền (phi lý, bất hợp pháp) của Trung Quốc với toàn bộ quần đảo Trường Sa, lấy bãi Cỏ Mây làm tâm vạch đường tròn bán kính 12 hải lý và dùng mực đỏ khoanh lên bản đồ để… đánh dấu lãnh thổ, cấm tàu thuyền các nước vào khu vực này?!
Thứ 5, tuyên bố cái gọi là (quy tắc) an ninh hàng không – hàng hải trên Biển Đông, xây dựng trạm quan trắc và điểm cứ hộ hàng không (bất hợp pháp) trên bãi Cỏ Mây.
Thứ 6, sau nhiều lần thông báo ngoại giao không hiệu quả, Bắc Kinh có thể tuyên bố hành động quân sự ngoài bãi Cỏ Mây, báo trước cho Philippines nếu không dọn khỏi khu vực này sẽ phải tự lãnh hậu quả?!
Thứ 7, La Viện tuyên bố nếu Philippines còn “gây sự” ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc sẽ không những tìm cách chiếm quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây mà còn đánh chiếm các đảo khác ở Trường Sa hiện Philippines đang đóng giữ.
Thứ 8, các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài cần tổ chức họp báo về Biển Đông công bố toàn bộ bản đồ của Philippines từ trước đến nay cũng như các văn bản luật của quốc gia này về Biển Đông.
Thứ 9, Trung Quốc cũng sẽ đưa các phóng viên ra bãi Cỏ Mây để thu thập cái gọi là “chứng cứ phá hoại DOC của Philippines”.
Thứ 10, tiến hành chào thầu khai thác tài nguyên (bất hợp pháp) ngoài bãi Cỏ Mây và các vùng phụ cận trên nguyên tắc “chủ quyền thuộc Trung Quốc” hoặc bắt tay với Đài Loan. Nếu Philippines muốn dự thầu, điều kiện phù hợp Bắc Kinh sẽ xem xét?!
Kết thúc cái gọi là 10 kiến nghị, La Viện dẫn lời Tập Cận Bình phát biểu về Biển Đông trong chuyến công du châu Âu vừa qua: Trung Quốc không sinh sự, cũng không sợ sự sinh. Ông Viện cao giọng, một khi Philippines đã gây sự rồi thì hãy để họ gánh hậu quả?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét