Ước tính trong năm 2014, số thu BHXH, BHYT đạt hơn 193.800 tỉ đồng, tăng hơn 29.350 tỉ đồng so với năm 2013.
Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn đang là vấn đề khá nhức nhối, điển hình có rất nhiều doanh nghiệp hằng tháng vẫn trích tiền lương của người lao động đóng các loại bảo hiểm nhưng không nộp cho cơ quan BHXH.
Đến cuối năm 2014, cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp nợ đọng BHXH với số tiền gần 11.500 tỉ đồng.
Còn theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền, năm 2013, đã tiến hành khởi kiện đòi BHXH 2.460 đơn vị với số tiền 1.248 tỉ đồng. Một trong những nguyên nhân chính, có lẽ là do mức phạt lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH.
Trong báo cáo đề cập đến việc khởi kiện hơn 2.000 doanh nghiệp với số tiền chỉ hơn 1.000 tỉ đồng. Con số này đem so với số tiền đang nợ đọng là rất thấp, chưa tới 1/11 con số 11.500 tỉ đồng.
Có lẽ vấn đề quản lý Quỹ BHXH cũng cần phải đưa ra xem xét lại? Trong phiên họp về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2013, đại diện Kiểm toán Nhà nước có “gợi ý” rằng BHXH nên chú trọng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, những con số chi phí quản lý BHXH cũng rất đáng lưu ý: Từ năm 2007 – 2013, chi phí quản lý tăng gấp 5 lần. Số tuyệt đối năm 2007 là 815 tỉ đồng, trong khi đến năm 2013 đã lên tới 3.718 tỉ – xấp xỉ 3% tổng nguồn thu.
Tính ra, chi phí bộ máy quản lý năm 2013 đã tăng 24%.
Chưa kể, có tới 1.052 tỉ đồng tiền BHXH (cả gốc và lãi) đang đứng trước nguy cơ mất trắng, do BHXH Việt Nam đã cho công ty cho thuê tài chính 2 (TC2) vay từ nhiều năm trước. Khả năng thu hồi nợ theo đại diện kiểm toán nhà nước là “Nợ ở cấp độ 5, coi như mất”.
Năm 2015, BHXH Việt Nam được giao chỉ tiêu dự toán tổng số thu là 233.665 tỷ đồng.
Trong đó, thu BHXH bắt buộc 136.028 tỷ đồng; thu BHXH tự nguyện 897 tỷ đồng; thu bảo hiểm y tế 58.028 tỷ đồng; thu bảo hiểm thất nghiệp 8.712 tỷ đồng; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư tài chính 30.000 tỷ đồng.
Về mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:
– Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%
– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%
– Kinh phí công đoàn: 2% – doanh nghiệp đóng tất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét