Tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tại khu vực ngư dân Việt đánh bắt, các tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của tàu chấp pháp thường xuyên ngăn chặn, vây ép tàu cá của Việt Nam.
19.08.2014
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
Ông Lê Khởi: Chúng tôi đang đánh bắt tại vùng biển đó thì thấy, phát hiện hai chiếc xuồng bay (xuồng cao tốc) của Trung Quốc với 17 người, trong đó có một nữ, ra rượt đuổi. Họ mặc đồng phục màu đen. Còn khi một tiếng đồng hồ sau thì có một chiếc tàu 46101 có người mặc đồng phục rằn ri. Đó là tàu chắc là không phải hải giám mà chắc là tàu của cảnh sát biển. Họ rượt đuổi thì tôi chạy, cố không cho họ đuổi kịp tàu, nhưng không thể tránh né được. Cuối cùng, khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, họ lên tàu và họ đập cửa kính, họ khống chế, đánh đập. Họ lấy hết tài sản, và các thiết bị trên tàu, lấy cá, lấy hết.
VOA: Vì sao ông nghĩ đó là tàu của Trung Quốc chứ không phải của một nước nào khác?
Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa là nơi ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi....
Ông Lê Khởi: Có cờ Trung Quốc và quốc huy của Trung Quốc. Tôi là một ngư dân đã bị bắt bớ và đánh đập nhiều lần rồi và đã từng ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng nên bản thân tôi rất rành ba cái chuyện đó.
VOA: Trung Quốc vừa qua có những động thái dẫn tới cuộc đối đầu nhiều ngày với Việt Nam. Vì sao ông vẫn tiếp tục ra khơi?
Ông Lê Khởi: Thứ nhất là vì cuộc sống mưu sinh. Thứ hai đó là truyền thống của ngư dân Lý Sơn. Ngư trường Hoàng Sa như là vườn cây, ao cá, là chỗ mà ngư dân chúng tôi thường xuyên ra đánh bắt. Chúng tôi dù có bị bắt, bị đánh, bị đập chúng tôi vẫn ra đó dù có phải vay mượn hay mất mát tài sản. Năm 2007, tôi ở [bị giữ] trên đảo Hải Nam ba tháng và 2012 tôi cũng bị lấy tài sản hết, cũng bị đánh đập nhưng tới năm 2014 chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi. Tôi quen rồi.
VOA: Khi người của Tàu Trung Quốc lên tàu đánh đập ông và các thuyền viên, ông có kháng cự không?
Ông Lê Khởi: Thứ nhất là mình không thể kháng cự. Lực lượng của họ có đủ thứ, làm sao kháng cự được? Họ đánh đập mình, họ bắt, họ chắn mũi tàu thì chỉ có cúi đầu thôi, ngẩng lên là họ đánh xuống. Họ làm gì thì họ làm. Tiếng họ nói thì có nghe hiểu gì đâu.
VOA: Trên tàu của mình không có những vật dụng để có thể chống đỡ lại được?
Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này...
Ông Lê Khởi: Không, mình có trang bị gì đâu. Mình chỉ là dân mà.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ rằng liệu việc thúc giục các ngư dân ra khơi trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông có đẩy họ vào chỗ nguy hiểm không, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, nói:
“Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Kinh tế mũi nhọn của ngư dân là kinh tế biển. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này có cuộc sống thì họ phải bảo quản để con cháu họ sau này có cuộc sống. Đó là trách nhiệm của mỗi ngư dân. Họ vẫn thấy được mưu đồ của Trung Quốc. Hiện nay họ cố tình chiếm đoạt biển Đông làm của riêng mình, từ đó họ sẽ ngăn cản, tông va và cướp đoạt tài sản của ngư dân để họ làm cho ngư dân nản lòng. Ngược lại, cuộc sống của ngư dân làm sao mà họ bỏ được?”
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ rằng liệu việc thúc giục các ngư dân ra khơi trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông có đẩy họ vào chỗ nguy hiểm không, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, nói:
“Miền Trung đất hẹp, người đông với kinh tế biển là chủ yếu. Kinh tế mũi nhọn của ngư dân là kinh tế biển. Cuộc sống của họ dựa trên biển. Họ xem ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa là ngôi nhà, khu vườn của họ. Họ phải bảo quản vì bao đời cha ông đã gìn giữ để cho con cháu sau này có cuộc sống thì họ phải bảo quản để con cháu họ sau này có cuộc sống. Đó là trách nhiệm của mỗi ngư dân. Họ vẫn thấy được mưu đồ của Trung Quốc. Hiện nay họ cố tình chiếm đoạt biển Đông làm của riêng mình, từ đó họ sẽ ngăn cản, tông va và cướp đoạt tài sản của ngư dân để họ làm cho ngư dân nản lòng. Ngược lại, cuộc sống của ngư dân làm sao mà họ bỏ được?”
Tới tối ngày 20/8, Việt Nam chưa chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ việc mới nhất xảy ra sau khi Trung Quốc rút giàn khoan dầu gây tranh cãi từng gây ra cuộc đối đầu suốt hơn một tháng.
Bắc Kinh cũng chưa lên tiếng về cáo buộc của chủ tàu người Quảng Ngãi.
Bắc Kinh cũng chưa lên tiếng về cáo buộc của chủ tàu người Quảng Ngãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét