Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Thế nào là một chính phủ giỏi, tài ba, kinh bang tế thế ???


Châu Xuân Nguyễn
Như tôi đã viết trong bài này
 CXN – Có ba loại Thủ Tướng
Trích:”Những trách nhiệm này gồm cả những long term forward planning (kế hoạch lâu dài như 40 năm nữa dân Úc già đi thì những người trẻ còn lại đóng thuế đủ nuôi hay không ?? Nếu không thì phải giảm thuế cho người dân từ 1987 bỏ vào quỷ hưu bổng cá nhân (năm 1987, Bộ Xã hội ước tính những người già sinh ngay 9 hay 10 tháng sau khi đệ nhị thế chiến 1945 chấm dứt (tại sao ngay sau khi chiến thắng đệ nhị thế chiến thì có bùng nổ trẻ sơ sinh họ không giải thích rỏ, nhưng tôi vẫn đoán được..he !! he!!). 65 tuổi + 1945 = 2010 trúng phóc.

Từ 1987, CP đóng góp từ 1% lương vào quỹ hưu bổng cá nhân, bây giờ là 14%, đó là “long term forward planning”, rồi chuyện đường cao tốc city link ở Melbouren, họ dự đoán nạn kẹt xe vì dân số nên bỏ 10 tỉ năm 1990 làm hệ thống này và khai trương 1994, BĐS ở Melbourne đều tăng giá sau đó vì người dân có thể giãn ra ngoại ô và thay vì 2 tiếng thì chỉ còn 30 phút, không cần đầu hẹp như bao quy đầu của Đinh la Thăng giải quyết kẹt xe cục bộ.

Đó là khôn ngoan của CP với tầm nhìn sâu rộng.” hết trích.

Những CP giỏi là phải có tầm nhìn 50 hay 100 năm trước mắt để tránh “hậu hoạn” trong 10 năm tới, như thí dụ ở trên.
Một CP siêu giỏi thì không bao giờ để “khủng hoảng” (crisises) xẩy ra, mà có nếu xảy ra (như Bắc Triều Tiên đột ngôn thả một trái bom nguyên tử vào Seoul, ngay cả trường hợp “bất thình lình” này thì một CP giỏi, CIA giỏi thì có thể “nhìn (bằng CIA)” thấy trước đó 5 năm như hiện nay Mỹ đang “nhìn” thấy Iran sẽ có bom nguyên tử vào tháng 5.2012).
Khi khủng hoảng xẩy ra thì họ quyết định nhanh như tia chớp, chính xác trong quyết định xử lý (như quyết định của Nato giúp cách mạng Lybia, nếu không quyết định rốt ráo đánh Khadaffy thì Khadaffy đã dùng vũ khí hóa học để tiêu diệt quân cách mạng, điều này làm cho chiến thắng càng khó khăn hơn vì tâm lý sợ sệt vũ khí hóa học sẽ thấm vào đầu dân Lybia làm họ chùn bước, VN rất giỏi cách đàn áp người dân để tiêu diệt mầm mống cho sự cố chính trị, nhưng kinh tế là hoàn toàn bất tài, bất lực) chứ không chần chừ để đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng nọ, đến nảy sinh cả trăm, thậm chí cả ngàn hệ lụy.

NHỮNG KHŨNG HOẢNG VÀ XỬ LÝ TỒI HAY KHÔNG XỬ LÝ VÀ HÀNG NGÀN HỆ LUY TỪ NHỮNG KHỦNG HOẢNG NÀY VÀ TRONG ĐÓ VÀI TRĂM HỆ LỤY LẠI ĐƯỢC NÂNG CẤP THÀNH NHỮNG KHỦNG HOẢNG MỚI

Bấm vào đây để đọc những bài cơ bản mà tôi tóm lược sau đây:

1. Bắt đầu của những khủng hoảng này (tôi theo dõi từ tháng 04.2009) là nợ công, đầu tư công, nhập siêu, DNNN (tập đoàn, TCTY)

CXN*- Bầu cử Quốc Hội xong là lại tăng giá xăng dầu (xem trong phần comments là những bài củ của tôi, nếu xem không được thì comment vào trang này)
Từ những vấn đề có nguy cơ đưa đến khủng hoảng này (3 năm rồi), nếu một CP giỏi sẽ nắm bắt và xử lý thì chúng ta không có khủng hoảng như bài báo dưới đây khi TGĐ NH phải trốn nợ như thế này.

Vì tham nhũng của DNNN, mượn usd của phố Wall của DNNN như Vinashin làm dự trử usd từ 28 tỉ usd còn dưới 10 tỉ. Thêm vào đó đầu tư công biến nền kinh tế này nhập siêu tới mức độ 12 tỉ.usd/năm.
Thay vì làm theo lời khuyên và cảnh báo của tôi, dẹp tham nhũng, thu hút đầu tư quốc tế FDI để xuất khẩu nhiều hơn thì Vn lại mượn thêm nợ để trả nợ…Nợ usd chồng chất mà dự trữ không còn nên phải phá giá vnd để thu mua được usd trả nợ.

Khi phá giá thì tiền xăng tăng, điện, thức ăn gia súc, phân bón thì hệ lụy là thịt, cá, gạo, nước mắm, đường, bột ngọt điều tăng. Từ đây tạo lạm phát 20, 22%/năm và gây bất an trong lòng dân. Từ hệ lụy này, nâng cấp thành khủng hoãng lạm phát.

2. Từ khủng hoãng lạm phát này thì nghị quyết 11 siết chặt tín dụng để đối phó. Từ khủng hoảng tín dụng đem đến hệ lụy TTCK, BĐS đóng băng, từ BĐS đóng băng đem đến điện máy ế, 240.000 trong 600.000 doanh nghiệp phá sản, người dân thất nghiệp hàng triệu người. Sản xuất đình đốn. Những hệ lụy này nâng cấp thành khủng hoảng.

Vì doanh nghiệp làm ăn lỗ lã, những tham nhũng của ngân hàng lộ diện, nợ xấu ngân hàng rõ dần vì tham nhũng tàn phá DNNN. NH có nguy cơ phá sản hệ thống hành chánh. Hệ lụy ngân hàng thành khủng hoảng.

Hội nghị 3 tháng 9 của UVTW đảng đưa ra nghị quyết tái cơ cấu DNNN, ngân hàng và đầu tư công. Từ đây sinh ra thêm nhiều hệ lụy và những biện pháp đối phó như gà mắc tóc rồi nâng cấp thành những khủng hoảng khác

3. Những biện pháp đối phó bất tài để từ hệ lụy chuyển thành khủng hoảng:

a/ Thay vì phá sản Vinashin thì đẩy nợ vòng vòng cho Vinalines và Petrol VN, từ đó dính luôn EVN, TKV thành cả một cục tập đoàn chúa chổm, thành khủng hoảng DNNN

b/ Thay vì phá sản vài NH thì lại bơm tiền cứu qua tái cấp vốn. Những NH tham nhũng, cho vay với lại quả rồi suy thoái khong khách hàng nào trả tiền hết giấy tờ có giá để thế chấp quay qua vay liên ngân hàng, bây giờ phải trốn nợ. Những NH khỏe mạnh cho vay liên ngân hàng bây giờ rút tiền không được thì bị thanh khoản luôn, thành khủng hoảng thanh khoản NH

c/ Để giảm lãi suất, thay vì kiềm chế lạm phát thì Thống Đốc NV Bình siết quy chế trần lãi suất 14%, lãi suất thực âm. Người dân rút tiết kiệm hằng ngàn tỉ vnd mỗi ngày. Hệ thống NH mất thanh khoản nặng. Từ đối phó để hạ lải suất (từ 22 ~ 25% còn 17–19%) thất bại hoàn toàn, bây giờ doanh nghiệp xin mượn 25% cũng không có thanh khoản. Khủng hoảng thanh khoản.

d/ Để hạ lạm phát, phải phù phép CPI, khi biết được thì người dân càng đẩy tăng giá mạnh lên, thành khủng hoảng lạm phát.
e/ Để cổ phần hóa DNNN, bắt công khai nợ của DNNN, lòi ra là 1 triệu tỉ nợ với 9 DNNN chứa có số liệu (chậm đưa số liệu vì nợ quá cao, sợ công chúng biết). Lòi ra số nợ chính thức công nhận là 50 tỉ usd (50% GDP). Số nợ thực theo tôi phỏng đoán là từ 75 đến 100 tỉ usd. Hệ lụy DNNN thành khũng hoảng nợ DNNN
f/ Người dân không còn tin vào nhóm cai trị & đô hộ nữa vì lòng tin bị mất hoàn toàn, hệ lụy lòng tin trở thành khủng hoãng lòng tin.

g/ Bây giờ nhóm cai trị định tạo gói kích cầu để giải cứu BĐS và TTCK. Sẽ trở thành khủng hoảng ví bây giờ, lãi suất xuống còn 7% cũng không ai dám vay tiền mua BĐS hay TTCK vì họ thấy viễn ảnh 7 năm suy thoái là có thực. Người dân như 1 con chim bị trúng tên. Hệ lụy lòng tin thành khủng hoảng niềm tin, không còn ai dám vay để kinh tế phục hồi nữa.
 
h/ Từ chuyện phải kiên định với nghị quyết 11 thì CP này bảo vệ cánh hẩu bằng cách thả lõng tín dụng, gạt 4 nhóm ra khỏi vay phi sản xuất. Điều này lạm phát tăng cao và sâu hơn với thời gian. Từ hệ lụy lạm phát trở thành khủng hoảng lạm phát.

MỘT CHÍNH PHŨ TÀI GIỎI SẼ ỨNG XỬ NHƯ THẾ NÀO ???

1. Điều tiên quyết là CP phải trung thực với dân.

2. Nếu một CP tài giỏi thì từ 3 năm trước đã nghe lời tôi và giải thể DNNN, phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu để kiềm hãm nhập siêu. Giảm đầu tư công chứ không xây cảng biển và phi trường tràn lan nghe lới Lý Quang Diệu, sai lầm hoàn toàn.

3. Chính phũ phải minh bạch (Good Governance)

4. Decentralization of Decision making. Phải có một vị Thủ Tướng tài ba, nắm tổng thể của nền kinh tế này và vị TT này phải đưa những quyết định nhỏ cho những Thống Đốc, BT Tài chính, Công thương làm những quyết định theo tổng thể.

Rất tiếc TT quá bất tài và những Bộ Trưởng rất nghèo kinh nghiệm (chuyện gì cũng phải xin ý kiến chỉ đạo của TT Y tá) (17 BT mới chưa từng nắm BT).

KẾT LUẬN

Nhũng ai có trách nhiệm thì nên cùng nhau hợp sức giải thể nhóm cai trị và đô hộ này vì chúng chỉ là một nhóm bảo vệ cánh hẫu và tàn phá nền kinh tế này với tốc độ vũ bảo.

Hãy có một thể chế CP tạm thời và đưa dân chủ vào, trả người dân quyền tự quyết để chọn một đảng phái tài ba thật sự mà vận hành đất nước

Melbourne
30.11.2011
Châu Xuân Nguyễn
Ngân hàng khát tiền
30/11/2011 1:04

Tắt di động, không check mail, gọi điện đến máy cơ quan thì giả vờ đi vắng… lãnh đạo một vài ngân hàng (NH) nhỏ đang phải chơi trốn tìm khi bị các đồng nghiệp tại NH lớn ráo riết đòi nợ.

Truy tìm con nợ



Thị trường liên NH tuần qua trở nên sôi sục khi một vài NH lao vào cuộc rượt đuổi nợ nần với nhau. Cùng với đó, tin đồn 4 NH cổ phần nhỏ phía nam chây ì trả nợ càng làm tình hình thêm căng thẳng. Nguyên nhân là trước đây, các NH cho nhau vay mượn khá thoải mái. Những khoản vay kỳ hạn ngắn 1 đêm, 1 tuần, 2 tuần thường chỉ dựa vào lòng tin và sự tín nhiệm. Nhưng nay, các NH lớn đồng loạt yêu cầu tất cả các khoản vay phải có tài sản đảm bảo khi thông tin 8 thành viên NH rơi vào nhóm phải xử lý thanh khoản, bị tái cơ cấu, đầu tiên được NHNN công bố. Trong tuần qua, lãnh đạo một NH tại Hà Nội phải “nam tiến” để đòi món nợ ngàn tỉ đồng cho 4 NH có trụ sở tại TP.HCM vay, sau khi liên lạc đủ kiểu không gặp. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, món nợ lớn nhất của một NH có trụ sở tại quận 1 lên tới 400 tỉ đồng; một NH khác ở đường Cống Quỳnh (Q.1) cũng lên tới 394 tỉ đồng, 2 NH còn lại lần lượt là 130 tỉ đồng và 70 tỉ đồng. Cả 4 món vay trên đều đã quá hạn, nhưng các NH này lại cố tình dây dưa, chây ì. “Di động thì tắt máy, gọi đến cơ quan thì nhân viên bảo đi vắng, gửi mail không thấy trả lời. Chắc chắn họ đang trốn vì sợ bị đòi nợ”, vị lãnh đạo trên than thở.

”Ngày xưa còn tin nhau, nhưng giờ lòng tin sụt giảm đáng kể, nên buộc phải có thế chấp mới cho vay” – Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc Vietinbank

PV Thanh Niên đặt câu hỏi, có phải vì hết tiền, khó khăn thanh khoản nên NH phải trốn nợ, một lãnh đạo NH phía nam nói: “Vấn đề này nhạy cảm lắm, bây giờ rất khó nói. Nhưng tình hình đúng là rất khó khăn với chúng tôi vì các NH lớn đã không cho vay tín chấp nữa rồi”.

Lòng tin sụt giảm

Bình luận về việc lãnh đạo một số NH trốn nợ, ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc NH Công thương (Vietinbank), cho rằng hiện nay có một số NH vay không trả được. Bản thân Vietinbank cũng có vài NH đang gặp khó khăn chưa trả được nên xin gia hạn nợ, giãn nợ và NH cũng đã có giải pháp phù hợp để xử lý. Tuy nhiên, ông Thọ cho rằng hiện tượng trên đang lây lan dây chuyền, NH A không trả được cho B, NH B lại không có tiền trả cho C, cứ rượt đuổi nhau gây ra tâm lý lo ngại cho cả hệ thống.

TS Lê Xuân Nghĩa, khi trao đổi với PV Thanh Niên, chỉ nói ngắn gọn: “Lòng tin sụt giảm”. Thông tin tái cơ cấu xuất hiện nhan nhản trên mặt báo khiến người dân lo ngại rút tiền, NH lớn co về sợ rủi ro, các NH vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Ông Lê Đức Thọ bổ sung thêm: “Ngày xưa còn tin nhau, nhưng giờ lòng tin sụt giảm đáng kể, nên buộc phải có thế chấp mới cho vay”. Nhưng rõ ràng cơ hội cuối cùng này cũng rất mong manh, bởi khi vay 1 tháng, 1 năm thế chấp tài sản không sao, chứ nay vay 1 ngày, 1 tuần cũng phải thẩm định, kiểm duyệt khiến các NH khó khăn đang càng khốn khổ thêm. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận các NH này muốn nhận tiền tái cấp vốn từ cấp trên là rất khó. Bởi hiện nay NHNN chỉ cấp vốn cho những khoản vay khó khăn trên thị trường một – nơi NH vay mượn của người dân, doanh nghiệp.

Ngân hàng khát tiền, chây ì trả nợ – 


Ảnh: Ngọc Thắng

Để xử lý các đối tác khó khăn, theo TS Mùi, NHNN cần nhanh chóng có phương án cụ thể đối với các NH này khi đề án tái cơ cấu được Chính phủ phê chuẩn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét